Vì có thông tin ăn nhiều gừng làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non nên nhiều mẹ bầu lo lắng không biết bà bầu ăn gừng được không. Để trả lời câu hỏi này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây của Canxi NextG Cal từ Úc.
Nội dung:
I. Lợi ích của củ gừng với sức khỏe
Gừng tên khoa học là Zingiber officinale, thuộc họ thực vật Zingiberaceae và có nguồn gốc từ châu Á.
Từ lâu, loại củ này đã được dùng làm gia vị trong các món ăn và làm thuốc chữa bệnh.
Dưới đây là bảng thông tin dinh dưỡng có trong 100g gừng:
Theo các tài liệu Y học cổ truyền, gừng tính ấm, công dụng tán hàn, tiêu đàm, giải độc,… Được dùng để trị cảm mạo phong hàn, ho đàm lạnh, đau bụng, tiêu chảy, chân tay lạnh…
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe gồm:
– Giảm nhẹ các vấn đề về dạ dày, tiêu hoá.
– Giảm buồn nôn, nôn mửa.
– Giảm các cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt.
– Chữa cảm lạnh.
– Cải thiện sức khỏe răng miệng.
– Chống viêm, giảm đau.
– Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.
– Giảm nguy cơ ung thư.
– Giảm đau và làm dịu cơ bắp.
– Giảm cholesterol
– Giảm sưng.
– Ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
– Phòng ngừa đông máu.
II. Bầu ăn gừng được không?
Có bầu ăn gừng được không là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu, vì gừng được sử dụng như một gia vị trong các món ăn hàng ngày.
Câu trả lời cho thắc mắc bầu có được ăn gừng không là CÓ.
Bà bầu có ăn được gừng không?
Tuy nhiên, khi ăn gừng các mẹ cần lưu ý chỉ dùng gừng với lượng rất nhỏ và ăn đúng cách.
Không nên ăn quá nhiều gừng vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, gây khó chịu kích ứng đường tiêu hoá, phát ban…
Với mẹ bầu có tiền sử sảy thai, chảy máu âm đạo, rối loạn đông máu hoặc gần chuyển dạ thì nên tránh các sản phẩm từ gừng.
Đọc thêm: Bầu ăn rau ngổ được không?
III. Lợi ích của củ gừng với mẹ bầu
Với những công dụng như được giới thiệu ở trên, củ gừng cũng có rất nhiều lợi ích tốt cho mẹ bầu, có thể kể tới như:
1. Ổn định đường huyết mẹ bầu
Gừng có khả năng ức chế các enzym chuyển hóa carbohydrate và tăng độ nhạy insulin.
Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ổn định đường huyết.
Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu còn cho thấy, gừng còn giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm về tình trạng tiểu đường thai kỳ: Ở Đây
2. Giảm âu lo, căng thẳng khi mang thai
Mùi thơm của gừng giúp tinh thần sảng khoái, giảm âu lo và căng thẳng cho mẹ bầu.
Các nghiên cứu y học còn tìm thấy các hợp chất có đặc tính chống oxy hóa trong gừng giúp bảo vệ não bộ và tăng nhận thức.
3. Giảm thiểu ốm nghén, tốt cho mẹ bầu
Ốm nghén là tình trạng nhiều mẹ gặp phải trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Thật may mắn khi gừng có thể làm giảm nôn và buồn nôn do ốm nghén.
Không chỉ vậy, gừng còn có Gingerols và Shogaols có khả năng thúc đẩy hệ tiêu hóa, làm giảm cảm giác khó chịu ở bụng.
4. Ổn định hệ tiêu hóa cho mẹ
Hoạt chất Shogaol trong gừng khi đi vào cơ thể có tác dụng cải thiện quá trình hấp thụ, kích thích hệ tiêu hóa và hạn chế hiện tượng khó tiêu trong thai kỳ.
5. Tăng cường hệ miễn dịch
Gừng có đặc tính chống viêm nên mẹ bầu ăn gừng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Chất chống oxy hóa và những dưỡng chất trong gừng có khả năng tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho thai phụ.
6. Điều hòa lượng Cholesterol trong máu
Củ gừng có khả năng ngăn tổng hợp cholesterol xấu tại gan và quá trình oxy hóa chất béo.
Vì vậy mẹ bầu tiêu thụ gừng giúp điều hòa lượng cholesterol trong máu hiệu quả.
7. Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng
Mẹ bầu ăn gừng giúp kích thích cơ thể sản xuất các enzym tiêu hóa, hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng đồng thời ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Gừng cũng giàu vitamin và chất khoáng nên bà bầu tiêu thụ gừng giúp bổ sung các dưỡng chất chất cần thiết cho mẹ và bé.
IV. Một số món ăn từ gừng cho bà bầu
Bên cạnh thông tin về vấn đề bầu ăn gừng được không? Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu chỉ nên được tiêu thụ tối đa 1g gừng/ngày.
Cách sử dụng gừng phù hợp nhất là thêm gừng vào các món ăn, uống trà gừng và ăn mứt gừng.
1. Trà gừng
Lượng trà gừng mẹ bầu nên dùng mỗi ngày là khoảng 4 ly (tương đương 950ml). Cách pha trà gừng như sau:
Bà bầu có thể uống tối đa 950ml trà gừng một ngày
– Chuẩn bị: 1 túi trà gừng hoặc 4-6 lát gừng mỏng.
– Thực hiện:
+ Cho gừng vào trong cốc rồi đổ nước sôi vào hãm trong 5 phút.
+ Khi uống mẹ có thể cho thêm mật ong để tăng hương vị.
– Cách uống:
+ Nên uống trà gừng khi còn ấm nóng và uống từ từ từng ngụm nhỏ.
+ Thời điểm phù hợp để uống trà gừng vào buổi sáng và buổi tối.
2. Mứt gừng
Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng từ 3-5 lát mứt gừng.
Tuy nhiên, với mẹ bầu đang bị tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường thì không nên ăn mứt có nhiều đường.
Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng từ 3-5 lát mứt gừng
Mẹ bầu có thể tự làm mứt gừng ở nhà theo hướng dẫn sau:
– Chuẩn bị: 500g gừng tươi, 250g đường, 1 quả chanh.
– Luộc gừng lần 1:
+ Gừng sau khi gọt vỏ và rửa sạch, mẹ đem thái thành các lát mỏng vừa ăn rồi tiếp tục rửa sạch nhiều lần với nước.
+ Cho gừng vào luộc trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh.
– Luộc gừng lần 2:
+ Tiếp tục cho gừng vào luộc với nước lần 2.
+ Khi luộc mẹ nhớ vắt nước cốt một quả chanh vào luộc cùng gừng.
+ Đun nước sôi thì tắt bếp, vớt gừng ra cho ráo nước.
– Ướp gừng:
+ Cho gừng vào bát to, đổ 250g đường vào gừng rồi trộn đều.
+ Sau đó dùng màng bọc đậy kín lại khoảng 4 tiếng để đường thấm vào gừng.
– Sên gừng:
+ Sên gừng đã ướp đường trên lửa lớn cho tới khi nước cô đặc lại thì vặn lửa nhỏ.
+ Tiếp tục đảo cho tới khi gừng khô lại và có độ dính là được.
– Cách ăn: Lượng mứt gừng mẹ bầu nên ăn 1 ngày để đảm bảo an toàn cho thai kỳ là khoảng 3-5 lát gừng.
3. Sử dụng các món ăn có gừng
Một cách ăn gừng khi mang thai đơn giản khác đó là mẹ sử dụng gừng như một gia vị trong các món ăn hàng ngày như:
Mẹ bầu có thể dùng gừng như một gia vị trong các món ăn
– Gà rang gừng
– Vịt xào gừng
– Ngao hấp gừng,…
IV. Tác dụng phụ khi mẹ ăn gừng sai cách
Thai phụ nếu ăn gừng sai cách và ăn quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến thai kỳ như sau:
– Tăng nguy cơ chảy máu:
Vì có đặc tính làm loãng máu nên nếu bà bầu lạm dụng dùng quá nhiều gừng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu và làm mất nhiều máu hơn.
– Tương tác với thuốc mê:
Dùng quá liều gừng có thể xảy ra tương tác với thuốc mê gây nguy hiểm nếu mẹ bầu sinh mổ.
– Mất cân bằng dinh dưỡng:
Bà bầu tiêu thụ quá nhiều gừng còn có thể bị giảm cân và gây mất cân bằng dinh dưỡng cho thai nhi.
– Đau bụng, tiêu chảy, ợ chua, đầy hơi:
Một số mẹ bầu có thể bị các tác dụng phụ như ợ chua, đau bụng, tiêu chảy và đầy hơi khi dùng quá nhiều gừng.
Tóm lại bà bầu ăn gừng được không, câu trả lời là có. Nhưng các mẹ cần nhớ là chỉ ăn với lượng nhỏ tối đa 1g/ngày, tuyệt đối không lạm dụng ăn nhiều để đảm bảo an toàn cho thai kỳ và nhận được tối những lợi ích từ gừng.