Bầu ăn quẩy được không? Ảnh hưởng thế nào tới thai nhi?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Quẩy là món ăn được nhiều người Việt yêu thích vì thơm ngon nhưng bà bầu ăn quẩy được không? Để nhận được lời giải đáp chính xác nhất từ các chuyên gia, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây!

I. Quẩy là món ăn gì?

Quẩy được làm từ bột mì, pha thêm bột nở, sau đó được đem rán và có hình dáng một cặp gồm thanh bánh dài.

Quẩy được làm làm từ bột mì, pha thêm bột nở

Quẩy thường được người Việt kết hợp ăn cùng với phở hoặc cháo, khi ăn có vị giòn và bùi.

Các thành phần dinh dưỡng trong quẩy gồm calo, chất đạm, chất béo, carbohydrate, chất bột đường.

II. Bầu ăn quẩy được không?

Bánh quẩy có hương vị thơm ngon, giòn bùi nên được rất nhiều người yêu thích.

Thực phẩm này cũng chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết và tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu ăn quẩy được không? 

Về thắc mắc này, các chuyên gia cho biết, bánh quẩy mua sẵn ở cửa hàng, sở hữu hương vị thơm ngon nhưng không phải là lựa chọn tốt cho sức khỏe của các mẹ bầu.

Bà bầu không nên ăn bánh quẩy mua ở cửa hàng

Thai phụ thường xuyên ăn quẩy sẽ khiến lượng chất béo xấu tích tụ rất dễ tăng cân quá mức, mỡ máu thai kỳ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và trao đổi chất.

Bánh quẩy sở hữu lượng phèn chua nhất định, nếu ăn liên tục 3-4 chiếc quẩy sẽ làm cho cơ thể hấp thụ khoảng 3g phèn chua.

Phèn chua hàm chứa nhôm, nếu hấp thụ một lượng nhôm lớn thì não bộ của mẹ bầu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ sinh trẻ bị thiểu năng trí tuệ.

Tuy nhiên, nếu quá thèm quẩy, các mẹ có thể tự làm tại nhà.

Bánh quẩy có thể sẽ không ngon, giòn và thơm bằng ngoài quán nhưng độ an toàn thì chắc chắn sẽ đảm bảo.

Khi tự làm bánh quẩy, các mẹ cần lưu ý:

– Khi trộn bột làm bánh quẩy, các mẹ không nên cho phèn chua hay bất kỳ chất phụ gia nào. 

– Sử dụng dầu mới để chiên bánh với lượng vừa phải. Không dùng quá nhiều dầu và dùng dầu đã chiên đi chiên lại nhiều lần.

– Tuy bánh quẩy tự làm an toàn nhưng các mẹ cũng chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần, mỗi lần ăn từ 1-2 cái.

Để hiểu rõ hơn về tác hại của mẹ bầu khi ăn quẩy, các mẹ hãy cùng đến phần II của bài viết.

III. Tác hại khi mẹ bầu ăn quẩy

Bà bầu ăn quá nhiều quẩy trong thai kỳ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có thể kể tới như:

1. Gây nguy cơ tăng cân

Bánh quẩy được chiên giòn ở nhiệt độ cao và ngập dầu.

Do đó, chỉ cần ăn một chiếc bánh quẩy, cơ thể sẽ được cung cấp khoảng 92 calo.

Lượng calo này đủ gây tăng cân ngay lập tức nhưng nếu ăn quá thường xuyên và nhiều, mẹ bầu có phải đối mặt với nguy cơ tăng cân quá mức và mất kiểm soát cân nặng.

2. Làm hại cho gan thận

Để bánh quẩy có độ giòn xốp, người làm bánh thường cho thêm các thành phần như soda, phèn chua và bột mì. 

Phèn chua là một loại muối nhôm – tác nhân gây hại cho gan và thận.

Nếu mẹ bầu ăn quẩy thường xuyên sẽ gây tích tụ nhôm trong cơ thể, làm suy giảm sức khỏe cũng như chức năng của gan và thận.

Nặng hơn có thể dẫn đến ngộ độc, ung thư.

3. Ảnh hưởng xấu tới thai nhi

Thai nhi trong bụng mẹ cũng sẽ hấp thụ nhôm từ quẩy, khi mẹ bầu ăn vào có thể khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng.

Vì vậy, trẻ sinh ra có nguy cơ hoạt động chậm chạp, chậm phát triển, trí nhớ kém, gặp các vấn đề về não bộ và trí tuệ.

4. Không tốt cho làn da mẹ bầu

Bánh quẩy có lượng dầu mỡ cao nên mẹ bầu ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong, da tăng tiết dầu nhờn.

Hậu quả là gây mọc mụn trên da.

5. Gây ra táo bón nếu ăn nhiều

Do lượng dầu mỡ cao nên thai phụ tiêu thụ quá nhiều quẩy còn gây khó tiêu, làm chậm quá trình tiêu hóa dẫn đến táo bón.

Vì vậy, bên cạnh quẩy, các mẹ cũng nên hạn chế sử dụng đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.

6. Giảm giá trị dinh dưỡng

Vì được chiên giòn và làm chín ở nhiệt độ cao nên các dưỡng chất trong những nguyên liệu bánh quẩy như vitamin E, B1 và A gần như bị phá hỏng hết. 

Trong khi đó, kết cấu phân tử mỡ bị biến đổi theo hướng xấu.

Vì vậy mà giá trị dinh dưỡng của bánh quẩy chỉ còn bằng 1/3 trước khi rán.

7. Làm tích tụ độc tố khi mang thai

Dầu dùng để chiên bánh quẩy có thể được tái sử dụng nhiều lần.

Điều này gây ra rất nhiều chất độc hại nên khi ăn sẽ tích tụ độc tố trong cơ thể. Số lượng dầu chiên đi chiên lại càng nhiều lần thì chất độc hại càng lớn.

Khi dầu ăn bị đun nóng, các khoáng chất và vitamin A, E có trong dầu bị phá hủy thành các chất độc hại như fatty acid oxide, aldehyde.

Các chất này khi đi vào cơ thể sẽ làm phá hủy men tiêu hóa gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như: Tăng huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, khó tiêu.

8. Tăng lượng chất béo chuyển hóa trong cơ thể

Chất béo chuyển hóa trong quẩy được hình thành khi dầu được đun nóng và tăng lên theo nhiệt độ của dầu. 

Loại chất này rất khó tiêu hóa khi đi vào cơ thể gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khoẻ.

Nghiêm trọng hơn, có thẻ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, ung thư…

9. Tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2

Theo các chuyên gia sức khỏe, người hay ăn đồ chiên rán (trong đó có bánh quẩy) có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2.

Bởi vì, quẩy và các món ăn được chiên rán ngập dầu ở nhiệt độ cao sẽ đẩy nhanh sự hình thành các hợp chất gây biến đổi gen.

Từ đó, làm xuất hiện tình trạng kháng insulin dẫn đẩy tiểu đường.

Tìm hiểu thêm về: Tiểu đường thai kỳ của mẹ bầu

IV. Mẹ bầu nên bổ sung gì khi mang thai?

Việc bổ sung đủ dinh dưỡng, nhất là vitamin và chất khoáng khi mang thai đặc biệt quan trọng vì dưỡng chất không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ, mà còn giúp thai nhi ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh thường gặp. 

Các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ bầu khi mang thai nên chú ý bổ sung đầy đủ các vitamin và chất khoáng dưới đây:

1. Axit folic

Nhu cầu axit folic của phụ nữ mang thai là 400mcg/ngày.

Các mẹ nên bổ sung axit folic 1 tháng trước khi dự định mang thai và trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

2. Sắt

Nhu cầu sắt của mẹ bầu trong thời gian mang thai là 30 – 60 mg/ngày, gấp đôi nhu cầu sắt của người không mang thai.

Bà bầu nên ăn thực phẩm giàu vitamin C cùng với thực phẩm giàu sắt để cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ, đậu phụ, rau chân vịt, trái cây sấy khô, thịt gia cầm, cá; các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều và đậu phộng.

3. DHA

DHA đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não và thị giác của thai nhi.

Theo đó, bà bầu cần cung cấp 200-300mg DHA mỗi ngày.

4. Vitamin A

Lượng vitamin A được khuyến nghị khi mang thai 2.664 IU/ngày.

Nguồn cung cấp vitamin A chủ yếu có trong các loại rau như: Cà rốt, đu đủ, bí đỏ, gan, dầu cá và các sản phẩm từ sữa: sữa chua, phô mai. 

5. Iốt

Nhu cầu iốt được khuyến nghị ở phụ nữ mang thai là 220 mcg/ngày.

Tuyệt đối không bổ sung quá liều vì sẽ gây buồn nôn, đau bụng, sổ mũi, nhức đầu và tiêu chảy.

6. Canxi

Nhu cầu canxi hàng ngày của mẹ bầu cao hơn nhiều so với bình thường, dao động từ khoảng 1000 -1500mg/ngày, tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ.

Trong khi đó, chế độ ăn thông thường chỉ cung cấp được khoảng 500- 600mg canxi/ngày.

Do đó, bên cạnh chế độ ăn uống, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng dòng sản phẩm thuốc canxi hữu cơ Úc NextG Cal để đảm bảo lượng canxi cần thiết cho hai mẹ con.

Tóm lại, bà bầu ăn quẩy được không, mẹ bầu không nên ăn quẩy mua ở ngoài hàng quán.

Vì ăn quá nhiều quẩy trong thai kỳ có thể gây tăng cân, hại cho gan thận, không tốt cho da, táo bón, tích tụ độc tốt, thậm chí còn ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Nếu quá thèm ăn bánh quẩy, các mẹ có thể tự làm tại nhà, khi làm không nên cho hàn the hoặc bất kỳ chất phụ gia nào khác.

Đồng thời chỉ nên ăn với lượng ít, khoảng 1-2 cái/lần với tần suất 1-2 lần/tuần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc bà bầu có ăn quẩy được hay không hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm viên uống canxi NextG Cal, các mẹ hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được tư vấn trực tiếp.

Đọc thêm:

Canxi NextG Cal giá bao nhiêu?

Bầu ăn tỏi được không?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn xà lách được không? Nên ăn sống hay chín?

Bà bầu ăn xà lách được không? Rau xà lách chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết và có…

Chi tiết

Bầu ăn quýt được không? Có tốt cho mẹ và bé hay không?

Bà bầu ăn quýt được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều mẹ đang trong…

Chi tiết

Bầu ăn rong nho được không? 8 công dụng của rong nho khi mang thai

Bà bầu ăn rong nho được không – phụ nữ đang mang thai hoàn toàn có thể ăn rong nho…

Chi tiết

Bầu ăn bò khô được không? Cần lưu ý những gì?

Phụ nữ mang thai thường tự hỏi có bầu ăn bò khô được không, liệu có thể thưởng thức hương…

Chi tiết