Dưa leo (hay còn gọi là dưa chuột) là loại quả không còn xa lạ với người Việt, loại quả này sở hữu hương vị thơm ngon, rất tốt để giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên bầu ăn dưa leo được không lại là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều chị em. Để trả lời cho câu hỏi này, các mẹ có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!
Nội dung:
- I. Thành phần dinh dưỡng của dưa leo
- II. Bầu ăn dưa leo được không?
- III. Dưa chuột tốt cho mẹ bầu thế nào?
- 1. Hỗ trợ quản lý cân nặng cho mẹ bầu
- 2. Ổn định đường huyết khi mang thai
- 3. Giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật
- 4. Cải thiện huyết áp
- 5. Giảm sưng phù nề
- 6. Cấp nước cho cơ thể
- 7. Hạn chế tình trạng rạn da bụng
- 8. Hỗ trợ phát triển xương cho bé
- 9. Giảm thiểu tình trạng ốm nghén
- 10. Giúp lợi tiểu
- 11. Giúp kháng viêm, chống oxy hóa khi mang thai
- 12. Tốt cho sức khỏe não bộ của mẹ và bé
- 13. Phòng chống táo bón
- 14. Tăng cường năng lượng
- IV. Hướng dẫn mẹ ăn dưa chuột đúng cách
- V. Trường hợp mẹ bầu không nên ăn dưa leo
- VI. Tác hại khi mẹ ăn dưa chuột sai cách
- VII. Hướng dẫn mẹ bầu chọn dưa chuột ngon
I. Thành phần dinh dưỡng của dưa leo
Dưa leo hay dưa chuột có tên khoa học là Cucumis sativus L, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae).
Đây là loại quả lâu đời trên thế giới, trong 100g dưa leo có chứa các thành phần dinh dưỡng với định lượng như sau:
Dưa chuột giàu vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe.
Dưa chuột giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nên có thể mang lại cho cơ thể bạn nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như:
– Lợi tiểu;
– Tốt cho việc hydrat hóa và giải độc;
– Điều hòa huyết áp;
– Tốt cho tiêu hóa;
– Giảm lượng đường trong máu;
– Hữu ích trong việc giảm cân và cho da;
– Làm dịu mắt và giảm nguy cơ ung thư…
Có thể thấy, với người có sức khỏe bình thường, ăn dưa chuột với lượng vừa phải và đúng cách rất tốt cho sức khỏe.
Nhưng với mẹ bầu thì sao? Bà bầu ăn dưa chuột được không? Câu trả lời sẽ có trong phần II ở ngay dưới đây
II. Bầu ăn dưa leo được không?
Về thắc mắc bầu có được ăn dưa chuột không và mẹ bầu ăn dưa leo được không?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ bầu được ăn dưa leo vì loại quả này không chứa các chất kích thích tử cung co thắt, tiền sản giật, rối loạn tiêu hóa và sinh non.
Ngược lại với các loại củ quả có thể khiến mẹ bầu sảy thai như: Dứa, đu đủ xanh, khoai tây mọc mầm hay khổ qua… thì dưa leo lại an toàn với sức khỏe thai kỳ.
Mẹ bầu có thể ăn dưa leo với lượng vừa phải trong suốt những ngày mang thai mà không gặp bất kỳ biến chứng sức khỏe nguy hiểm nào.
Mẹ bầu ăn dưa leo được không
Các nhà dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai nên dùng dưa chuột trong thai kỳ, vì loại quả này có hàm lượng nước cao và có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước liên quan đến thai kỳ.
Bên cạnh đó, loại quả này cũng là nguồn cung cấp vi chất dinh dưỡng tuyệt vời, bao gồm vitamin C, vitamin K, vitamin B và các khoáng chất như kali, canxi, sắt và kẽm.
Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong thai kỳ.
Các vitamin nhóm B có trong dưa chuột, chẳng hạn như vitamin B6 và B9, còn được gọi là vitamin “cảm thấy dễ chịu”, giúp giảm lo âu, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
Điều này có thể đặc biệt có lợi cho những phụ nữ mang thai thường xuyên có tâm trạng thất thường hoặc lo lắng.
Để hiểu rõ hơn bà bầu ăn dưa chuột có tốt không và tốt như thế nào, các mẹ cùng đến với phần nội dung tiếp theo của bài viết nhé!
Đọc thêm: Bầu ăn canh chua được không?
III. Dưa chuột tốt cho mẹ bầu thế nào?
Bên cạnh câu trả lời cho vấn đề “bầu ăn dưa leo được không”, với thành phần dinh dưỡng như đã được giới thiệu ở trên, dưa chuột đem tới rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe mẹ bầu, có thể kể tới như:
1. Hỗ trợ quản lý cân nặng cho mẹ bầu
Dưa chuột là một lựa chọn ăn nhẹ ít calo, ít chất béo, nhiều chất xơ, nhiều nước và giàu chất dinh dưỡng.
Vì vậy mẹ bầu dưa chuột có thể giúp quản lý và đạt được mục tiêu cân nặng trong suốt thai kỳ cũng như sau sinh.
2. Ổn định đường huyết khi mang thai
Ít calo và carbohydrate, đồng thời giàu chất xơ, dưa leo là một lựa chọn ăn nhẹ tuyệt vời cho những mẹ bầu đang theo dõi lượng đường trong máu.
Phụ nữ mang thai ăn dưa chuột giúp ổn định đường huyết trong thời gian mang thai
Vì vậy, cho dù mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay tiểu đường loại hai khi đang mang tha thì việc lựa chọn dưa chuột như một món ăn nhẹ cũng được các chuyên gia khuyến nghị sử dụng.
3. Giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật
Tiền sản giật thường bắt đầu sau 20 tuần mang thai và có thể xuất hiện ngay cả ở những phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó.
Chế độ ăn giàu chất xơ, kali và các chất dinh dưỡng khác có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật.
Ăn dưa chuột khi mang thai có thể làm tăng lượng chất xơ và kali của mẹ bầu.
4. Cải thiện huyết áp
Dưa chuột chứa chất điện giải, chẳng hạn như kali, giúp điều chỉnh mức huyết áp khi mang thai.
Điều này có lợi cho phụ nữ mang thai vì giúp giảm tình trạng huyết áp dao động do thay đổi nội tiết tố.
Dưa leo còn giúp giảm lượng natri trong cơ thể và duy trì cân bằng chất lỏng.
Điều này có thể giúp ổn định mức huyết áp khi mang thai.
Duy trì mức huyết áp khỏe mạnh khi mang thai là điều cần thiết cho cả mẹ và thai nhi đang phát triển.
5. Giảm sưng phù nề
Sưng tấy và phù nề khi mang thai là điều bình thường, tuy nhiên có một số cách bạn có thể giúp giảm bớt tình trạng này, chẳng hạn như bổ sung thực phẩm có hàm lượng kali cao hơn trong chế độ ăn uống.
Hàm lượng kali cao hơn trong dưa leo giúp giảm khả năng giữ nước đồng thời ngăn ngừa sưng tấy cũng như phù nề khi mang thai.
6. Cấp nước cho cơ thể
Theo các nghiên cứu, cơ thể con người 70% là nước, đặc biệt ở giai đoạn mới hình thành nước chiếm 90% ở thai nhi.
Vì vậy, việc mẹ bầu cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể là rất quan trọng cho cả hai mẹ con.
Thai phụ ăn dưa leo giúp cung cấp nước cho cơ thể
Điều may mắn là dưa leo chính là nguồn nguồn cung cấp nước tuyệt vời, vì 95% dưa chuột là nước.
Mẹ bầu ăn dưa chuột giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước hiệu quả.
7. Hạn chế tình trạng rạn da bụng
Khi cơ thể và làn da của mẹ bầu căng ra và phát triển để nhường chỗ cho em bé, việc cung cấp cho cơ thể bạn các chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe làn da là điều quan trọng.
Vitamin C giúp hình thành collagen và giảm các chất oxy hóa độc hại, cả hai đều cải thiện độ đàn hồi tổng thể của da.
Dưa leo là nguồn cung cấp Vitamin C tuyệt vời, đáp ứng 10% nhu cầu Vitamin C của mẹ khi mang thai chỉ bằng một quả dưa chuột.
8. Hỗ trợ phát triển xương cho bé
Bầu ăn dưa chuột tốt không? Vitamin K đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe xương tổng thể của bé.
Loại vitamin này cũng có thể cải thiện sức khỏe xương của bà mẹ tương lai và ngăn ngừa các cơn đau liên quan đến xương.
Các nghiên cứu cho thấy, một quả dưa chuột cung cấp gần một nửa nhu cầu vitamin K của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai .
Phụ nữ khi mang thai nhu cầu canxi tăng cao so với bình thường, khoảng 1.200mg canxi/ngày.
Do đó, bên cạnh chế độ ăn uống, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc canxi hữu cơ Úc NextG Cal để đảm bảo lượng canxi cần thiết cho hai mẹ con.
9. Giảm thiểu tình trạng ốm nghén
Một số nghiên cứu cho thấy, vitamin K và vitamin C khi kết hợp cùng với nhau sẽ hỗ trợ giảm thiểu tình trạng ốm nghén, nôn mửa và buồn nôn trong thai kỳ rất hiệu quả.
Dưa leo chứa cả hai loại vitamin này nên nếu đang bị ốm nghén, các mẹ hãy bổ sung ngay loại quả này vào bữa ăn hàng ngày, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu nhé.
10. Giúp lợi tiểu
Các hợp chất lưu huỳnh và silicon trong dưa leo có thể hỗ trợ kích thích thận loại bỏ axit uric tốt hơn, cơ thể bài tiết chất lỏng hiệu quả hơn.
Ăn dưa leo khi mang thai giúp giảm ốm nghén, hỗ trợ phát triển xương cho bé
Vì vậy, mẹ bầu ăn dưa leo khi mang thai còn giúp ngăn ngừa chứng phù nề gây sưng tấy cổ tay và mắt cá chân.
11. Giúp kháng viêm, chống oxy hóa khi mang thai
Căng thẳng oxy hóa xảy ra trong quá trình tăng trưởng và phát triển nhau thai bình thường.
Các chất chống oxy hóa bao gồm Vitamin A và C nổi tiếng với đặc tính chống viêm và có thể giúp chống lại stress oxy hóa .
Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng lên trong thời kỳ mang thai để cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé trong thai kỳ.
Dưa chuột là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời để giúp bạn đáp ứng nhu cầu chống oxy hóa ngày càng tăng.
12. Tốt cho sức khỏe não bộ của mẹ và bé
Bà bầu ăn dưa leo còn tốt cho sức khỏe não bộ của cả mẹ và bé.
Vì theo nghiên cứu, hợp chất fisetin có trong dưa leo giúp ngăn chặn hiện tượng sa sút trí nhớ và các độc tính thần kinh có khả năng làm suy giảm khả năng nhận thức hành vi khi trẻ trưởng thành.
13. Phòng chống táo bón
Táo bón khi mang thai là tình trạng phổ biến do nồng độ progesterone tăng cao.
Với hàm lượng nước và chất xơ cao hơn, ăn dưa leo có thể giúp chống táo bón khi mang thai, mẹ bầu đi tiêu đều đặn.
14. Tăng cường năng lượng
Vitamin B đóng một vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của tế bào, bao gồm cả việc giải phóng glucose để cơ thể bạn sử dụng làm năng lượng.
Dưa chuột chứa vitamin B, bao gồm folate và có thể giúp tăng cường năng lượng mà mẹ đang tìm kiếm khi mang thai.
IV. Hướng dẫn mẹ ăn dưa chuột đúng cách
Giống như tất cả các loại thực phẩm, với dưa chuột, các mẹ cũng cần tiêu thụ một cách điều độ để cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe thai kỳ.
Để nhận được tối đa lợi ích từ loại quả này, các mẹ cần chú ý ăn đúng cách với lượng vừa phải theo hướng dẫn dưới đây:
1. Lượng dưa chuột nên ăn
Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn từ khoảng 1– 2 quả dưa leo/ngày hoặc ăn tối đa không quá 240 – 400g dưa leo/ngày.
Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ khoảng 1-2 quả dưa leo
Tránh lạm dụng ăn quá nhiều dưa chuột vì có thể gây mất cân đối khẩu phần ăn uống, giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác.
2. Đa dạng cách chế biến
Dưa chuột là một món ăn nhẹ giòn, tiện lợi và có thể được thưởng thức theo nhiều cách khác nhau.
Dưới đây là một số ý tưởng về cách chế biến dưa leo mẹ bầu có thể tham khảo:
– Ăn trực tiếp dưa chuột sống với chút muối.
– Cắt nhỏ trong món salad
– Pha trộn vào sinh tố
– Cắt lát ăn kèm với các loại rau khác.
– Thêm chúng vào bánh mì sandwich hoặc món gỏi.
– Làm nước ép.
3. Đảm bảo rửa sạch
Dưa chuột nguyên quả, dù được đóng gói hay không, đều có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria hoặc Toxoplasma Gondii.
Vì các mẹ cần lưu ý rửa thật kỹ và sạch trước khi ăn.
Cách rửa dưa leo sạch là rửa trực tiếp dưới vòi nước sạch.
Nếu có thể, các mẹ nên ngâm dưa chuột trong nước muối loãng khoảng 30 phút.
Không cần phải sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc xà phòng.
4. Tránh dưa chuột đóng gói sẵn
Những miếng và lát dưa chuột cắt sẵn có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria.
Không chỉ dưa chuột mà tất cả các loại trái cây, rau quả đóng gói sẵn đều có nguy cơ này và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh listeriosis.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria cao gấp 10 lần so với người bình thường và nếu nhiễm bệnh khi đang mang thai có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu và sinh non.
5. Hạn chế ăn dưa leo muối chua
Dưa leo muối chua thường chứa nhiều axit axetic (giấm) và natri khiến thai phụ có nguy cơ bị cao huyết, ợ chua, rối loạn tiêu hóa, trào ngược thực quản và tiền sản giật.
Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ dưa leo muối chua.
Mẹ bầu cần hạn chế ăn dưa leo muối chua
Mặc dù ăn dưa chuột với số lượng lành mạnh khi mang thai là an toàn nhưng nó không nhất thiết phải an toàn cho tất cả mọi người.
Nếu bạn có các bệnh lý tiềm ẩn khác, bạn có thể cần hạn chế hoặc tránh ăn dưa chuột hoàn toàn.
6. Theo dõi phản ứng
Khi ăn dưa leo, nếu mẹ bầu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, kích ứng dạ dày, hãy ngừng ăn dưa chuột và đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được xử lý kịp thời.
V. Trường hợp mẹ bầu không nên ăn dưa leo
Mặc dù ăn dưa leo với số lượng lành mạnh khi mang thai là an toàn nhưng loại quả này không thực sự phù hợp một số mẹ bầu đang mắc các bệnh lý tiềm ẩn.
Các mẹ bầu có thể cần hạn chế hoặc tránh ăn dưa chuột hoàn toàn gồm:
1. Mẹ bầu bị dị ứng với cỏ phấn hương
Một số loại trái cây và cây cối có phản ứng chéo khi xét đến thành phần chất gây dị ứng của chúng.
Dưa chuột là một trong những thực phẩm được biết là gây sưng miệng hoặc cổ họng ở những người bị dị ứng với cỏ phấn hương.
Cho đến khi có nghiên cứu sâu hơn, tốt nhất bạn nên tránh ăn dưa chuột nếu bạn cũng bị dị ứng với cỏ phấn hương.
2. Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, bao gồm viêm đại tràng
Với hàm lượng chất xơ cao và tính chất sinh khí, nên tránh dùng dưa chuột sống khi bị viêm đại tràng.
Để giảm thiểu tác dụng phụ và giảm hàm lượng chất xơ, hãy loại bỏ hạt và gọt vỏ.
3. Bà bầu mắc bệnh thận
Dưa chuột là nguồn cung cấp kali tốt, có lợi cho việc điều hòa huyết áp và giảm khả năng giữ nước.
Tuy nhiên, nếu mắc bệnh thận tiềm ẩn, mẹ bầu có thể cần theo dõi lượng kali nạp vào.
VI. Tác hại khi mẹ ăn dưa chuột sai cách
Những lợi ích sức khỏe mà dưa chuột mang lại khi mang thai là rất đáng kể và không thể bỏ qua.
Tuy nhiên, mẹ bầu tiêu thụ dưa chuột sai cách với lượng nhiều có thể dẫn đến các tác dụng phụ như:
– Đi tiểu thường xuyên do lượng nước cao.
– Tiêu chảy vì dưa leo có hàm lượng chất xơ lớn.
– Khó tiêu, ợ hơi, đầy bụng: Do hợp chất cucurbitacin trong dưa chuột được dung nạp quá nhiều;
– Phản ứng dị ứng: Dị ứng dưa chuột khiến mẹ bầu phát ban, ngứa ngáy, khó thở và sưng môi.
– Nhiễm trùng: Do ăn dưa leo không đảm bảo chất lượng và vệ sinh.
– Tăng nồng độ kali trong màu: Do dưa leo có hàm lượng kali cao nên nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ có thể làm tăng nồng độ kali trong máu gây nhức đầu, khó thở.
– Mất nước và chất điện giải: Dưa chuột có tính lạnh và lợi tiểu nếu nếu tiêu thụ quá nhiều có thể khiến cơ thể bị mất nước và chất điện giải.
VII. Hướng dẫn mẹ bầu chọn dưa chuột ngon
Khi muốn ăn dưa leo, các mẹ có thể dễ dàng tìm mua ở các khu chợ, siêu thị. Tuy nhiên, để lựa chọn được những quả dưa leo ngon, chất lượng và đảm bảo vệ sinh, các mẹ cần chú ý những điều dưới đây:
– Mua ở địa chỉ uy tín:
Tuyệt đối không mua dưa leo ở những địa chỉ bán hàng nhỏ lẻ, dưa leo không có rõ ràng về xuất xứ nguồn gốc, bảo quản không đảm bảo vệ sinh.
– Chọn dưa leo hữu cơ hoặc ít hóa chất:
Nếu có thể, các mẹ nên ưu tiên mua dưa leo đạt tiêu chuẩn nuôi trồng hữu cơ (organic) hoặc đến từ nguồn cung cấp uy tín, có chứng nhận về an toàn thực phẩm để hạn chế tiếp xúc với hóa chất.
– Chọn mua dưa leo tươi:
Nên chọn mua dưa leo có màu xanh đậm tự nhiên, màu sắc đều, không có vết thâm. Ruột dưa chuột mọng nước, không quá mềm và cũng không bị chảy nước.
Nên chọn những quả dưa leo có màu xanh tự nhiên, còn tươi và có kích thước vừa phải
– Mua dưa leo có kích thước trung bình:
Không nên mua quả dưa leo có kích thước quá nhỏ hoặc quá to. Vì dưa chuột quá nhỏ thường ít nước, vitamin và khoáng chất; dưa leo quá to lại bị già và nhiều hạt.
– Kiểm tra độ cứng:
Nên chọn mua dưa chuột có độ cứng tốt, không bị mềm hay biến dạng khi bóp nhẹ.
– Đánh giá hình dạng:
Dưa leo có không bị cong, hình dạng thon dài, không bị uốn éo hoặc cong vẹo hay vết lõm là lựa chọn tốt cho mẹ bầu.
Ngoài ra, khi mua dưa leo về nhưng chưa ăn ngay, các mẹ có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 10 – 12 ngày. K
hông nên ăn dưa leo khi đã có dấu hiệu bị hư hỏng, dập nát.
Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên, các mẹ đã biết có bầu ăn dưa leo được không.
Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, ăn dưa leo rất tốt khi mang thai khi mẹ bầu tiêu thụ với lượng vừa phải và rửa sạch.
Mẹ bầu có thể ăn dưa leo trong cả thai kỳ nhưng để đảm bảo an toàn và nhận được tối đa lợi ích, các mẹ nên tìm hiểu và tuân thủ cách ăn dưa leo bài viết đã hướng dẫn ở trên để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.