Bầu ăn nhộng được không? Nên ăn nhộng ong hay nhộng tằm?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bầu ăn nhộng được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, vì có rất nhiều thông tin việc ăn nhộng ong hay nhộng tằm khi mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe của mẹ và bé. Để có được thông tin chính xác nhất cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau của canxi NextG Cal.

I. Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của nhộng

Nhộng là loại côn trùng được sử dụng làm thực phẩm tại Việt Nam.

Loại nhộng được dùng nhiều nhất để chế biến món ăn là nhộng tằm và nhộng ong. Cụ thể:

1. Nhộng tằm

Vòng đời của con tằm gồm 4 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn 1 (trứng); giai đoạn 2 (tằm); giai đoạn 3 (kén), giai đoạn 4 (nhộng) và giai đoạn 5 (ngài).

Kết thúc quá trình hình thành kén, tằm sẽ lột xác trong kén và phát triển thành nhộng. Giai đoạn nhộng là thời điểm bất động trong vòng đời con tằm. 

bà bầu ăn nhộng tằm được không

Nhộng tằm giàu dinh dưỡng nên được sử dụng làm thực phẩm.

Các dưỡng chất có trong nhộng tằm gồm: Chất đạm, Lipid, Canxi, Phốt pho, các axit amin thiết yếu, Vitamin A, B1, B2, PP, C…

Trong Y học cổ truyền, nhộng tằm có tên là Tàm dũng.

Nhộng tằm có vị mặn, ngọt, béo, không độc và tính bình, rất bổ dưỡng, nhuận tràng.

Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, các dưỡng chất trong nhộng tằm giúp: Phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em; có lợi cho người mắc bệnh thận;…

2. Nhộng ong

Nhộng ong hay ấu trùng ong có giá trị dinh dưỡng cao, không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe, nhộng ong còn có tác dụng trị bệnh.

Nhộng ong không chỉ giàu năng lượng, giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B (B2, B3 – Niacin, B1, B6, B12); vitamin E, K; khoáng chất và các nguyên tố vi lượng thiết yếu như đồng, sắt, mangan, muối khoáng…

Theo các tài liệu Đông y, nhộng ong vị hơi ngọt, lạnh và không độc; công dụng ích khí, sát khuẩn, chống lão suy, chống tổn thương suy yếu nội tạng, giúp da dẻ mịn màng…

bầu có ăn được nhộng ong không

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhộng ong mang lại hiệu quả rõ rệt với bệnh già trước tuổi, suy dương, tóc bạc sớm, tóc khô, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực và khả năng sinh sản; hỗ trợ chữa các chứng liệt dương ở nam giới.

Đặc biệt, nhộng ong thực sự hữu ích với những bệnh nhân bị mất ngủ, hay quên, suy nhược thần kinh, vô sinh ở nữ giới, người gầy yếu, trẻ nhỏ bị biếng ăn, còi xương hoặc chậm phát triển thể chất.

Mặc dù nhộng tằm và nhộng ong vô cùng bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn, nhất là nhộng ong.

Vì thực tế, đã có nhiều trường hợp bị dị ứng sau khi ăn nhộng, có thể đe dọa tính mạng.

Đây chính là lý do nhiều mẹ bầu muốn biết bà bầu có thể ăn nhộng hay nhộng tằm được không.

II. Bầu ăn nhộng được không?

Nếu các mẹ đang thắc mắc bà bầu có được ăn nhộng không, thì câu trả lời là tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người mẹ nhé.

Nếu trước khi mang thai, mẹ đã thường ăn nhộng và không bị dị ứng thì mẹ có thể sử dụng thực phẩm này khi mang thai nhưng các mẹ lưu ý chỉ ăn với lượng vừa phải.

Còn với các mẹ có tiền sử dị ứng nhộng thì cần tránh xa thực phẩm này.

Với các mẹ trước đó chưa từng ăn nhộng thì tốt nhất không nên ăn trong thời gian mang thai để tránh nguy cơ dị ứng, đặc biệt là các mẹ có cơ địa dễ bị dị ứng.

bầu có được ăn nhộng khôngBầu có được ăn nhộng ong, nhộng tằm không?

Đọc thêm: Bầu ăn bim bim được không

III. Một số nguy cơ khi mẹ bầu ăn nhộng ong, nhộng tằm

Bà bầu ăn nhộng có sao không? Một số mẹ bầu ăn nhộng khi mang thai có thể gặp nguy cơ ngộ độc, dị ứng. Cụ thể:

1. Nguy cơ ngộ độc

Nhộng là thực phẩm rất giàu đạm, do đó để lâu dễ bị ôi hỏng và có thể sinh ra chất độc. Khi ăn phải có thể khiến mẹ bị ngộc độc, thậm chí nguy hiểm.

Ngoài ra, để nhộng được căng và đẹp mắt, một số người bán hàng có thể ngâm nhộng với natri sunfit. Khi vượt quá hàm lượng cho phép, người sử dụng có thể bị ngộ độc.

Chính vì vậy, nếu nghi ngờ nhộng để lâu, bị ôi hỏng, nhộng không rõ nguồn gốc thì các mẹ không nên sử dụng.

2. Nguy cơ bị dị ứng

Một số mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng dị ứng sau khi ăn nhộng.

Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần có trong nhộng.

Tùy vào số lượng nhộng đã ăn và độ mẫn cảm của người, dị ứng nhộng có thể khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng như: Xuất hiện các nốt sẩn hoặc nốt phát ban nổi rõ trên bề mặt da;…

bà bầu có ăn được nhộng tằm không

Thậm chí, một số người bị dị ứng nhộng đến mức bị sốc phản vệ.

Đây là một triệu chứng nguy hiểm vì nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Do đó, nếu sau khi ăn nhộng bị khó thở; mạch nhanh, yếu; tụt huyết áp; mất ý thức; suy hô hấp; ngất xỉu thì cần đưa đi cấp cứu ngay.

Nếu các mẹ đang băn khoăn không biết bà bầu ăn nhộng được không, tốt nhất là các mẹ có tiền sử dị ứng nhộng hoặc cơ địa dễ dị ứng hoặc chưa ăn nhộng bao giờ thì không nên ăn.

IV. Lưu ý khi mẹ bầu đã ăn nhộng

Sau khi ăn nhộng, đặc biệt là các mẹ trước đó chưa từng ăn nhộng hoặc lâu chưa ăn, các mẹ cần theo dõi phản ứng của cơ thể, nếu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng bất thường nào cần thăm khám bác sĩ ngay.

có bầu ăn nhộng được không

Trường hợp sau lỡ ăn nhộng có biểu hiện dị ứng hoặc ngộ độc như đau bụng, buồn nôn, mẩn ngứa hoặc sốc phản vệ, cần đưa mẹ bầu đi cấp cứu ngay, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà.

V. Mẹ bầu bị dị ứng khi ăn uống cần lưu ý gì?

Hầu hết các triệu chứng do dị ứng ăn uống và thực phẩm đều nhẹ, chỉ giới hạn ở da hoặc khó chịu về tiêu hóa.

Nhưng một số trường hợp có thể gây sốc phản vệ, đe dọa tính mạng người bệnh.

Do đó, các mẹ bầu bị dị ứng thực phẩm cần chú ý những vấn đề dưới đây trong chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo an toàn:

– Không tiêu thụ các thực phẩm đã từng bị dị ứng sau khi ăn.

– Cẩn trọng khi sử dụng các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như: Sữa, trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, mè; cá (cá vược, cá bơn, cá tuyết);… 

– Luôn đọc nhãn thực phẩm trước khi sử dụng

– Hạn chế ăn các thực phẩm lạ chưa từng ăn; không ăn thức ăn đun đi đun lại nhiều lần hoặc đã hỏng, thiu, cất trong tủ lạnh lâu ngày.

có bầu ăn nhộng ong được khôngMẹ bầu bị dị ứng thực phẩm không tiêu thụ các thực phẩm đã từng bị dị ứng sau khi ăn.

– Chế biến sạch sẽ; nấu chín kỹ thực phẩm; không ăn đồ tái, sống, chưa nấu chín kỹ.

– Học cách nhận biết và xử lý trong trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng thực phẩm. Thăm khám bác sĩ ngay khi xảy ra các dấu hiệu bất thường. 

Tóm lại, có bầu ăn nhộng được không, câu trả lời là tuỳ theo cơ địa của mỗi người.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc bà bầu có được ăn nhộng không, các mẹ hãy nhanh chóng gọi điện tới Tổng đài (miễn cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn xà lách được không? Nên ăn sống hay chín?

Bà bầu ăn xà lách được không? Rau xà lách chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết và có…

Chi tiết

Bầu ăn quýt được không? Có tốt cho mẹ và bé hay không?

Bà bầu ăn quýt được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều mẹ đang trong…

Chi tiết

Bầu ăn rong nho được không? 8 công dụng của rong nho khi mang thai

Bà bầu ăn rong nho được không – phụ nữ đang mang thai hoàn toàn có thể ăn rong nho…

Chi tiết

Bầu ăn bò khô được không? Cần lưu ý những gì?

Phụ nữ mang thai thường tự hỏi có bầu ăn bò khô được không, liệu có thể thưởng thức hương…

Chi tiết