Rau ngổ là loại rau không còn xa lạ với người Việt Nam, tuy nhiên bầu ăn rau ngổ được không lại là câu hỏi được nhiều chị em đang trong giai đoạn thai kỳ quan tâm. Để có được câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
Nội dung:
I. Rau ngổ là rau gì?
Rau ngổ mọc chủ yếu ở ao hồ, tên khoa học là Limnophila aromatica (Lamk) Merr với điểm đặc biệt là lá có hình răng cưa.
Một số tên gọi khác của loại rau này, có thể kể tới như: Ngổ thơm, ngổ trâu, cúc nước…
Hình ảnh cây rau ngổ
Các thành phần dưỡng chất trong rau ngổ gồm có: Nước, protid, glucid, celuloza, vitamin B, vitamin C,…
Theo Y học cổ truyền, rau ngổ tính mát và thơm, công dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, ngừa ung thư,…
Tuy nhiên, loại rau này có tốt cho sức khoẻ mẹ bầu hay không? Bạn đọc có thể tiếp tục tìm hiểu ngay dưới đây cùng Nextgcal.vn.
II. Bầu ăn rau ngổ được không?
Về thắc mắc bà bầu có ăn được rau ngổ không, theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai sức khoẻ bình thường vẫn có thể ăn rau ngổ nhưng chỉ được ăn với số lượng ít (tối đa 10g/lần) và không nên ăn thường xuyên.
Có bầu ăn rau ngổ được không?
Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ bầu không nên ăn rau ngổ gồm:
– Mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai, dọa sảy thai.
– Mẹ bầu mang thai IVF.
– Mẹ bầu có thể trạng yếu.
Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh ăn rau ngổ sẽ tốt hơn so với mẹ bầu đang mang thai.
Vì rau ngổ có tác dụng chống băng huyết đồng thời tăng tiết sữa.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn hến được không
III. 3 món ăn từ rau ngổ tốt cho mẹ bầu
Bà bầu được ăn rau ngổ nhưng cần chú ý ăn thật ít, không ăn thường xuyên và chỉ ăn khi đã nấu chín rau.
Dưới đây là 3 món ăn từ rau ngổ mẹ bầu có thể tham khảo:
1. Cháo lươn rau ngổ
Cháo lươn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, khi cho thêm rau ngổ giúp giảm bớt mùi tanh.
Để nâng cao sức khỏe thai kỳ, các mẹ có thể bổ sung món cháo lươn rau ngổ vào các bữa ăn hàng ngày.
– Chuẩn bị: Lươn, gạo, hành tím, rau ngổ, đậu phụ.
– Sơ chế nguyên liệu:
+ Lươn rửa sạch với muối rồi đem luộc sơ qua để lọc lấy thịt, bỏ xương.
+ Gạo đem rang vàng rồi nấu chín mềm; hành tím băm nhỏ; rau ngổ rửa sạch và ngâm nước muối loãng; đậu phụ cắt miếng vừa ăn rồi đem chiên.
– Cách nấu:
+ Đun nóng dầu ăn, cho hành tím vào phi thơm lên.
+ Tiếp tục cho thịt lươn vào, thêm nước mắm và hạt nêm đảo nhẹ cho tới khi thịt săn lại.
+ Cháo chín mềm các mẹ cho lươn và đậu phụ, rau ngổ vào nấu trong 3 phút là được.
2. Lươn om rau ngổ
Lươn là nguồn thực phẩm giàu photpho, mẹ bầu ăn lươn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu khoáng chất này trong thai kỳ.
Cách nấu lươn om rau ngổ như sau:
– Chuẩn bị: 200g lươn, 10g rau ngổ, sả, ớt, gia vị, cốt dừa.
– Sơ chế nguyên liệu:
+ Làm sạch lươn rồi cắt thành từng miếng nhỏ sau đó đem ướp với hạt nêm và nước mắm trong khoảng 30 phút.
+ Rau ngổ cắt rễ rồi rửa sạch ngâm trong nước muối loãng 5 phút.
+ Sau đó vớt ra cho ráo nước rồi thái nhỏ.
– Cách nấu:
+ Cho ớt và sả vào chiên vàng.
+ Cho lươn và nước cốt dừa vào nấu trên lửa nhỏ khoảng 15 phút.
+ Xếp rau ngổ vào dưới một chiếc nồi khác rồi đổ lươn vào, tiếp tục đun trong 5 phút thì tắt bếp.
3. Bí đỏ xào rau ngổ
Bí đỏ giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Thêm rau ngổ vào bí ngô xào giúp tăng hương vị cho món ăn.
– Chuẩn bị: Bí đỏ, rau ngổ, tỏi.
– Sơ chế nguyên liệu:
+ Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt sau đó rửa sạch rồi cắt thành các miếng vừa ăn.
+ Rau ngổ rửa sạch rồi đem ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 5 sau đó cắt nhỏ.
+ Tỏi bóc vỏ và băm nhỏ.
– Cách nấu:
+ Đun nóng chảo để phi thơm hành tím.
+ Cho bí đỏ vào xào tới khi gần chín thì cho rau ngổ vào.
+ Nêm nếm gia vị cho vừa miệng thì tắt bếp.
III. Nguy cơ nếu ăn rau ngổ quá nhiều khi mang thai
Phụ nữ đang có thai ăn rau ngổ cần chú ý ăn với lượng thật ít để phòng ngừa một số nguy cơ và rủi ro do ăn quá nhiều rau ngổ dưới đây:
1. Dễ gây dị ứng
Phần thân của rau ngổ có nhiều lông tơ – yếu gây ngứa ngáy và dị ứng.
Mẹ bầu ăn quá nhiều rau ngổ dễ gây dị ứng, làm tăng nguy cơ sảy thai
Do đó mẹ bầu dị ứng với các thành phần trong rau ngổ hoặc có cơ địa dễ dị ứng cần thật cẩn trọng khi dùng rau ngổ.
2. Nguy cơ nhiễm giun sán
Rau ngổ thường mọc ở vũng lầy, ruộng nước hay ao hồ nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn và nhiễm sán cao.
Do đó, mẹ bầu ăn nhiều rau ngổ sống rất dễ nhiễm giun sán.
3. Khiến mẹ bầu bị sảy thai
Mẹ bầu ăn rau ngổ với lượng nhiều, đặc biệt là ăn sống trực tiếp có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, do rau ngổ có tác dụng làm giãn cơ phủ tạng.
4. Dễ bị rối loạn tiêu hóa
Mẹ bầu ăn quá nhiều rau ngổ sống có thể bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.
Vì vậy, trong thai kỳ các mẹ cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, không ăn rau ngổ sống hoặc các loại rau sống khác.
IV. Lưu ý khi mẹ bầu ăn rau ngổ trâu
Bên cạnh việc ăn rau ngổ với lượng tối đa 10g/lần, để đảm bảo an toàn khi ăn rau ngổ các mẹ cần chú ý thêm một số vấn đề dưới đây:
– Chọn mua rau ngổ có nguồn gốc rõ ràng: Khi mua rau ngổ, các mẹ nên chọn mua rau ngổ tươi, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng và độ an toàn.
– Rửa và ngâm kỹ lưỡng: Không chỉ rửa sạch bằng nước đơn thuần, mẹ nên ngâm rau ngổ trong nước muối pha loãng khoảng 20 – 30 phút để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, lớp lông tơ và trứng giun bám trên rau.
Mẹ bầu mang thai ăn rau ngổ cần ngâm rửa và nấu chín kỹ rau ngổ trước khi ăn
– Nấu chín rau ngổ trước khi ăn: Trong thời gian mang thai, nấu chín thực phẩm là nguyên tắc quan trọng đảm bảo mẹ bầu cần tuân thủ thực hiện. Và rau ngổ cũng không phải ngoại lệ, mẹ bầu không nên ăn sống mà cần nấu chín kỹ trước khi ăn.
– Ngừng ăn rau ngổ nếu có dấu hiệu bất thường: Sau khi ăn rau ngổ, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi các mẹ nên ngừng ăn và đi khám bác sĩ.
Sự xuất hiện của thiên thần nhỏ trong bụng khiến cuộc sống mẹ thay đổi hoàn toàn bao gồm cả việc ăn uống vì lúc này mẹ không chỉ ăn cho bản thân mà còn cho cả con nữa.
Hy vọng với những giải đáp trên đây về vấn đề mẹ bầu ăn rau ngổ được không, các mẹ đã biết ăn rau ngổ đúng cách và an toàn.