Bầu ăn canh chua được không? Có lợi ích và cần lưu ý gì?

Bầu ăn canh chua được không là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các mẹ trong thời gian mang thai. Vì canh chua là món ăn rất quen thuộc, được nhiều người ưa thích, nhất là vào thời điểm mùa hè. Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!

I. Thành phần dinh dưỡng của canh chua

Canh chua có vị chua ngọt thanh đạm và được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Mỗi nguyên liệu lại có giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe khác nhau, cụ thể:

– Cá hoặc xương heo:

Các loại cá nước ngọt thường dùng để nấu canh chua vừa lành tính lại béo và giàu đạm.

bầu ăn canh chua được không

Trong đó, phổ biến nhất là cá lóc, tốt cho cả mẹ bầu, trẻ em và người già.

Ngoài cá, một số nơi cũng sử dụng xương heo để nấu canh chua giúp bổ sung chất đạm và chất béo.

– Thơm:

Quả thơm (dứa) chứa nhiều vitamin, axit hữu cơ, giúp lợi tiểu, giải độc, cơ thể dễ tiêu hóa.

– Cà chua:

Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ chống nhiễm khuẩn và chữa suy nhược.

– Bạc hà:

Hay còn gọi là dọc mùng, có tác dụng nhuận tràng vì giàu chất xơ.

Hàm lượng canxi và phốt pho trong bạc hà dồi dào còn rất tốt cho xương và răng.

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn dọc mùng thường xuyên.

– Đậu bắp:

Loại đậu này có tính mát, bên trong chứa chất nhầy nên khi ăn vào sẽ hỗ trợ nuôi dưỡng vi sinh vật có lợi cho đường ruột.

– Giá đỗ:

Thực phẩm này già vitamin E, giúp ngăn ngăn ngừa cholesterol xấu trong máu và hỗ trợ chống lão hóa.

bầu 3 tháng đầu ăn canh chua được không

– Các nguyên liệu chua:

Để tạo vị chua cho món canh chua, các mẹ có thể sử dụng khế, sấu hoặc me.

Các nguyên liệu này giàu vitamin C có tác dụng thanh nhiệt, tăng đề kháng và kích thích tiêu hóa.

– Rau gia vị:

Các loại rau thơm thường được dùng trong nấu canh chua là rau tần, hành lá, rau om, ngò gai rất tốt trong việc sát khuẩn đường hô hấp, giảm triệu chứng viêm họng.

Có thể thấy, các nguyên liệu sử dụng để nấu canh chua đều rất quen thuộc và tốt cho sức khỏe, người bình thường chắc chắn không nên bỏ qua món ăn giải nhiệt và giàu dinh dưỡng này.

Nhưng với phụ nữ đang mang thai thì sao, bà bầu ăn canh chua được không? Cùng nghe lời giải đáp từ chuyên gia ngay sau đây.

II. Bầu ăn canh chua được không?

Về thắc mắc, có thai ăn canh chua được không, các chuyên gia cho biết, chị em phụ nữ có thể ăn canh chua trong thời gian mang thai, với lượng vừa phải và tần suất 1-2 lần/tuần.

Khi ăn với lượng hợp lý và đúng cách, món canh chua sẽ không gây bất kỳ tác hại nào cho sức khỏe của mẹ và bé.

bà bầu ăn canh chua được khôngThai phụ có thể ăn canh chua khi mang thai nhưng không nên ăn nhiều

Có 2 lý do mẹ bầu không nên ăn nhiều và liên tục canh chua trong thời gian mang thai bao gồm:

– Khi nấu món canh chua, một số gia vị cay nóng (trong đó có ớt) hoặc nhiều gia vị sẽ được thêm vào để tăng hương vị. Do đó, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều canh chua có thể bị nặng bụng, khó chịu, nóng trong và không tốt cho dạ dày. 

– Dứa (thơm) thường được sử dụng để nấu món canh chua. Tuy nhiên, loại quả này có chứa chất làm co bóp tử cung, ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Đọc thêm: Bầu ăn nhộng được không

III. Công dụng của canh chua với mẹ bầu

Sử dụng canh chua với lượng vừa phải và đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho thai kỳ như:

1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Canh chua cung cấp chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa, đường ruột và dạ dày hoạt động tốt hơn.

có bầu ăn canh chua được không

Chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu tốt và chất thải cũng được bài tiết dễ dàng hơn.

Điều này giúp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa táo bón thai kỳ hiệu quả.

2. Nâng cao hệ miễn dịch

Món canh chua cũng rất giàu các loại vitamin, trong đó nhiều hơn cả phải kể đến vitamin C.

Loại vitamin này có tác dụng nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mẹ bầu bị cảm cúm và các bệnh truyền nhiễm khác.

3. Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Chất xơ trong canh chua không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn làm chậm tốc độ chuyển hóa đường glucose vào trong máu.

bầu ăn canh chua có thơm được không

Từ đó hỗ trợ ổn định đường huyết và phòng ngừa tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu. 

4. Giải nhiệt cơ thể

Món canh chua thanh mát có tác dụng giải nhiệt có thể tốt.

Khi mang bầu, cơ thể mẹ thường có thân nhiệt cao hơn bình thường nên canh chua sẽ là món ăn vô cùng phù hợp.

5. Hỗ trợ phòng ngừa thiếu máu

Các khoáng chất như sắt, magie, kali… trong canh chua tham gia và hỗ trợ tạo ra hồng cầu.

bầu ăn canh chua thơm được không

Nhờ đó, mẹ bầu ăn canh chua còn giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ.

Đồng thời còn hỗ trợ giảm nguy cơ thai nhi bị ngạt do thiếu máu và thiếu oxy.

6. Điều hòa huyết áp

Chất khoáng kali trong canh chua giúp đào thải muối natri dư thừa trong cơ thể.

Điều này giúp cân năng thể tích dịch trong cơ thể, hỗ trợ kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ.

7. Có lợi cho xương và răng

Canxi và phốt pho là hai khoáng chất cần thiết đồng thời là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng.

Mẹ bầu ăn canh chua giúp bổ sung phốt pho và canxi cho cơ thể, giúp xương mẹ thêm chắc khỏe và thai nhi được tăng cường sức khỏe xương, răng.

bầu ăn canh chua bạc hà được không

Phụ nữ khi mang thai nhu cầu canxi tăng cao so với bình thường, khoảng 1.200mg canxi/ngày.

Do đó, bên cạnh chế độ ăn uống, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc canxi hữu cơ Úc NextG Cal để đảm bảo lượng canxi cần thiết cho hai mẹ con.

Tìm hiểu thêm về dòng Canxi hữu cơ Úc NextG Cal: Ở Đây

8. Kiểm soát cân nặng

Các nguyên liệu sử dụng để nấu món canh chua không chứa chất béo có hại nên có thể hỗ trợ các mẹ kiểm soát cân nặng tốt.

Từ đó giúp hạn chế tình trạng tăng cân quá nhiều và quá nhanh khi mang thai.

IV. Mẹ bầu không nên cho gì vào canh chua?

Trái thơm (hay dứa) và dọc mùng là 2 nguyên liệu mẹ bầu không nên hoặc cần hạn chế cho vào nấu canh chua để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của hai mẹ con. Cụ thể

1. Trái thơm (dứa)

Các nghiên cứu cho thấy, lượng bromelain có trong 1 quả dứa không có khả năng ảnh hưởng đến thai kỳ.

Dứa chỉ ảnh hưởng đến thai kỳ khi mẹ bầu ăn từ 7 đến 10 quả cùng một lúc, nhưng đó là điều không thể.

Do đó, không có cơ sở để khẳng định bà bầu ăn dứa bị sảy thai.

Mặc dù các nghiên cứu đã loại bỏ quan điểm cho rằng ăn dứa gây sảy thai sớm, nhưng đôi khi cơ thể bà bầu có thể cảm thấy hơi khó chịu.

mẹ bầu ăn canh chua được khôngMẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh thêm dứa vào món canh chua

Dứa chứa một lượng axit gây ợ nóng và trào ngược axit.

Vì vậy, nếu mẹ bầu có vấn đề về dạ dày, hãy cẩn thận khi ăn.

Một số khác hiếm khi ăn dứa hoặc bị dị ứng khi ăn dứa nên cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và xét nghiệm.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bị dị ứng với dứa:

– Ngay lập tức ngứa hoặc đau ở khoang miệng.

– Kích ứng trên da.

– Xuất hiện bệnh hen suyễn.

– Bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

Thời điểm cảm thấy các triệu chứng này thường chỉ vài phút sau khi ăn dứa.

Đôi khi vì bị dị ứng với phấn hoa hoặc mủ cao su nên cũng bị dị ứng khi ăn dứa.

Cá mẹ cần chú ý đến từng phản ứng của cơ thể để có cách sơ cứu kịp thời.

2. Dọc mùng (bạc hà)

Thực tế, mẹ bầu vẫn có thể ăn dọc mùng, nhưng do thực phẩm này dễ gây ngộ độc, dị ứng, phát ban và nổi mề đay nên thường được khuyên nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ trong thời gian mang thai.

Trường hợp mẹ bầu vẫn muốn ăn hoặc quá thèm bạc hà, có thể ăn với lượng  ít và chú ý chế biến đúng cách để tránh gây ra các tác dụng phụ gây nguy hiểm cho thai nhi:

bầu 3 tháng ăn canh chua được không

– Không ăn liên tục hàng ngày: Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1-2 bữa, mỗi lần ăn khoảng từ 200-300g. 

– Không ăn khi đang bị tiêu chảy: Vì có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

– Sơ chế: Chú ý sơ chế dọc mùng đúng cách và kỹ bằng cách gọt sạch vỏ sau đó cắt thành miếng nhỏ rồi đem ngâm trong nước muối loãng. Sơ chế đúng cách để loại bỏ bớt nhựa, hạn chế tình trạng bị ngộ độc, ngứa khi ăn.

– Theo dõi phản ứng: Khi ăn dọc mùng, các mẹ nên theo dõi phản ứng của cơ thể, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường như nổi mề đay, ngứa ngay hoặc phát ban đỏ thì cần ngừng ăn ngay và đến thăm khám bác sĩ.

V. Lưu ý khác nếu ăn canh chua khi có thai

Khi đã có câu trả lời cho vấn đề bầu ăn canh chua được không, khi ăn trong thời gian mang thai, các mẹ cũng cần chú ý thêm một số vấn đề dưới đây:

1. Lưu ý khi nấu canh chua

Dưới đây là công thức nấu món canh chua  cơ bản các mẹ có thể tham khảo.

Nếu không thích ăn cá lóc, các mẹ có thể thay thế bằng cá chép hoặc bất kỳ loại cá nào mà các mẹ thích.

có thai ăn canh chua được khôngKhi nấu canh chua, các mẹ nên hạn chế cho nhiều gia vị, dầu mỡ và ớt cay

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: cá (tùy sở thích), cà chua, ớt, me, giá, đậu bắp, rau om, mùi tàu, gia vị (đường, nước mắm, dầu ăn, hạt nêm, hành tỏi).

– Sơ chế: Cá rửa sạch rồi thái khúc vừa ăn. Các nguyên liên liệu còn lại đều nhặt rửa sạch rồi thái thành từng đoạn. 

– Cách nấu:

+ Đun nóng dầu ăn rồi cho cá vào chiên sơ qua.

+ Đun sôi nước sau đó cho me vào dầm lấy nước chua, bỏ xác.

+ Tiếp tục cho cà chua vào nấu cho sôi.

bầu 3 tháng đầu có được ăn canh chua

+ Cho cá vào nấu cùng, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

+ Thêm đậu bắp, giá đỗ, rau gia vị vào đun sôi trở lại rồi tắt bếp.

Khi nấu canh chua, các mẹ cần lưu ý:

– Giảm thiểu các gia vị để canh không quá đậm, hạn chế dùng ớt, nấu ít dầu mỡ.

– Các mẹ có thể sử dụng nguyên liệu nấu canh chua theo sở thích, không nhất thiết phải đầy đủ như đã liệt kê ở trên. 

– Nguyên liệu sử dụng nấu canh chua cần đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn. Tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu có dấu hiệu hư hỏng.

2. Tần suất ăn

Mỗi tuần, các mẹ chỉ nên ăn canh chua từ khoảng 1-2 lần, mỗi lần chỉ ăn 1-2 bát nhỏ.

Tránh lạm dụng ăn quá nhiều canh chua, nên đa dạng thực phẩm và các món ăn khác nhau để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

3. Lưu ý khác

– Chỉ nấu canh chua với lượng vừa đủ ăn, tuyệt đối không bảo quản canh trong tủ lạnh để ăn nhiều lần sau đó.

– Mẹ bầu có cơ địa dị ứng cần lựa chọn nguyên liệu cẩn thận.

– Thai phụ đang bị tiêu chảy hoặc có tiền sử bị bệnh dạ dày và thận yếu nên hạn chế ăn canh chua.

– Ngoài canh chua, các mẹ có thể tham khảo một số món canh khác tốt cho thai kỳ như: Canh bí đỏ đậu phộng, canh gà hạt sen, canh cua mồng tơi, canh cá nấu chua,…

Có bầu có nên ăn canh chua hay khôngMỗi tuần, các mẹ chỉ nên ăn canh chua từ khoảng 1-2 lần, mỗi lần chỉ ăn 1-2 bát nhỏ

Tóm lại, bà bầu ăn canh chua được không, câu trả lời ĐƯỢC ăn với tần suất 1-2 lần/tuần và mỗi lần ăn với lượng vừa phải.

Khi ăn canh chua các mẹ cũng cần chú ý đến cách nấu, nguyên liệu, gia vị sử dụng cũng như tình trạng sức khỏe của mình để có những điều chỉnh phù hợp.

Mặt khác, cần đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng với các thực phẩm khác nhau để cả mẹ và em bé được cung cấp đủ dinh dưỡng.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí