Bầu ăn riềng được không? 5 lợi ích của riềng khi mang thai!

Củ riềng được mệnh danh là “thần dược” cho sức khỏe vì dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, flavonoid, vitamin A, C… nhưng có bầu ăn riềng được không? lại là thắc mắc nhận được sự quan tâm của rất nhiều chị em trong giai đoạn thai kỳ. Để có câu trả lời cho vấn đề này, bạn đọc hãy cùng Canxi PM NextG Cal tìm hiểu ngay dưới đây!

I. Củ riềng là củ gì?

Củ riềng tiếng Anh là Galangal, tên khoa học là Alpinia Galanga, thuộc họ gừng và là cây thân thảo lâu năm.

Một số tên gọi khác của củ riềng là lương khương, riềng thuốc.

Nguồn gốc của củ riềng là từ Ấn Độ, chiều cao của cây khoảng từ 2 – 3,5m.

bầu ăn riềng được không

Củ riềng được mệnh danh là “thần dược” cho sức khỏe vì dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, flavonoid, vitamin A, C…

Theo nghiên cứu, trong 100g củ riềng có chứa các thành phần dinh dưỡng với giá trị như sau:

Theo Đông y, củ riềng tính ấm, có tác dụng tiêu thực, tiêu sưng, trừ hàn, giảm đau, ôn trung.

Chủ trị nôn ói, khó tiêu, đau dạ dày, tiêu chảy, đau bụng do hàn, đau nhức xương khớp…

Theo y học hiện đại, củ riềng có công dụng thải độc, k sát trùng, kháng viêm; kích thích tiêu hóa, giảm tiêu chảy; giảm buồn nôn và nôn ói; ngăn ngừa ung thư; cải thiện hệ miễn dịch…

II. Bầu ăn riềng được không?

Vì dồi dào natri, sắt, flavonoid, chất xơ, vitamin A, C nên củ riềng được xem là “thần dược” cho sức khỏe.

Loại củ này cũng được sử dụng như một gia vị trong nhiều món ăn.

Tuy nhiên, vẫn rất nhiều mẹ bầu đặt câu hỏi: bầu có ăn được riềng không?

bà bầu ăn riềng được không

Bà bầu có ăn được củ riềng không?

Về thắc mắc bầu ăn củ riềng được không, các chuyên gia sức khỏe cho biết, trong thời gian mang thai, các mẹ có thể dùng riềng như một gia vị khi chế biến các món ăn.

Tuy nhiên, các mẹ không nên sử dụng củ riềng với mục đích chữa bệnh.

Vì khi dùng làm thuốc chữa bệnh, củ riềng có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe thai kỳ.

Khi sử dụng riềng trong các món ăn, các mẹ cần lưu ý không nên lạm dụng dùng quá nhiều và liên tục để tránh gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Đọc thêm: Các cách bổ sung canxi cho bà bầu

III. Lợi ích của củ riềng khi mang thai

Như vậy, với câu hỏi bà bầu ăn riềng được không, các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị các mẹ chỉ nên sử dụng loại củ này như một gia vị trong các món ăn, không nên dùng làm thuốc chữa bệnh.

Mẹ bầu ăn củ riềng đúng cách mang lại nhiều lợi ích như:

1. Cải thiện khả năng sinh sản cho mẹ

Thành phần L-Arginine trong củ riềng có công dụng tăng cường lưu thông máu hiệu quả và dễ dàng.

bầu 3 tháng đầu ăn riềng được không

Từ đó, giúp oxy từ tử cung truyền sang buồng trứng thuận lợi hơn, điều này sẽ làm tăng tỷ lệ thụ tinh.

2. Ngăn ngừa tình trạng lão hóa

Rất nhiều mẹ bầu gặp phải các vấn đề về da khi mang thai như da chảy xệ, da khô, da xấu, da mụn…

Sử dụng củ riềng có thể hỗ trợ khắc phục và phòng ngừa các vấn đề này vì loại củ này có chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa da.

Không chỉ giúp da của mẹ bầu khỏe mạnh và sáng mịn, chất chống oxy hóa trong củ riềng còn có thể đẩy lùi các gốc tự do, tăng khả năng đàn hồi cho da trắng sáng hơn.

3. Tăng cường khả năng miễn dịch

Thai phụ ăn củ riềng đúng cách còn giúp tăng khả năng miễn dịch nhờ chứa các hoạt chất có tác dụng tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công cơ thể.

bầu có ăn được riềng không

4. Giảm thiểu hàm lượng Cholesterol xấu

Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai ăn tối thiểu 3g củ riềng/ngày giúp giảm chất béo và nồng độ cholesterol xấu đáng kể so với khi không ăn.

5. Phòng tránh tình trạng ung thư

Nhờ khả năng chống viêm và chống oxy hóa nên thai phụ ăn riềng giúp giảm tác động của các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác gây ảnh hưởng đến DNA.

có bầu ăn riềng được không

Bên cạnh đó, củ riềng còn có khả năng tiêu diệt độc tính gen, điều chỉnh enzyme kết hợp với chất Flavonoid giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư.

IV. 2 món ngon từ củ riềng khi mang thai

Dưới đây là 2 món ăn có sử dụng nguyên liệu là củ riềng tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai kỳ:

1. Trà chanh củ riềng

Trà chanh củ riềng thanh mát, cách thực hiện cũng rất đơn giản như sau:

bầu ăn củ riềng được không

– Nguyên liệu: 1 củ riềng tươi, 1 miếng gừng tươi, 10 hạt hạt tiêu, bột ớt đỏ, 4 cốc nước, 1 muỗng mật ong, 1 quả chanh.

– Thực hiện:

+ Củ riềng và gừng rửa sạch rồi cắt thành từng miếng mỏng.

+ Cho vào nồi cùng với hạt tiêu, ớt đỏ và nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 12 phút.

+ Lọc lấy nước uống, thêm nước cốt chanh và mật ong vào rồi uống khi còn nóng.

2. Súp gà cốt dừa củ riềng

Súp gà cốt dừa củ riềng thơm ngon và giàu dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Các mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

bà bầu có được ăn riềng sả không

– Nguyên liệu: 1 củ riềng, 1 củ sả, 1 cốc nước cốt dừa, 3 bát nước dùng gà, 2kg ức gà không xương, 2 quả ớt đỏ, 1 quả chanh, 2 muỗng nước mắm.

– Thực hiện:

+ Nghiền nhỏ sả và gừng, cho vào nồi cùng với nước cốt dừa, nước dùng gà.

+ Đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút, trong khi đun cần liên tục khuấy đều các nguyên liệu lên để không bị cháy.

+ Tiếp đó cho thịt gà đã thái mỏng vào, nêm nếm gia vị và đun cho tới khi thịt gà chín.

+ Cuối cùng mẹ cho nước cốt chanh vào khuấy đều, thêm rau mùi để tăng hương vị thơm ngon cho món súp.

V. Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn củ riềng

Để đảm bảo an toàn và nhận được tối đa lợi ích từ củ riềng, các mẹ cần lưu ý những vấn đề sau khi dùng loại củ này:

– Chỉ nên dùng riềng như một gia vị trong món ăn, không nên dùng làm thuốc chữa bệnh.

bà bầu có ăn được riềng mẻ không

Mẹ bầu chỉ nên dùng riềng như một gia vị trong món ăn, không nên dùng làm thuốc chữa bệnh

– Nếu muốn sử dụng riềng như một vị thuốc chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. 

– Không nên dùng củ riềng liên tục và thường xuyên với lượng nhiều. Lạm dụng củ riềng có thể gây mất khẩu vị, tiêu chảy, tiểu nhiều, hôn mê…

– Mẹ bầu bị dị ứng với củ riềng không nên sử dụng loại củ này.

– Nếu có dấu hiệu bất thường sau khi ăn củ riềng, cần ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay.

Tóm lại, với câu hỏi bầu ăn riềng được không, các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ bầu chỉ nên dùng củ riềng như là một loại gia vị thêm vào khi nấu ăn.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng không nên dùng thường xuyên hàng ngày để tránh ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thai kỳ!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí