Bầu ăn chao được không? 5 công dụng Bất Ngờ với mẹ bầu!

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Chao là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon, tuy nhiên món ăn này lại khá lạ tai, không phải ai cũng biết. Bên cạnh đó, bầu ăn chao được không cũng là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều chị em mang thai. Để trả lời chính xác câu hỏi này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

I. Chao là món gì?

Chao được lên men từ đậu phụ kết hợp với một số gia vị như giấm, rượu trắng, muối. Có 2 loại chao là chao khô và chao nước:

– Chao nước: Ủ đậu phụ cùng các gia vị trong khoảng từ 2 đến 3 ngày. Sau khi đậu phụ lên men thì đổ thêm nước muối và rượu vào ngâm cùng.

bầu ăn chao được khôngChao được lên men từ đậu phụ kết hợp với một số gia vị như giấm, rượu trắng, muối

– Chao khô: Lên men tất cả nguyên liệu nhưng không để tiếp xúc với nước. Loại chao khô có mùi nặng, cứng và béo hơn.

Chao được dùng phổ biến ở các tỉnh miền Nam và Trung. Người ta thường dùng chao để tẩm ướp thực phẩm hoặc làm nước chấm.

Chao là nguồn cung cấp năng lượng, vitamin B2, B12 và các chất khoáng quan trọng như canxi, magie và phốt pho. Vậy có bầu ăn chao được không? 

II. Bầu ăn chao được không?

Về câu hỏi mẹ bầu ăn chao được không, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thai phụ có thể ăn chao trong thai kỳ.

Vì thành phần của chao là từ đậu phụ nên an toàn với thai nhi.

Chao là loại thực phẩm lên men nên khi mẹ bầu ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa.

bà bầu ăn chao được khôngBà bầu ăn chao có được không?

Hàm lượng protein trong chao cũng cao hơn so với các loại đậu phụ, nước tương hoặc nước mắm.

Không chỉ vậy, chao còn chứa chất béo không bão hòa – đây là loại chất béo rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu gặp phải 1 trong các vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý dưới đây, các mẹ không nên ăn chao:

– Mẹ bầu bị cao huyết áp.

– Mẹ bầu bị dị ứng đậu nành.

– Mẹ bầu mắc bệnh thấp khớp.

– Mẹ bầu bị bệnh dạ dày.

Đọc thêm: Bầu ăn thì là được không?

III. Giá trị của chao với phụ nữ mang thai

Như vậy câu trả lời cho thắc mắc phụ nữ có thai ăn chao được không là có.

Mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung chao vào các bữa ăn hàng ngày với lượng phù hợp để nhận được các lợi ích sau:

1. Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Một số nghiên cứu cho thấy, đậu nành lên men có khả năng ngăn ngừa bệnh tiểu đường, trong đó bao gồm cả tiểu đường thai kỳ.

bầu 3 tháng đầu ăn chao được không

Vì vậy, chao được xem là thực phẩm có lợi cho người tiểu đường.

2. Tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu

Đậu phụ dùng để làm chao chứa một lượng chất xơ đáng kể nên khi mẹ bầu ăn sẽ rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, chao là thực phẩm lên men nên có hàm lượng lợi khuẩn cao, kích thích hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động hiệu quả hơn.

3. Bổ sung canxi khi mang thai

Mẹ bầu ăn chao hỗ trợ bổ sung canxi cho cơ thể.

Bổ sung đủ canxi cho cơ thể giúp mẹ có xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương.

có bầu ăn chao được không

Đồng thời hệ xương của thai nhi có đủ điều kiện để phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Phụ nữ khi mang thai nhu cầu canxi tăng cao so với bình thường, khoảng 1.200mg canxi/ngày.

Do đó, bên cạnh chế độ ăn uống, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc canxi hữu cơ Úc NextG Cal an toàn, hiệu quả.

4. Nâng cao sức đề kháng

Protein là thành phần quan trọng hình thành nên kháng thể. Chao lại là nguồn cung cấp protein thực vật dồi dào.

Do đó, mẹ bầu ăn chao giúp cung cấp protein, nâng cao sức đề kháng ngăn chặn sự tấn công của vi rút và vi khuẩn.

5. Tốt cho hệ tim mạch

Chao không chứa cholesterol nhưng lại có một số axit béo không no có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và có lợi cho sức khỏe tim mạch.

bầu ăn vịt nấu chao được không

IV. Mẹ bầu dùng chao cần lưu ý gì?

Mẹ bầu có thể dùng chao ngay từ giai đoạn mới mang thai. Tuy nhiên, khi ăn cần chú ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn:

– Nên mua chao tươi và mới tại các địa chỉ uy tín và có thương hiệu để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì nếu đậu phụ dùng làm chao chứa thạch cao hoặc nhôm sẽ rất nguy hiểm cho thận và hệ thần kinh.

– Bà bầu bị dị ứng với đậu nành cần cẩn trọng khi ăn chao. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

– Chao chứa nhiều muối nên các mẹ bầu không nên ăn nhiều, đặc biệt mẹ bầu bị cao huyết áp không nên sử dụng.

– Phụ nữ mang thai mắc bệnh thấp khớp hoặc dạ dày không nên ăn chao vì chất purine có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

mẹ bầu ăn chao được không

– Khi dùng chao, các mẹ nên ăn những miếng chao mềm với phần ruột đặc.

– Không nên kết hợp chao với mật ong vì 2 thực phẩm này kỵ nhau. Nếu sử dụng chung sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

– Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy sau khi ăn chao, hãy ngừng ăn chao ngay và đến gặp bác sĩ.

– Không nên nấu chao quá lâu vì sẽ làm mất đi các dưỡng chất trong thực phẩm.

– Bảo quản chao ở nhiệt độ thích hợp để tránh vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển.

– Nên ăn chao kèm với các thực phẩm khác, đặc biệt là rau củ quả tươi để cung cấp thêm chất xơ, chất khoáng và vitamin.

V. Giải đáp thắc mắc

Dưới đây là giải đáp của chúng tôi xung quanh vấn đề mẹ bầu ăn chao:

1. Bầu 3 tháng ăn chao được không?

Mẹ bầu hòa toàn có thể ăn chao ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

Tuy nhiên, cần chú ý ăn với lượng vừa phải và đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

2. Bà bầu ăn vịt nấu chao được không?

Bà bầu có thể ăn các món ăn chế biến từ chao và thịt vịt, trong đó bao gồm cả vịt nấu chao.

bà bầu ăn vịt nấu chao được không

Mẹ cũng có thể ăn vịt nấu chao

Ngoài dinh dưỡng trong chao, thịt vịt đã nấu chín còn rất giàu chất khoáng tốt cho sức khỏe.

3. Ăn nhiều chao có tốt không?

Bất kỳ thực phẩm nào ăn quá nhiều đều không tốt cho sức khỏe, bao gồm cả chao.

Mẹ bầu lạm dụng ăn chao quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, nguy cơ tăng huyết áp…

Do đó, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1- 2 lần và ăn với lượng vừa phải trong mỗi lần ăn.

Tóm lại, bà bầu ăn chao được không, câu trả lời là có.

Tuy nhiên, một số mẹ bầu không nên ăn nếu bị dị ứng với đậu nành, bị cao huyết áp, thấp khớp và dạ dày.

Khi ăn chao, các mẹ cần chú ý những lưu ý ở trên để đảm bảo an toàn nhé. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết