Bà bầu ăn mực được không là câu hỏi được rất nhiều thai phụ đặt ra. Vì trên thực tế, trong mực có chứa thủy ngân, khiến nhiều mẹ bầu lo lắng khi ăn vào có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi. Để có đáp án chính xác nhất cho câu hỏi này, mẹ bầu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây!
Nội dung:
I. Bầu ăn mực được không?
Mực là thực phẩm giàu protein, magie, canxi, photpho, vitamin C, vitamin E, vitamin nhóm B…
Đây đều là các dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa loãng xương, tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng suy nhược, mệt mỏi,…
Mang bầu ăn mực được không?
Theo các chuyên gia, mẹ bầu có thể ăn mực trong cả thai kỳ mà không cần phải kiêng cữ.
Tuy nhiên khi ăn cần phải chế biến kỹ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và ăn với lượng vừa phải.
Các mẹ không nên ăn quá nhiều mực vì trong loại hải sản này có chứa 1 hàm lượng nhỏ thủy ngân (0.023 ppm), nếu với số lượng nhiều và liên tục có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.
Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần lựa chọn mực tươi, khi mua về cần sơ chế sạch để khử sạch hết mùi tanh, tránh cảm giác bị buồn nôn khi ăn.
II. Giá trị dinh dưỡng của mực với mẹ bầu
Các nghiên cứu dinh dưỡng cho thấy, trong 100g mực có các thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe với giá trị như sau: Đồng; Selen; protein; Vitamin B2; Vitamin B12;…
Với các thành phần dưỡng chất này, bà bầu ăn mực mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
1. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho thai kỳ
Khoáng chất selen trong mực không chỉ tốt cho hệ miễn dịch của bà bầu mà còn có khả năng bảo vệ thai nhi khỏi các độc tố kim loại nặng.
Điều này được đánh giá là rất tốt cho sự phát triển của bé.
2. Cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi
Mực cung cấp nguồn axit béo omega-3, có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy não bộ thai nhi phát triển.
Ngoài ra, thực phẩm này còn cung cấp cho cơ thể mẹ vitamin E, B12, protein và các khoáng chất (đồng, selen, sắt, kẽm) cho thai nhi phát triển toàn diện.
Đặc biệt, mẹ bầu ăn mực còn giúp bổ sung cặp đôi photpho và canxi tốt cho răng, xương và khớp.
Hàm lượng photpho và canxi trong mực lần lượt là khoảng 213mg/100g và 14mg/100g, cung cấp đầy đủ canxi, không chỉ góp phần hình thành nên hệ xương cho thai nhi mà còn ngăn ngừa nguy cơ loãng xương cho mẹ bầu.
Tuy nhiên, vì nhu cầu canxi tăng cao, bên cạnh chế độ ăn uống mẹ bầu vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ kết hợp sử dụng viên uống bổ sung canxi NextG Cal để đảm bảo nhu cầu trong suốt thai kỳ.
3. Chống oxy hóa
Theo các nghiên cứu, ăn mực giúp cơ thể chống oxy hóa và các gốc tự do tốt vì thực phẩm này có chứa thành phần polysacarit.
Vì vậy mẹ bầu ăn mực hợp lý giúp ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là các căn bệnh hiểm nghèo.
4. Giảm thiểu mệt mỏi trong giai đoạn thai kỳ
Magie và vitamin B6 trong mực khi dung nạp vào cơ thể có công dụng làm giảm tình trạng mệt mỏi và tâm trạng căng thẳng ở bà bầu.
Bên cạnh đó, thành phần protein có trong mực còn tham gia vào quá trình hình thành tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh cho thai nhi; tạo ra các mô cơ tốt giảm tình trạng mỏi cơ cho các mẹ.
5. Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Ăn mực khi mang thai còn giúp bổ sung cho cơ thể mẹ bầu khoáng chất quan trọng là sắt, từ đó ngăn ngừa thiếu máu khiến mẹ tránh được các vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra như: Sảy thai, bong nhau thai, tăng huyết áp thai kỳ…
Đọc thêm: Có bầu ăn ốc được không?
III. Một số món ngon từ mực cho chị em mang thai
Các mẹ có thể chế biến mực thành các món hấp, xào, nướng, hoặc chiên giòn để thay đổi khẩu vị, kích thích ăn ngon miệng hơn.
Dưới đây là 1 số món ăn thơm ngon từ mực, vô cùng thích hợp với phụ nữ mang thai:
1. Mực hấp cho mẹ bầu
Món mực hấp với sả và gừng giúp giữ được hương vị của mực, khi hấp cùng sả và gừng có tính nóng nên các mẹ không lo bị lạnh bụng, khó tiêu hay đau bụng.
– Nguyên liệu cần có: Mực 500g, 2 cây sả, 1 củ gừng, lá chanh, chanh, tỏi, nước mắm, bột nêm, tiêu, đường, hành hoa.
– Cách thực hiện:
+ Làm sạch mực, tách riêng đầu và thân mực.
+ Vắt chanh và đập 1 củ gừng vào để bóp mực khử tanh.
+ Đem ướp mực với đường, bột canh, nước mắm trong 20 phút.
+ Gừng thái thành sợi, sả đập dập, hành cắt khúc rồi cho vào bát mực.
+ Cho bát vào nồi hấp trong 10 phút.
– Cách làm nước chấm:
+ Cho gừng, tỏi ớt vào cối giã rồi đổ ra bát.
+ Cho 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường và 2 thìa nước cốt chanh vào trong bát gừng tỏi ớt.
+ Bỏ thêm sả và lá chanh đã thái nhỏ vào bát nước chấm rồi khuấy đều lên.
2. Mực xào
Ngoài ra mẹ, cũng thể tìm hiểu chế biến thêm món mực xào, đây cũng được xem là món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng.
Để chế biến mực xào, bạn nên kết hợp với cần tỏi và hành tây. Cách làm cụ thể như sau:
– Nguyên liệu: 300g mực, 1 củ hành tây, 1 củ tỏi, 50g cần tây, hành lá, dầu ăn, các gia vị (muối, hạt nêm, đường, tiêu xay, bột ngọt).
– Cách sơ chế nguyên liệu:
+ Mực sau khi làm sạch thì cắt thành miếng nhỏ.
+ Hành tây cắt múi cau, hành lá và cần tây cắt thành từng khúc ngắn, tỏi băm nhỏ.
– Cách thực hiện:
+ Ướp mực với hạt nêm, đường, tiêu xay, bột ngọt mỗi thứ 1 thìa cà phê.
+ Cho dầu vào chảo đun nóng rồi cho tỏi vào phi thơm lên.
+ Tiếp đó cho hành tây vào đảo trong khoảng 3 phút.
+ Đổ mực vào đảo nhanh tay cho tới khi thấy mực săn lại.
+ Nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
3. Mực chiên giòn
Để thay đổi khẩu vị, mẹ có thể chế biến mực thành món mực chiên.
Tuy nhiên, mẹ chỉ nên thi thoảng thưởng thức món mực này để tránh gây tăng cân quá mức.
– Nguyên liệu: 1 con mực lá, bột chiên giòn, 1 quả trứng gà, dầu ăn, muối, tiêu xay.
– Cách sơ chế mực:
+ Mực mua về làm sạch, cắt thành từng khoanh vừa ăn.
+ Đem ướp mực với 1/3 thìa cà phê muối, 1 chút tiêu trong 20 phút.
– Cách chiên mực:
+ Đập trứng gà vào bát rồi đánh tan lên.
+ Nhúng từng miếng mực vào trứng sau đó lăn qua 1 lớp bột chiên giòn.
+ Làm nóng nồi chiên không dầu trước ở mức nhiệt 180 độ C khoảng 10 phút.
+ Xếp mực đã tẩm bột vào khay nướng, xịt một lớp dầu ăn mỏng lên rồi đêm nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong khoảng 15 phút.
4. Mực nướng
Mẹ bầu cũng có thể chế biến mực thành món mực nướng sa tế thơm ngon và cực hấp dẫn theo hướng dẫn dưới đây.
– Nguyên liệu: 600g mực, 30g hành tím, 50g tỏi, sa tê, ớt, dầu hào, tương ớt, hạt nêm, muối, rượu trắng.
– Cách sơ chế nguyên liệu:
+ Mực làm sạch, dùng rượu để khử mùi tanh.
+ Dùng dao khía lên thân mực vài đường để giúp mực dễ thấm gia vị.
+ Hành tím, tỏi và ớt đêm cắt nhỏ.
– Cách ướp mực:
+ Cho mực vào bát cùng với tỏi, hành tím, ớt, 2 thìa cà phê sa tế, 1 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa cà phê hạt nêm ướp trong khoảng 15 phút.
+ Mẹ bầu có thể tùy chỉnh giảm bớt lượng sa tê, ớt để tránh bị quá cay.
– Cách nướng mực:
+ Đặt mực vào khay nướng rồi cho vào nồi chiên không dầu.
+ Nướng mực trong 10 phút ở mức nhiệt 180 độ C.
+ Sau đó, lật mặt mực lại và nướng ở 200 độ trong khoảng 5 phút.
IV. Một số câu hỏi khi mẹ bầu ăn mực
Mực giàu dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nhưng không phải vì vậy mà mẹ bầu ăn càng nhiều càng tốt.
Khi ăn mực các mẹ cần chú ý ăn đúng cách để thực phẩm này phát huy tối đa tác dụng.
1. Nên ăn mực 3 tháng đầu hay cuối?
Mẹ bầu có thể ăn mực ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, không cần kiêng cữ.
Một số bà bầu cho rằng nên kiêng mực trong 3 tháng đầu chỉ vì có quan niệm “đen như mực” chứ không phải do gây hại cho sức khỏe thai kỳ.
2. Mẹ bầu ăn mực khô hay mực tươi?
Thực phẩm tươi bao giờ cũng tốt hơn cho sức khỏe, và với mực thì cũng vậy.
Mực tươi giữ được trọn vẹn các dưỡng chất và an toàn hơn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
3. Phụ nữ mang thai nên ăn bao nhiêu mực?
Mực tốt cho sức khỏe là điều chắc chắn nhưng không phải vì thế mà mẹ bầu nên ăn tùy thích và thoải mái.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ bầu không nên ăn quá 150g mực ống mỗi tuần, nên chia mực thành 2-3 bữa, không nên ăn nhiều một lúc.
Ăn mực liên tục và với số lượng nhiều khiến cơ thể không hấp thu được các dưỡng chất, gây táo bón thai kỳ, khiến cơ thể mất cân bằng nước và chất điện giải…
4. Mực có chứa thủy ngân không?
Theo các nghiên cứu, trong mực có 1 hàm lượng thủy ngân rất nhỏ, chỉ 0.023 ppm – một phần triệu.
Do đó, nếu mẹ bầu ăn mực 2-3 lần với số lượng 150g trong 1 tuần thì hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe.
V. Những lưu ý cần thiết khi mẹ bầu ăn mực
+ Khi ăn mực mẹ Cần nấu chín kỹ, không nên ăn mực sống vì nguy cơ bị nhiễm khuẩn là rất cao.
+ Nên hạn chế ăn mực chiên, rán hoặc nướng vì có thể làm giảm đi giá trị dinh dưỡng có trong mực, ngược lại cung cấp cho cơ thể một số chất béo bão hòa không tốt gây tăng cân. Thay vào đó, mẹ nên hấp hoặc xào mực để có thể giữ lại tối đa các dưỡng chất của mực.
+ Khi mua mực, các mẹ cần chọn nơi mua uy tín và tin cậy để mua được mực đảm bảo an toàn vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng.
Mỗi tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 150g mực
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho băn khoăn của rất nhiều mẹ là bà bầu 3 tháng đầu ăn mực được không và có bầu ăn mực được không.
Đối với các mẹ có sức khỏe bình thường, ăn mực hoàn toàn vô hại nếu các mẹ tuân thủ lượng ăn tối đa là 150g mực/tuần.
Riêng với các mẹ bầu có tiền sử dị ứng với mức thì không nên ăn để tránh gây ảnh hưởng tới thai nhi.