Bầu ăn rau lang được không? Nên ăn thế nào để tốt cho mẹ và bé?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Có rất nhiều thông tin cho rằng, việc ăn rau lang trong giai đoạn thai kỳ sẽ bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa. Điều này khiến rất nhiều người đắn đo không biết bầu ăn rau lang được không. Để trả lời chính xác cho câu hỏi này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

I. Rau lang là rau gì?

Rau lang chính là phần lá và thân của cây khoai lang. Loại rau này có thể chế biến thành nhiều món ăn như luộc, nấu canh, xào…

bầu ăn rau lang được không

Rau lang rất giàu vitamin và khoáng chất

Theo nghiên cứu, hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g rau lang cụ thể như sau: Năng lượng, tổng chất béo, Natri, Kali, Cacbohydrat, Chất xơ, Protein, Vitamin A, Vitamin C, Canxi,…

Các công dụng của rau lang với sức khỏe gồm: giải độc và thanh nhiệt; phòng ngừa đái tháo đường; chống oxy hóa; chống béo phì; ngừa táo bón…

II. Bầu ăn rau lang được không?

Có bầu ăn rau lang được không? Câu trả lời là có các mẹ nhé. Cả Y học hiện đại và Đông y đều khẳng định, mẹ bầu có thể ăn rau khoai lang trong thai kỳ:

– Theo y học hiện đại:

Hàm lượng Vitamin B6 trong rau lang cao giúp giảm tình trạng buồn nôn ở mẹ bầu, kích thích ăn uống ngon miệng hơn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

bà bầu ăn rau lang được không

Có thai ăn rau lang được không?

Bên cạnh đó, rau lang còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, giúp ngăn ngừa huyết áp cao.

– Theo Đông y:

Rau lang vị ngọt nhẹ, tính bình, bổ hư tổn, kiện tỳ vị, ích khí, bổ thận âm, nhuận tràng…

Vì vậy, bà bầu không những được ăn rau lang mà ăn rau lang trong thai kỳ còn rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. 

Tìm hiểu: Bầu ăn su hào được không?

III. Lợi ích của rau khoai lang với mẹ bầu

Mẹ bầu ăn rau lang trong thai kỳ mang lại những tác dụng và lợi ích như:

1. Thanh nhiệt giải độc khi mang thai

Nhiều thông tin cho rằng, ăn rau lang dễ gây lạnh bụng và rối loạn tiêu hóa nên nhiều mẹ bầu thắc mắc mẹ bầu ăn rau khoai lang được không.

bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thông tin ăn rau lang gây lạnh bụng và rối loạn tiêu hóa là chưa chính xác.

Ngược lại nhờ đặc tính mát của rau lang nên khi ăn loại rau này cơ thể mẹ bầu còn được thanh nhiệt, giải độc rất tốt.

2. Hỗ trợ giảm nghén cho mẹ bầu

Lượng vitamin B6 cao trong rau khoai giúp ích rất nhiều cho các mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén, nôn và buồn ở những tháng đầu thai kỳ.

Thêm rau lang vào các bữa ăn hàng ngày giúp mẹ bầu giảm cảm giác buồn nôn và ăn ngon miệng hơn.

3. Lợi sữa cho mẹ sau khi sinh

Ăn rau lang giúp kích thích sữa về nhiều nên các mẹ bầu và sau sinh tuyệt đối đừng bỏ qua nhé.

có bầu ăn rau lang được không

Theo các chuyên gia, việc ăn rau lang với lượng vừa đủ có thể giúp mẹ không còn phải lo tình trạng thiếu sữa cho con.

4. Chống táo bón cho mẹ

Táo bón thai kỳ xảy ra do thay đổi nội tiết tố làm giảm nhu động ruột.

Cùng với đó là việc bổ sung canxi và sắt cũng khiến mẹ bầu dễ bị táo bón thường xuyên hơn.

Rau lang với hàm lượng chất xơ cao nên khi mẹ bầu ăn giúp chống táo hiệu quả, đặc biệt là ở mẹ bầu bị táo bón nặng ở những tháng cuối thai kỳ. 

5. Tốt cho phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Ăn rau lang hỗ trợ ổn định đường huyết cho thai phụ, từ đó phòng ngừa tăng đường huyết và tiểu đường thai kỳ.

bầu ăn rau khoai lang được không

Có thể thấy việc, ngăn ngừa được tình trạng mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ được xem là yếu tố rất quan trọng, giúp các mẹ có thể yên tâm hơn về sức khỏe của bản thân.

IV. Tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều rau khoai lang

Rau lang được xem an toàn và bổ dưỡng khi các mẹ ăn đúng cách và với lượng vừa phải. Tác dụng phụ chỉ xảy ra khi mẹ bầu ăn quá nhiều và không đúng cách, một số tác dụng phụ có thể xảy ra gồm:

– Hạ huyết áp, chóng mặt, mệt mỏi:

Nguyên nhân là do ăn rau lang lúc đói – thời điểm này đường huyết đang thấp. Vì vậy để hạn chế tác dụng phụ này các mẹ không nên ăn rau lang lúc đói.

mẹ bầu ăn rau lang được không

Ăn quá nhiều rau khoai lang có thể gây sỏi thận vì rau có hàm lượng oxalic cao

– Táo bón hoặc ngộ độc:

Ăn rau lang sống sẽ gây táo bón hoặc ngộ độc. Do đó, mẹ bầu nên ăn loại rau này khi đã luộc chín kỹ. 

– Sỏi thận:

Ăn quá nhiều rau khoai lang có thể gây sỏi thận vì loại rau này có hàm lượng oxalic cao.

V. Cách ăn rau lang tốt cho mẹ bầu

Bên cạnh việc thắc mắc bầu ăn rau lang được không, để có thể ăn loại rau này 1 cách chuẩn xác và an toàn, dưới đây Canxi PM NextG Cal xin hướng dẫn mẹ bầu ăn rau đúng và tốt cho sức khỏe:

– Ăn với lượng vừa phải:

Rau lang giàu dinh dưỡng tốt cho thai kỳ nhưng mẹ chỉ nên ăn với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều gây nên các tác dụng không mong muốn.

– Ăn rau lang đan xen với các loại rau khác:

Các mẹ nên ăn rau lang kết hợp đa dạng với các loại rau khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

bầu ăn rau lang

Mẹ bầu chỉ nên ăn rau khoai lang với lượng vừa phải

– Không nên ăn rau lang khi đói:

Mẹ bầu ăn rau lang khi bụng quá đói có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết, có hại cho sức khỏe.

– Nên ăn rau lang chín:

Ăn rau lang chín có công dụng kích thích tiêu hóa, giảm hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, phòng ngừa táo bón và nhuận tràng. 

– Không nên ăn rau lang sống:

Vì ăn rau lang sống có thể gây ngộ độc hoặc táo bón. 

– Bỏ nước luộc rau lần một:

Khi luộc rau lang, các mẹ nên bỏ đi nước lần một để loại bỏ vị chát và hăng, sau đó lấy nước thứ hai để dùng.

VII. Gợi ý một số món ăn từ rau lang cho mẹ bầu

Mẹ bầu có thể chế biến rau lang theo hình thức luộc, xào hay nấu canh tùy theo khẩu vị và sở thích:

1. Rau lang luộc

 Cách chế biến rau lang đơn giản nhất là luộc. Khi ăn chấm cùng nước mắm hoặc chấm chao ăn cùng cơm. 

bầu 3 tháng ăn rau lang được không

– Chuẩn bị: 1 bó rau lang.

– Cách thực hiện:

+ Rau lang nhặt bỏ lá vàng úa rồi đem rửa sạch. Cho vào luộc chín cùng nước.

+ Vớt ra đĩa, khi ăn kèm với nước mắm hoặc chấm chao đều rất ngon.

2. Canh rau lang nấu tôm

Canh rau lang nấu tôm có vị thanh mát, đồng thời rất dễ nấu và không tốn nhiều thời gian:

bà bầu ăn rau khoai lang được không

– Chuẩn bị: 1 bó rau lang, 200g tôm, gia vị.

– Sơ chế nguyên liệu:

+ Tôm bóc nõn, rút chỉ đen trên thân tôm rồi đem rửa sạch để ráo sau đó dùng cối giã thô. R

+ Rau lang nhặt lấy cọng non rồi rửa sạch để ráo. 

– Cách nấu:

+ Đun nóng chảo với dầu, cho hành vào phi thơm.

+ Tiếp tục cho tôm vào xào chín và nêm nếm gia vị.

+ Đổ nước vào tôm và đun sôi sau đó cho rau lang vào nấu cùng.

+ Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

3. Rau lang xào tỏi

Rau khoai lang xào tỏi thơm ngon, khi ăn có vị bùi bùi ngầy ngậy được rất nhiều mẹ yêu thích. Cách thực hiện như sau:

có thai ăn rau lang được không

+ Nguyên liệu:

1 bó rau khoai lang, tỏi, bột nêm, xì dầu, nước mắm.

– Cách thực hiện:

+ Rau khoai lang nhặt lấy phần ngọn non rồi rửa sạch.

+ Trần qua rau lang với nước sôi cho rau chín tái rồi vớt ra cho ráo nước.

+ Đặt chảo lên bếp để đun nóng dầu ăn, phi thơm 1 thìa tỏi băm sau đó cho rau lang vào xào cùng.

+ Nêm nêm gia vị theo khẩu vị và xào cho tới khi rau chín.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn rau lang được không đồng thời biết chế biến và ăn rau lang đúng và tốt cho sức khỏe của hai mẹ con. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết