Bầu ăn khế được không? 10 lợi ích của khế khi mang thai!

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Quả khế có nhiều axit nên mẹ bầu lo lắng ăn sẽ gây hại dạ dày ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Bài viết dưới đây không chỉ giải đáp thắc mắc bầu ăn khế được không mà còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích khác giúp mẹ yên tâm ăn khế. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây với Canxi hữu cơ nhập khẩu từ Úc NextG Cal.

I. Giá trị dinh dưỡng của một quả khế

Quả khế có nguồn gốc ở Đông Nam Á, tên khoa học là Averrhoa bilimbi và được trồng nhiều tại các vùng nhiệt đới.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g khế gồm:

bầu có được ăn khế ngọt không

Giá trị dinh dưỡng của quả khế

Y học cố truyền thường dùng quả khế để chữa viêm họng, ho, giải nhiệt, mát huyết, mẩn ngứa, tiêu viêm, sốt xuất huyết, tiểu buốt, dị ứng, ngộ độc, nhức đầu, mụn nhọt, lợi tiểu… 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả khế mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có thể kể tới như:

– Giúp hỗ trợ tiêu hóa

– Hỗ trợ giảm cân

– Ngăn ngừa bệnh tim mạch

– Tốt cho thị lực

– Giảm đau

– Kháng khuẩn, kháng viêm

– Tăng cường miễn dịch

– Trị ho

– Kiểm soát đường huyết…

có thai ăn khế được không

Có thể thấy, quả khế mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy có bầu ăn khế được không? Để biết câu trả lời chính xác, hãy đến phần tiếp theo của bài viết nhé!

II. Bà bầu ăn khế được không?

Quả khế vị ngọt thanh và hơi chua nhẹ nên là món ăn khoái khẩu của nhiều mẹ bầu, đặc biệt là mẹ bầu bị ốm nghén.

Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu muốn ăn khế chua lo lắng lắng sẽ gây hại cho dạ dày, dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ chua.

bà bầu ăn canh khế chua được khôngBà bầu có được ăn khế không?

Thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai ăn khế không những không gây hại mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả hai mẹ con khi được ăn đúng cách.

Do đó, với thắc mắc mẹ bầu ăn khế được không thì câu trả lời là có các mẹ nhé!

Về lượng khế nên ăn, phụ nữ mang thai nên ăn quả khế 1-2 lần một tuần, mỗi lần 1-2 quả.

Đọc ngay: Bầu ăn pizza được không?

III. Công dụng của quả khế khi mang thai

Bà bầu có ăn được khế nhưng cần ăn đúng cách với lượng phù hợp để nhận được tối đa công dụng cho sức khỏe.

Dưới đây là những tác dụng nổi bật của quả khế với mẹ bầu:

1. Tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ

Mẹ bầu ăn khế giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện và phòng ngừa táo bón khi mang thai.

bầu ăn khế có tốt không

Mẹ bầu bị đầy bụng, khó tiêu nếu ăn khế còn có thể giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng.

2. Duy trì đôi mắt sáng khỏe 

Bà bầu ăn khế tốt cho mắt của mẹ vì trong loại quả này có chứa vitamin A.

Từ đó giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị đục thuỷ tinh thể và thoái hoá điểm vàng.

3. Tăng cường sức đề kháng bà bầu

Đề kháng tốt giúp phòng tránh được nguy cơ lây nhiễm các bệnh do vi khuẩn, virus.

có bầu ăn khế ngọt được không

Quả khế giàu vitamin C nên khi ăn sẽ giúp kìm hãm sự phát triển các gốc tự do, đề kháng và hệ miễn dịch của mẹ bầu được cải thiện.

4. Giúp chắc khỏe xương

Mẹ bầu ăn khế giúp bổ sung canxi, magie cho cơ thể.

Cung cấp đủ canxi, magie không chỉ giúp mẹ bầu có hệ xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương, cải thiện chuột rút, đau xương chậu mà còn hỗ trợ quá trình hình thành xương cho thai nhi.

Xem ngay: Cách bổ sung canxi cho bà bầu

5. Ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu

Quả khế có tác dụng lợi tiểu, kích thích hoạt động của hệ tiết niệu. Nhờ vậy, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu cho bà bầu.

có bầu ăn khế chua được không

6. Cải thiện tình trạng ốm nghén

Quả khế có vị chua ngọt thanh mát nên mẹ bầu bị ốm nghén ăn khế giúp giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn…

Điều này giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, nhất là vào thời điểm 3 tháng đầu khi mang thai.

7. Bảo vệ răng miệng bà bầu

Những thay đổi về thói quen ăn uống và pH khoang miệng khi mang thai có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn ở khoang miệng sinh sôi và phát triển gây sâu răng, viêm nướu. 

mẹ bầu ăn khế ngọt có tốt không

Thật may mắn khi ăn khế có thể hỗ trợ làm sạch miệng, giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.

Theo đó, mẹ bầu có thể ăn 1 chút khế sau mỗi bữa ăn để giúp làm sạch khoang miệng.

8. Điều hòa huyết áp

Thống kê cho thấy, có đến 7 – 10% thai phụ đối mặt với bệnh lý tăng huyết áp khi mang thai.

Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ tiền sản giật, gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

Bổ sung khế vào khẩu phần ăn được xem là giải pháp hỗ trợ kiểm soát và điều hòa huyết áp.

Vì quả khế có chứa kali- thành phần giúp cơ thể loại bỏ lượng natri dư thừa và cân bằng các chất điện giải đồng thời điều hòa dòng tuần hoàn máu.

9. Trị ho, đau họng

Khi mang thai mẹ bầu dễ mắc các bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng.

bà bầu có ăn được khế ngọt không

Khế được xem là vị thuốc trị ho, đau họng lành tính, hiệu quả cho mẹ bầu. Cách sử dụng rất đơn giản, mẹ chỉ cần đem khế sắc lấy nước uống hoặc dùng trực tiếp nước ép từ quả khế.

10. Giảm stress khi mang thai

Mẹ bầu bị căng thẳng và stress khi mang thai có thể ăn khế để kiểm soát tình trạng.

Các dưỡng chất trong quả khế có tác dụng điều chỉnh các hormone giúp giảm căng thẳng và stress.

III. Mẹ bầu nên ăn khế chua hay ngọt?

Quả khế có 2 loại là khế chua và khế ngọt, trong đó, khế chua có lượng axit cao hơn khế ngọt nhưng khế ngọt lại có lượng đường cao hơn khế chua.

Vì vậy nhiều mẹ thắc mắc không biết ăn khế ngọt hay khế chua thì tốt.

bà bầu ăn khế ngọtMẹ bầu có thể ăn cả khế chua và khế ngọt nhưng cần chú ý ăn với lượng vừa phải.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu có thể ăn cả 2 loại khế này.

Dù ăn loại khế nào thì các mẹ cũng cần chú ý ăn với lượng vừa phải, tránh lạm dụng ăn quá nhiều.

Ngoài ra, khi chọn loại khế để ăn, các mẹ cũng cần chú ý:

– Mẹ bầu bị tiểu đường: Nên hạn chế ăn khế ngọt.

– Mẹ bầu bị trào ngược, đau dạ dày: Không nên khế chua hoặc quá nhiều khế ngọt (vì trong khế ngọt vẫn có lượng axit nhất định).

IV. Các món ngon từ khế cho mẹ bầu

Có rất nhiều cách ăn khế để mẹ bầu cảm thấy ngon miệng, từ việc ăn trực tiếp hoặc chế biến cùng các món ăn khác. Cụ thể, các cách để mẹ bầu có thể thưởng thức khế bao gồm:

1. Mẹ bầu ăn khế trực tiếp

Cách đơn giản nhất để ăn khế đó là mẹ ăn trực tiếp, không mất thời gian chế biến.

bà bầu ăn khế có tốt không

Mẹ nên chọn quả khế có vỏ màu vàng đều, căng mọng.

Trước khi ăn, các mẹ hãy chú ý rửa sạch khế để làm sạch bụi bẩn bám trên vỏ khế.

Nên cắt bỏ mép của quả khế, bỏ hạt trước khi ăn.

2. Lưỡi bò xào khế

Mẹ bầu thèm ăn chua và thức ăn dai dai giòn giòn hãy thử ngay món lưỡi bò xào khế nhé.

bà bầu ăn khế có được không

Cách nấu rất đơn giản như sau:

– Chuẩn bị: 300g lưỡi bò, 5 quả khế, tỏi, gừng, gia vị, tiêu.

– Sơ chế nguyên liệu:

+ Lưỡi bò làm sạch và thái miếng vừa ăn sau đó ướp cùng chút gia vị trong khoảng 15 phút.

+ Khế rửa sạch cắt thành miếng vừa ăn.

+ Tỏi, gừng băm nhuyễn.

– Xào lưỡi bò với khế:

+ Đun nóng dầu ăn, cho tỏi và gừng vào phi thơm lên.

+ Cho lưỡi bò vào xào cùng cho tới khi chín.

+ Nêm nếm gia vị là hoàn thành.

3. Cá diếc kho khế

Cá diếc kho khế sở hữu hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng với thịt cá diếc chín mềm, béo ngọt hòa quyện với vị chua thanh của khế.

Chắc chắn đây sẽ là món ăn khiến mẹ bầu phải “ghiền”.

bầu ăn khế ngọt có tốt không

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 500g cá diếc, 5 quả khế chua, lá gừng, lá nghệ, củ nghệ, ớt, hành tăm, gia vị thông thường. 

– Sơ chế cá diếc:

+ Làm sạch cá diếc rồi chà xát với muối để khử sạch mùi tanh.

+ Khế rửa sạch và cắt thành từng miếng; lá gừng, lá nghệ và hành tăm đem rửa sạch rồi cắt nhỏ; giã nát 3 củ hành tăm, 1 củ nghệ và 3 quả ớt.

– Chuẩn bị nước kho:

+ Đun nóng dầu ăn rồi cho vào hỗn hợp nghệ, ớt và hành tăm đã giã để phi thơm.

+ Tiếp đó, cho  hạt nêm, bột canh, nước mắm ngâm ớt, bột ngọt, nước mắm, mật mía và ớt vào.

+ Cuối cùng đổ khoảng 1 lít nước lọc vào khuấy đều.

– Kho cá:

+ Xếp 2/3 khế đã cắt vào đáy nồi, sau đó xếp cá vào rồi tiếp tục xếp 1 lớp khế lên trên.

+ Sau đó, cho thêm lá nghệ, lá gừng và 5 quả ớt nhỏ lên trên và tiến hành kho.

+ Khi nước sôi bạn vặn nhỏ lửa đun trong khoảng 60 phút cho tới khi cá chín mềm.

+ Cuối cùng bạn cho một muỗng tiêu xay vào cá là hoàn thành.

4. Lòng heo xào khế

Lòng heo xào khế có vị chua thanh của khế và vị béo ngậy của lòng giúp mẹ bầu thay đổi khẩu vị, ăn ngon miệng hơn.

bà bầu có được ăn khế

– Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 300g lòng lợn non, 2 quả khế chua, cà chua, gừng, hành lá, hành tím, rượu trắng, rau răm, gia vị.

– Sơ chế nguyên liệu:

+ Đun sôi nước với gừng và rượu để chần lòng giúp làm sạch và khử mùi.

+ Sau khi làm sạch lòng, hãy vớt ra và cắt thành từng miếng khoảng 3-4 cm.

+ Khế chua sau khi rửa sạch thì cắt lát mỏng vừa ăn.

+ Hành lá, rau răm,  hành tím rửa sạch và cắt nhỏ.

– Ướp lòng heo:

+ Đem ướp lòng heo với bột ngọt, hạt nêm, nước mắm trong khoảng 30 phút cho thấm gia vị.

– Xào lòng heo với khế chua:

+ Phi thơm hành tím rồi cho lòng heo vào xào cho tới khi săn lại.

+ Tiếp tục cho khế vào, nêm nếm gia vị sau đó thêm hành lá, rau răm cùng chút tiêu là hoàn thành món ăn.

V. Lưu ý khi mẹ bầu ăn khế

Bên cạnh câu hỏi bầu ăn khế được không? Để đảm bảo an toàn khi ăn khế, ngoài việc ăn khế với lượng hợp lý các mẹ cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

– Phụ nữ mang thai đang uống thuốc điều trị bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn khế.

bầu ăn khế tốt không

– Mẹ bầu bị sỏi thận hoặc có vấn đề về chức năng thận không nên ăn khế.

– Bà bầu bị mắc bệnh dạ dày không nên ăn khế chua.

– Nên chọn quả khế có bề mặt trơn láng, mọng nước, màu vàng đều, không sần sùi.

– Có thể mua khế xanh về và chờ quả tự chín.

– Trước khi ăn khế cần rửa kỹ dưới vòi nước kết hợp dùng tay chà vào phần bỏ để loại bỏ hết bụi bẩn.

– Nên cắt bỏ mép và bỏ hạt khế trước khi ăn.

– Không nên ăn khế khi đói vì có thể khiến dạ dày khó chịu và đau.

– Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi ăn khế, hãy ngừng ăn và đến gặp bác sĩ ngay.

Hy vọng với những thông tin ở trên các mẹ đã biết bầu ăn khế được không và ăn như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và thai nhi. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết