Bầu ăn lá giang được không? Ăn thế nào khi mang thai?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bầu ăn lá giang được không là câu hỏi được rất nhiều chị em mang thai quan tâm. Vì đây là loại lá có vị chua, thanh mát, rất phù hợp với chị em đang trong thời kỳ thai nghén, để trả lời cho câu hỏi này, mẹ có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!

I. Thành phần dinh dưỡng của lá giang

Lá giang là loại lá phổ biến ở Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc,… thường được dùng để nấu canh chua và chế biến nhiều món ăn ngon.

Lá giang giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

Không chỉ vậy, lá giang còn được dân gian sử dụng như một vị loại thảo dược vì giàu vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. 

Theo nghiên cứu khoa học, thành phần dinh dưỡng trong 100g lá giang gồm: Nước, Protein, Carotein, Vitamin C, Glucid,…

II. Bầu ăn lá giang được không?

Trả lời cho câu hỏi có bầu ăn lá giang được không, theo khẳng định từ chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có thể ăn lá giang trong suốt thai kỳ.

Khi ăn đúng cách và với lượng hợp lý, lá giang cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Ăn lá giang khi mang thai được không?

Nhiều mẹ khi bước vào thai kỳ thèm ăn đồ chua. Nhưng việc ăn quá nhiều đồ chua có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Do đó, các mẹ nên lựa chọn đa dạng các món ăn có vị chua để tránh nhàm chán hay gây hại cho sức khỏe.

Lúc này, các mẹ đừng bỏ qua lá giang. Ngoài vị chua dễ ăn, lá giang còn giàu dưỡng chất tốt cho cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Đọc thêm: Bầu ăn mắm tôm được không?

III. Công dụng của lá giang khi mang thai

Để hiểu rõ và chi tiết hơn về lý do tại sao mẹ bầu có thể ăn lá giang trong suốt thai kỳ, các mẹ hãy cùng tham khảo các công dụng của loại lá này ngay dưới đây:

1. Hỗ trợ lợi tiểu, giải độc cho mẹ bầu

Lá giang có tác dụng lợi tiểu, giải độc, hỗ trợ cho người bị sỏi tiết niệu hoặc viêm thận mãn tính, đặc biệt giúp cho thai phụ hạn chế được các biến chứng của thai kỳ.

2. Giúp mẹ bầu thanh nhiệt, tiêu viêm

Theo các tài liệu Đông y, lá giang có tính mát, công dụng thanh nhiệt, hỗ trợ sát khuẩn, tiêu viêm.

Mẹ bầu ăn lá giang giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc và giảm cảm giác nghén

Ngoài ra, saponin còn có tính kháng sinh nên giúp bảo vệ cho sức khỏe mẹ và thai nhi trong thai kỳ.

3. Hỗ trợ giảm cảm giác nghén ngẩm

Một số thai phụ bị ốm nghén, chán ăn khi mang thai.

Lá giang lại có vị chua thanh mát dễ ăn, nên có thể kích thích vị giác giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn. 

Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn lá giang còn hữu ích với chứng chướng hơi, chướng bụng, ăn uống không tiêu, đau nhức xương khớp, đau dạ dày… 

IV. Một số món ngon từ lá giang khi có bầu

Sau khi có giải đáp cho thắc mắc cho câu hỏi bầu ăn lá giang được không? Mẹ bầu có thể thâm khảo rất nhiều món ngon từ loại lá này, có thể kể tới như:

1. Canh chua lá giang

Canh chua lá giang là món ăn đặc sản của các tỉnh miền Trung. Không chỉ thanh mát, giải nhiệt,  món ăn này còn rất giàu dinh dưỡng.

– Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: Cá basa, lá giang, đậu bắp, cà chua, giá đỗ, ớt đỏ, tỏi, hành tím, rau ngò, các gia vị: muối, bột ngọt, tiêu, mắm…

– Cách sơ chế nguyên liệu: 

+ Cá basa sau khi làm sạch thì cho vào ngâm với nước muối khoảng 3 – 5 phút.

+ Dùng muối hoặc chanh chà sát đều lên cá rồi rửa lại với  để để loại bỏ hết nhớt.

+ Tiếp tục ngâm cá trong hỗn hợp rượu và gừng giúp khử mùi tanh. Sau đó ướp cá với bột ngọt, muối, tiêu, nước mắm.

+ Lá giang loại bỏ hết lá vàng, úa, héo rồi rửa sạch sau đó bóp nhuyễn.

+ Cà chua rửa sạch rồi cắt múi cau. 

+ Đậu bắp bỏ đầu cắt chéo vừa ăn.

+ Rau thơm, ớt rửa sạch để ráo nước và cắt nhỏ.

– Hướng dẫn cách nấu: 

+ Cho dầu ăn vào nồi đun nóng rồi cho hành tím, tỏi, ớt đã băm nhỏ vào xào thơm lên.

+ Tiếp đó cá vào rán qua cho tới khi 2 mặt cá săn lại.

+ Bắc chảo lên bếp, bật lửa vừa, cho dầu ăn vào chảo để đảo cà chua rồi cho vào nồi cá.

+ Sau đó thêm nước vào nồi  sao cho vừa ngập qua mặt cá là được. Đậy nắp lại và đun sôi.

+ Khi thấy nước sôi bạn tiếp tục cho đậu bắp, lá giang đã bóp nhuyễn vào đảo đều rồi đun sôi trở lại.

+ Khi nước sôi lần nữa, bạn cho giá đỡ vào đợi chín thì cho rau ngò gai đã cắt nhỏ vào là hoàn thành món ăn. 

2. Lẩu gà lá giang

Món lẩu gà lá giang vừa nóng hổi, thanh mát lại thơm ngon và bổ dưỡng sẽ là gợi ý tuyệt vời cho các mẹ bầu đang chán ăn.

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: Thịt gà, lá giang, hành lá, sả, ớt, bún, tỏi băm, rau ăn kèm: rau muống, ngò gai, bắp chuối, gia vị: nước mắm, hạt nêm, muối, hạt tiêu, đường trắng. 

– Cách sơ chế nguyên liệu: 

+ Thịt gà rửa sạch với nước muối để loại bỏ bớt mùi hôi. Sau đó rửa sạch lại bằng nước và chặt thành từng miếng vừa ăn.

+ Lá giang nhặt bỏ lá hỏng và rửa sạch, sau đó vò sơ cho dập bớt để khi nấu lá sẽ dậy vị chua.

+ Rau ngò gai, ớt, sả, tỏi rửa sạch rồi băm nhuyễn.

– Cách nấu nước lẩu:

+ Đặt nồi lên bếp, cho dầu vào và đun nóng lên rồi cho ớt, tỏi và sả đã băm nhuyễn vào phi thơm lên.

+ Tiếp đó đổ thịt gà vào xào cho săn lại rồi đổ 2 lít nước vào đun sôi lên.

+ Khi nước sôi các mẹ nhớ vớt bọt để nước lẩu được trong hơn.

+ Đun khoảng 2-5 phút thì mẹ cho lá giang vào nấu chung cho tới khi nước sôi trở lại

+ Nêm nếm gia vị cho vừa ăn là có thể bắt đầu ăn lẩu gà lá giang rồi.

3. Canh thịt gà lá giang

Thịt gà nấu lá giang là món canh quen thuộc được nhiều người yêu thích với vị chua thanh của lá giang và vị béo béo của thịt gà.

– Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: Thịt gà, lá giang, gia vị: Mắm, muối, bột ngọt, tiêu, rau ngò, hành lá, tỏi.

Cách sơ chế nguyên liệu:

– Thịt gà làm sạch, xát muối phần da rồi rửa sạch lại với nước sau đó chặt thành từng miếng vừa ăn.

– Ướp thịt gà với gia vị trong 30 phút.

– Lá giang rửa sạch, vò qua cho mềm. 

Cách nấu:

– Phi thơm tỏi, cho thịt gà vào xào săn lại. 

– Cho lá giang vào và đảo sơ, rồi thêm lượng nước vừa đủ ăn. 

– Đậy vung nồi đun sôi sau đó đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút.

– Khi thịt chín thì thêm hành lá và rau ngò vào.

4. Canh thịt bò lá giang

Vị chua của lá giang kết hợp với vị ngọt thịt bò, khi mẹ bầu ăn sẽ không bị ngán.

Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: Thịt bò, lá giang, cà chua, gia vị: Mắm, muối, bột ngọt, tiêu, rau ngò, hành lá, tỏi.

Cách sơ chế nguyên liệu: 

– Thịt bò rửa sạch, thái thành từng miếng mỏng vừa ăn rồi đem ướp với chút mắm, tiêu, bột ngọt và dầu ăn.

– Lá giang rửa sạch rồi vò nát. 

Cách nấu:

– Phi thơm hành tỏi rồi cho thịt bò vào xào chín tái rồi đổ riêng ra đĩa. 

– Cho cà chua vào xào sơ rồi đổ thêm nước vào nấu.

– Khi nước sôi thì cho lá giang vào, nếm gia vị vừa ăn. 

– Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi lá giang chuyển thành màu vàng thì bạn cho thịt bò vào.

– Khi nước sôi trở lại thì thêm hành lá và rau ngò vào là có thể thưởng thức. 

V. Một số lưu ý khi bà bầu ăn lá giang

Để đảm an toàn, các bà bầu ăn lá giang cần chú ý một số điều sau:

– Nên ăn lá giang với lượng vừa phải, tránh lạm dụng ăn quá nhiều. 

– Khi nấu lá giang, các mẹ nên sử dụng nồi tráng men hoặc nồi inox không gỉ. 

– Không sử dụng nồi nhôm để nấu lá giang vì có thể gây ngộ độc. Lý do là vì lá giang có đặc tính chua nên sẽ ăn mòn nhôm và tăng nồng độ nhôm khi nấu canh.

– Ăn lá giang khi mang thai nên ưu tiên chọn lá giang tươi non, không nên dùng lá giang vàng úng, dập nát và hỏng.

– Rửa sạch kỹ lá giang, nếu có thời gian nên ngâm trong nước muối 30 phút trước khi nấu.

– Chỉ dùng lá giang có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng và an toàn.

Trong hành trình mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo có thai kỳ khỏe mạnh.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, các mẹ đã biết được đáp án cho câu hỏi bà bầu ăn lá giang được không và khi ăn cần lưu ý những gì để yên tâm bổ sung lá giang vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết