Bầu ăn khoai môn được không? Cách ăn tốt khi mang thai!

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Khoai môn là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên có bầu ăn khoai môn được không lại là điều rất nhiều thai phụ thắc mắc. Để trả lời cho câu hỏi này, bạn có thể tìm hiểu chi tiết ngay cả bài viết dưới đây của Nextgcal.vn!

I. Các chất dinh dưỡng có trong khoai môn

Khoai môn là một loại củ màu tím, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng từ luộc, ninh với thịt, nấu canh, hầm xương…

Trong 100g khoai môn, các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy với hàm lượng như sau:

bầu ăn khoai môn được không

Khoai môn giàu calo, chất xơ, canxi, vitamin như A, B và C

– Calo: 109 Kcal

– Protein: 1.5g

– Glucid: 25.5g

– Lipid: 0.2g

– Chất xơ: 1.5g

– Canxi: 44g

– Phosphate: 44mg

– Ngoài ra, khoai môn còn có nhiều loại vitamin như A, B,C….

II. Bầu ăn khoai môn được không?

Theo nghiên cứu, khoai môn là thực phẩm có dinh dưỡng dồi dào gồm protein, chất xơ, phốt pho, sắt, kali, folate, các vitamin nhóm B, vitamin C và A.

Vì vậy mẹ bầu ăn khoai môn có thể cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Bên cạnh đó, khoai môn cũng cung cấp nguồn năng lượng cao gấp nhiều lần so với nhiều loại rau củ khác.

bà bầu ăn khoai môn được không

Bà bầu có ăn khoai môn được không?

Hàm lượng chất xơ cao nên có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ (vì mẹ bầu thường dễ mắc chứng táo bón), đồng thời hạn chế nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, tim mạch.

Mặt khác, chất chống oxy trong khoai môn còn góp phần ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng hoặc mắc một số bệnh lý cảm cúm thông thường cho mẹ bầu.

Với những thông tin phân tích ở trên có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi mẹ bầu ăn khoai môn được không là CÓ.

Mẹ bầu nên bổ sung khoai môn với lượng vừa phải vào chế độ ăn hàng ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh và bé yêu phát triển tốt.

Tìm hiểu thêm: Bầu ăn măng cụt được không?

III. Công dụng của khoai môn với phụ nữ mang thai

Theo các chuyên gia, ăn khoai môn không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng, mà còn mang lại nhiều giá trị sức khỏe cho cả 2 mẹ con. Dưới đây là một số lợi ích của khoai môn đối với thai kỳ:

1. Phòng ngừa tiểu đường giai đoạn thai kỳ

Một số thành phần trong khoai môn có khả năng hỗ trợ cơ thể mẹ bầu điều tiết lượng đường máu, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với các thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ.

bầu 3 tháng đầu ăn khoai môn được không

2. Ngăn ngừa táo bón cho các mẹ

Khoai môn có hàm lượng chất xơ cao (1.5g/100g khoai môn) nên rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Trong khoảng 100 gram khoai môn có chứa tới 27% lượng chất xơ cần thiết cho nhu cầu của cơ thể. 

Do đó, mẹ bầu ăn khoai môn giúp cải thiện và phòng ngừa táo bón đồng thời tạo cảm giác no lâu giúp kiểm soát cân nặng khi mang thai.

3. Bổ sung thêm magie

Mẹ bầu ăn khoai môn còn giúp bổ sung magie cho cơ thể, không chỉ cần thiết cho việc cải thiện chức năng hệ thần kinh, hệ miễn dịch, magie còn giúp xương chắc khỏe hơn.

có bầu ăn khoai môn được không

Mặt khác, magie còn giúp ổn định huyết áp, hạn chế viêm tắc mạch máu, giảm các triệu chứng đau nhức, chuột rút thường gặp ở thai phụ.

4. Giúp tăng cường hệ miễn dịch

Khoai môn giúp tăng cường hệ miễn dịch vì trong loại củ này có lượng chất chống oxy hóa cao có khả năng chống lại các gốc tự do gây tổn thương cho các tế bào.

Cùng với đó là vitamin C tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, giúp phòng tránh được các bệnh lý thông thường như sốt, ho, cảm cúm do do vi khuẩn, virus gây ra.

Tình trạng viêm nhiễm ở mẹ cũng thuyên giảm khi dùng khoai môn trong các bữa ăn hàng ngày.

5. Tránh tình trạng suy nhược cơ thể

Các mẹ khi có thai thường rất dễ mệt mỏi, đặc biệt là trong giai đoạn ốm nghén hoặc bị căng thẳng kéo dài.

Khoai môn giàu gluxit nên khi tiêu thụ sẽ cung cấp cho cơ thể mẹ nhiều năng lượng và cải thiện được sức khỏe tinh thần.

mẹ bầu ăn khoai môn được không

Theo nghiên cứu, hàm lượng chất gluxit có trong khoai môn có thể đáp ứng tới 70% nhu cầu năng lượng cho cơ thể.

Do đó, khoai môn là giải pháp hữu hiệu giúp bà bầu tránh được những mệt mỏi.

6. Hỗ trợ sức khỏe làn da

Vitamin A, vitamin E và các chất chống oxy hóa có trong khoai môn giúp đào thải sắc tố da, nuôi dưỡng và tăng cường độ đàn hồi cho da. Từ đó hỗ trợ đẩy lùi quá trình lão hóa da, phục hồi các vết rạn…

Vì vậy, mẹ bầu đừng quên bổ sung khoai môn trong các bữa ăn hàng ngày nhé.

7. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Ngoài ra, khoai môn còn có lượng folate khá dồi dào.

bầu 3 tháng ăn khoai môn được không

Dưỡng chất folate lại rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi đồng thời ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi như nứt đốt sống…

IV. Tác dụng phụ khi thai phụ ăn nhiều khoai môn

Bà bầu khi ăn khoai môn nhưng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều, đồng thời ăn đa dạng các loại rau củ quả khác nhau cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trường hợp lạm dụng ăn quá nhiều khoai môn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

1. Tăng đường huyết đột ngột

Ăn nhiều khoai môn có thể làm tăng đường huyết đột ngột vì loại củ này có chứa hàm lượng tinh bột khá cao.

Do vậy, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều có thể khiến lượng đường máu tăng cao đột ngột gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của cả hai mẹ con.

2. Rối loạn tiêu hóa

Khoai môn giúp cải thiện và phòng ngừa táo bón thai kỳ khi ăn với lượng vừa phải.

có thai ăn khoai môn được không

Mẹ bầu ăn quá nhiều khoai môn khiến đường huyết tăng đột ngột, rối loạn tiêu hóa

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều khoai môn cùng lúc sẽ gây phản tác dụng, khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. 

V. Hướng dẫn mẹ bầu cách ăn khoai môn đúng cách

Khoai môn là thực phẩm lành tính và tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tận dụng được hết những lợi ích của khoai môn, mẹ bầu khi ăn loại củ này cần chú ý về thời điểm và lượng khoai nên ăn:

1. Lượng khoai môn mẹ bầu nên ăn

Các chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu chỉ nên ăn khoai môn với lượng vừa đủ, khoảng 200 – 300 gram/ngày.

bà bầu ăn chè khoai môn được không

Không nên lạm dụng ăn quá nhiều vì có thể gây một số tác dụng như tăng đường huyết đột ngột, rối loạn tiêu hóa…

2. Thời điểm ăn khoai trong ngày

Thời điểm ăn khoai môn tốt nhất là vào buổi sáng và trưa.

Không nên ăn vào buổi tối vì có thể khiến dạ dày bị quá tải, gây đầy bụng và tích tụ nhiều mỡ thừa.

3. Món ăn chế biến từ khoai môn tốt cho mẹ bầu

Ngoài luộc, hấp, nấu canh, mẹ bầu có thể tham khảo một số món ăn làm từ khoai môn tốt cho sức khỏe thai kỳ dưới đây:

– Cháo bổ tỳ:

Cho 50g khoai môn, 50g củ mài, 50g gạo tẻ vào nấu cháo ăn hết trong ngày.

Món cháo này có tác dụng tăng cường thể lực và hỗ trợ chức năng tiêu hóa, được dùng chữa chứng mệt mỏi, kém ăn, miệng khát… 

– Canh khoai sọ thịt lợn:

Chuẩn bị 100g khoai môn và 50g thịt lợn nạc.

bầu ăn khoai môn

Cho vào nấu canh ăn cùng trong bữa cơm giúp chống mệt mỏi bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược…

– Chè khoai môn táo tàu:

Lấy 250g khoai môn, 50g táo tàu, 50g đường đỏ cho vào nấu thành món chè khoai môn táo tàu.

Chia làm 3-4 lần ăn hết trong ngày.

– Canh cua khoai sọ rau rút:

Món canh này không chỉ ngọt mát mà còn cung cấp nhiều canxi cho cơ thể mẹ bầu.

Mẹ cần chuẩn bị 500g cua tươi 300g khoai môn, 300 rau rút.

Làm cua đồng lọc lấy nước rồi cho củ và rau đã chuẩn bị vào nấu cùng.

Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

VI. Lưu ý khi mẹ bầu ăn khoai môn

Bên cạnh chú ý về lượng và thời điểm ăn, các mẹ bầu khi ăn khoai môn cũng cần chú ý thêm một số vấn đề quan trọng khác như sau:

– Chọn mua khoai môn ở những địa chỉ uy tín để mua được khoai chất lượng tốt, không phun thuốc trừ sâu.

– Nên chọn mua củ khoai môn còn tươi, tránh mua khoai môn dập hoặc hỏng, thối. 

– Tuyệt đối không mua và ăn khoai môn đã mọc mầm vì có chứa một lượng độc tố nhất định. Khi ăn vào có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc với các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn.

bà bầu có ăn khoai môn được không

– Mẹ bầu có tiền sử bị dị ứng với khoai môn tuyệt đối không nên ăn.

– Các mẹ có vấn đề ở hệ tiêu hóa, hay khó tiêu, đầy bụng, đầy hơi cũng cần tránh ăn khoai môn. 

– Nên chế biến khoai môn dưới dạng hấp, luộc hoặc nấu canh thay cho xào, chiên sẽ tốt hơn cho sức khỏe của mẹ.

– Khi gọt bỏ vỏ khoai môn, nên đeo găng tay để hạn chế tình trạng bị ngứa do dính nhựa.

– Nên ăn khoai môn còn tươi, chưa bị mọc mầm hay dập nát, hư hỏng. 

VII. Giải đáp thắc mắc

Một số thắc mắc khác của mẹ bầu khi ăn khoai môn trong thai kỳ sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết dưới đây.

1. Bầu 3 tháng đầu ăn khoai môn được không?

Khoai môn an toàn, lành tính và giàu dinh dưỡng nên mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn khoai môn trong cả thai kỳ, bao gồm cả giai đoạn  tháng đầu thai kỳ.

Ăn khoai môn với lượng vừa phải mỗi ngày để bổ sung dinh dưỡng, giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

2. Tiểu đường thai kỳ ăn khoai môn được không?

Khoai môn có chỉ số đường huyết GI ở mức thấp nên mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn loại củ này nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải vì khoai môn có hàm lượng tinh bột tương đối cao.

mới có thai ăn khoai môn được không

Khi sử dụng với lượng phù hợp, khoai môn còn có lợi cho người bị tiểu đường do có chứa tinh bột kháng tự nhiên, giàu chất xơ và vitamin A, giúp ổn định đường huyết, cải thiện độ nhạy của insulin.

Đọc thêm: Tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không?

3. Bà bầu ăn chè khoai môn được không?

Mẹ bầu có thể ăn chè khoai môn, món ăn này dùng để bồi dưỡng cơ thể suy nhược sau khi mắc bệnh.

Như vậy, với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, không chỉ thắc mắc có bầu ăn khoai môn được không được giải đáp mà các mẹ còn biết ăn khoai môn đúng cách để tránh gặp phải một số vấn đề không mong muốn. 

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết