Bầu ăn lá é được không? Lưu ý về ăn uống khi có thai!

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bầu ăn lá é được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người quan tâm, vì loại lá này sở hữu tính nóng, có vị cay. Để có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây của NextG Cal.

I. Lá é là lá gì?

Lá é thuộc họ húng quế, dân gọi là lá húng quế lông, trà tiên, lá hương thảo… Loại lá này được dùng như một loại rau gia vị ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

bầu ăn lá é được không

Hình ảnh lá é

Lá khi ăn sẽ có vị hơi giống mùi sả, the nhẹ và hơi cay như tinh dầu.

Theo Đông y, lá é có công dụng trị đau bụng, chướng bụng, táo bón, nôn mửa, ăn không tiêu, viêm lợi, cúm,cảm, chảy máu chân răng, sốt, viêm bàng quang, đau đầu, tưa lưỡi…

II. Bà bầu ăn lá é được không?

Về thắc mắc bà bầu ăn được lá é không, theo các chuyên gia dinh dưỡng, lá é có vị cay, tính ấm, tác dụng hoạt huyết và tăng cường lưu thông máu.

Do đó, nếu các mẹ ăn quá nhiều lá é và ăn thường xuyên có thể dẫn đến bị động thai.

Để đảm bảo an toàn khi ăn lá é, các mẹ chỉ nên sử dụng như một loại gia vị để tăng hương vị cho món ăn, không nên ăn quá nhiều và quá thường xuyên.

bầu 3 tháng đầu ăn lá é được không

Bà bầu không nên ăn nhiều lá é vì có thể gây động thai

Trường hợp sau khi ăn lá é có dấu hiệu bất thường, các mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay.

Về thắc mắc bà bầu ăn lẩu gà lá é được không, như đã phân tích ở trên, mẹ bầu không nên nhiều lá é và ăn thường xuyên. Với mẹ bầu có thai kỳ khoẻ mạnh có thể ăn với số lượng ít.

III. Một số loại rau khác mẹ bầu không nên ăn

Bên cạnh việc có câu trả lời cho câu hỏi bầu ăn lá é được không, mẹ bầu cũng không nên ăn một số loại rau khác, có thể kể đến như:

bà bầu ăn lá é được không

1. Rau ngót

Ăn rau ngót có thể làm tăng co bóp tử cung, vì vậy không nên sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Các mẹ bầu có tiền sử sảy thai, động thai, sinh non cũng không nên sử dụng loại rau này. 

Tìm hiểu thêm: Bầu ăn rau ngót được không?

2. Rau răm

Rau răm cũng có vị cay, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết có thể gây sảy thai.

bầu ăn được lá é không

Do đó, thai phụ không nên ăn rau răm, đặc biệt trong 3 tháng đầu.

3. Rau bạc hà

Mẹ bầu ăn nhiều rau bạc hà có thể gây kích thích co bóp cổ tử cung làm tăng nguy cơ mẹ bị sảy thai.

Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế ăn càng ít càng tốt.

4. Rau húng quế

Rau húng quế chứa hàm lượng tinh dầu cao, điều trị đau dạ dày, khó tiêu, giải cảm rất tốt.

bà bầu có ăn được lá é không

Tuy nhiên, loại rau này có có tính nóng, hoạt huyết và kích thích chảy máu nên mẹ bầu nên tránh ăn quá nhiều và thường xuyên.

5. Rau ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, khi mẹ bầu ăn quá nhiều làm tăng nguy cơ chảy máu và co thắt tử cung dễ khiến mẹ sinh non.

Bà bầu cần đặc biệt kiêng ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu của thai.

IV. Lưu ý về chế độ ăn uống cho mẹ bầu

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng phù hợp giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Dưới đây là một vài lưu ý về chế độ ăn uống cho mẹ bầu:

1. Cân đối nhóm chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng của mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu gồm: chất bột đường (carbohydrate); chất đạm (protein); chất béo (lipid); các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.

bầu ăn lẩu gà lá é được không

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng của mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu

2. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất

Các vitamin và khoáng chất cần thiết trong thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé gồm: Acid Folic phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ; canxi cho xương của mẹ và bé chắc khỏe; vitamin D hỗ trợ cho sự phát triển xương của thai nhi,…

3. Một số thức ăn nên tránh

Thai phụ cần tránh các loại thực phẩm, đồ uống sau: Rượu; cá có hàm lượng thủy ngân cao (cá kiếm, cá mòi, cá mập, cá thu, cá nhám da cam và cá ngói); cá, thịt, trứng sống hoặc chưa nấu chín; caffeine; phô mai; sữa, đồ ăn chế biến sẵn nhiều đường và calo…

bà bầu ăn lẩu gà lá é được không

4. Không nhịn ăn khi ốm nghén

Ốm nghén khi mang thai khiến các khó chịu, mệt mỏi.

Để khắc phục, nhiều mẹ đã nhịn ăn nhưng tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ suy kiệt, thai nhi trong bụng chậm phát triển.

Do đó, thay vì nhịn ăn, các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và thay đổi cách chế biến thực phẩm.

5. Không nên ăn cho 2 người

Các mẹ không nên cố gắng ăn gấp đôi lượng thực phẩm với tâm lý “ăn cho 2 người”.

bầu có được ăn lá é không

Vì điều này không chỉ khiến mẹ tăng cân, tăng nguy cơ bị tiểu đường mà còn khiến thai nhi to quá mức cũng khiến việc sinh đẻ của mẹ gặp khó khăn.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, các mẹ đã nắm được bà bầu ăn lá é được không.

Lá é có tính nóng nên có thể khiến mẹ bầu bị động thai khi ăn nhiều và thường xuyên, vì vậy mẹ bầu cần thật cẩn trọng nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết