Một số thông tin cho rằng, thịt ba ba tính hàn, có tác dụng tán u, thông huyết mạch, vì vậy có nguy cơ gây sẩy thai đối với mẹ bầu. Đây chính là lý do khiến nhiều mẹ bầu thắc mắc mang bầu ăn ba ba được không. Theo các chuyên gia, phụ nữ đang mang thai với thai kỳ khoẻ mạnh vẫn có thể ăn thịt ba ba, nếu ăn đúng cách thực phẩm này còn giúp bổ sung canxi, tăng cường đề kháng và thai nhi phát triển toàn diện.
Nội dung:
I. Thành phần dinh dưỡng của ba ba
Ba ba được biết đến với một số tên gọi khác như giáp ngư, nguyên ngư.
Đây là một loài động vật bò sát, sống chủ yếu trong bùn đất ẩm, thường tìm thấy ở đầm lầy, sông, hồ, các ao…
Thịt ba ba có giá trị dinh dưỡng cao, trong 100g thịt ba có có chứa các thành phần dinh dưỡng với giá trị gồm:
Thịt ba ba giàu vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể
– 16,5 gram protid.
– 1 gram lipid.
– 1,6 gram carbohydrat
– 107 mg canxi.
– 1,4 mg sắt.
– 3,7 mg axit nicotinic.
– Dưỡng chất khác: protein, vitamin A, i-ốt, vitamin B1, vitamin B2, nicotinic acid, keratin, iod, vitamin D…
Người ta thường sử dung thịt ba ba để chế biến phổ biến dưới dạng nấu cháo, om chuối đậu, rang, hấp, nướng…
Ăn thịt ba ba giúp tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Không chỉ được sử dụng như một món ăn vì giàu dinh dưỡng, trong Đông y còn sử dụng thịt ba như một vị thuốc quý để chữa trị nhiều bệnh lý như: Xơ gan, viêm gan mạn tính, lao phổi, tiểu đường,…
Tuy nhiên, một số thông tin cho rằng, thịt ba ba vị tanh, tính hàn, có tác dụng tán u, thông huyết mạch, vì vậy có nguy cơ gây sẩy thai đối với mẹ bầu.
Đây chính là lý do khiến nhiều phụ nữ mang thai thắc mắc bà bầu có ăn được ba ba không?
II. Bầu ăn ba ba được không?
Về thắc mắc có bầu ăn được ba ba không, các chuyên gia sức khỏe cho biết: Quan điểm cho rằng ăn thịt ba ba khi mang thai chưa được các nghiên cứu khoa học hiện đại chứng minh.
Đây chỉ là thông tin truyền miệng chưa được kiểm chứng, có nhiều nguyên nhân gây sảy thai và chưa chắc phải do mẹ bầu ăn thịt ba ba.
Theo các tài liệu Đông y, thịt ba ba có công dụng bổ âm nên phụ nữ ăn ba ba rất tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, các mẹ đang mang bầu em bé hoàn toàn có thể ăn thịt ba ba trong thời gian mang thai với lượng và tần suất hợp lý.
Mẹ bầu có thể ăn thịt ba ba trong thời gian mang thai với lượng phù hợp
Ngoài thịt ba ba, một số mẹ bầu cũng thắc mắc bà bầu có ăn được trứng ba ba không?
Hiện nay chưa có báo cáo hay nghiên cứu khoa học nào chứng minh công dụng của trứng ba ba với phụ nữ mang thai cũng như thai kỳ.
Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
Khi ăn trứng ba ba, theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi ăn và không nên quá lạm dụng món ăn này.
Nếu gặp bất kỳ khó chịu hay bất thường nào sau khi ăn trứng ba ba, các mẹ nên ngừng ăn và đến gặp bác sĩ ngay.
Đọc ngay: Bà bầu có ăn được xà lách không?
III. Lợi ích khi mẹ bầu ăn ba ba
Mẹ bầu ăn thịt ba ba đúng cách giúp cung cấp dưỡng chất tăng đề kháng cho mẹ khỏe và thai nhi phát triển diện cũng như rất nhiều lợi ích khác như:
1. Giúp thai nhi phát triển toàn diện
Hàm lượng protein trong thịt ba ba rất cao nên khi mẹ bầu ăn sẽ giúp nuôi dưỡng thai nhi phát triển toàn diện.
Điều này sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
2. Tăng cường sức đề kháng
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai khiến mẹ bầu hay bị ốm và gặp nhiều bệnh vặt.
Thịt ba ba giàu dưỡng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện và tăng đề kháng cho mẹ
Thịt ba ba giàu dưỡng chất, đặc biệt là các vitamin và chất khoáng nên khi ăn sẽ giúp tăng cường sức đề kháng để mẹ ngăn ngừa các bệnh lý thường gặp trong thai kỳ.
3. Khiến mẹ bầu thấy thoải mái hơn
Trong thai kỳ thân nhiệt của người mẹ tăng lên, gây ra cảm giác thường xuyên có cảm giác nóng bức trong người.
Thịt ba ba có tính hàn nên khi mẹ bầu ăn sẽ giúp cân bằng thân nhiệt, khiến mẹ bầu thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
4. Bổ sung canxi cho mẹ bầu
Nhu cầu canxi của mẹ bầu tăng cao so với bình thường (trung bình cần khoảng 800 – 1500 mg canxi/ngày tùy theo giai đoạn thai kỳ).
Thiếu canxi khiến mẹ bầu liên tục bị đau nhức, chuột rút, mệt mỏi.
Thật may mắn khi ăn thịt ba có thể hỗ trợ bổ sung canxi cho cơ thể.
Thịt ba có hàm lượng canxi cao (107mg canxi/100g/thịt ba ba) cùng với đó là rất nhiều các chất khoáng cần thiết cho xương khớp.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, chế độ ăn hàng ngày của người Việt thường chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu canxi của cơ thể.
Do đó, bên cạnh chế độ ăn uống, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc canxi hữu cơ từ Úc NextG Cal để đảm bảo lượng canxi cần thiết cho hai mẹ con.
Thuốc canxi hữu cơ Úc NextG Cal
Với những lợi ích trên có thể khẳng định một lần nữa, đáp án cho câu hỏi có bầu ăn ba ba được không là CÓ.
Tuy nhiên, để đảm bảo nhận được tối đa lợi ích và đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý không nên ăn quá nhiều một lúc hoặc thường xuyên.
IV. Những đối tượng mẹ bầu không nên ăn ba ba
Ba ba giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng không phải mẹ bầu nào cũng có thể thưởng thức được món thịt này.
Một số mẹ bầu thuộc các đối tượng dưới đây lại không nên ăn thịt ba ba gồm:
– Mẹ bầu có thể trạng yếu, được bác sĩ chẩn đoán thai yếu: Nhạt miệng, sắc mặt tái nhợt, tay chân lạnh buốt…
– Phụ nữ mang thai có các bệnh về dạ dày, tì vị.
Mẹ bầu có thể trạng yếu không nên ăn ba ba
Nguyên nhân là do ba ba có tác dụng bổ khí nhuận huyết, nếu mẹ bầu thuộc 2 nhóm trên ăn vào sẽ khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Do vậy, các mẹ cần tránh ăn ba ba dưới bất kỳ hình thức nào.
– Mẹ bầu có cơ địa tạng hạn, người ốm yếu xanh xao tì vị hư hàn: Dễ mệt mỏi, bụng đầy, sắc mặt nhợt nhạt, chậm tiêu, chán ăn, miệng nhạt, tay chân lạnh và buồn mỏi, chất lưỡi nhợt, đại tiện lỏng nát hoặc sống phân…
– Phụ nữ mang thai có tiền sử dị ứng ba ba và dị ứng hải sản: Nếu ăn ba ba, các mẹ có thể bị kích ứng, đau bụng, ngứa rát…
V. Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn ba ba
Điều quan trọng các mẹ cần nhớ khi ăn ba trong thời gian mang thai là chú ý ăn với lượng vừa phải và tần suất hợp lý.
Đồng thời hãy chắc chắn mua ba ba có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng ở các địa chỉ uy tín.
1. Lượng ba ba và tần suất nên ăn
Mẹ bầu cần tuân thủ nguyên tắc ăn ba ba với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều trong 1 lần.
Tần suất ăn ba ba là khoảng 2-3 lần/tháng, tránh lạm dụng ăn hàng ngày và thường xuyên.
2. Mua ba ba ở địa chỉ uy tín
Thịt ba ba an toàn cho phụ nữ mang thai khi được tiêu thụ đúng cách.
Tuy nhiên, nơi sinh sống của ba ba là ở gần bùn đất, thường ăn những thức ăn thối rữa và xác động vật nên trong ruột chúng thường tích lũy nhiều chất độc, vi khuẩn gây bệnh.
Đáng nói, nếu môi trường sinh sống của ba ba có chứa kháng sinh, độc tố… thì khi ăn có thể bị nhiễm độc.
Mẹ bầu nên ăn ba ba với lượng vừa phải và mua ba ba ở địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng
Các chất độc này có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của hai mẹ con và tránh gây hại cho thai kỳ, các mẹ nên tìm mua ba ba có xuất xứ rõ ràng ở các địa chỉ uy tín, đảm bảo an toàn thực phẩm.
3. Lưu ý khác
Một số vấn đề khác cần lưu ý khi mẹ bầu chế biến và ăn ba ba gồm:
– Không ăn ba ba đã chết, hỏng, có mùi bất thường vì thịt có thể chứa nhiều vi khuẩn và độc tố dễ gây ngộ độc cho người ăn.
– Tránh chế biến và ăn ba ba cùng với rau cải, rau kinh giới, đào, trứng gà…
– Không nên ăn ba ba khi đang bị bệnh.
– Các món ăn kỵ với ba ba các mẹ cần lưu ý gồm: Thịt lợn, thịt thỏ, thịt vịt, mù tạt; cam và các loại quả giàu vitamin C; lươn và trứng gà… Những món ăn này khi kết hợp với thịt ba ba có thể khiến mẹ bầu bị ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng,…
Tóm lại, bà bầu ăn ba ba được không? mẹ bầu có thể ăn thịt ba ba nhưng cần chú ý ăn đúng cách với lượng vừa phải.
Việc lạm dụng hoặc ăn phải ba ba không đảm bảo chất lượng có thể gây hại cho sức khỏe của hai mẹ con.
Do đó, các mẹ cần phải thật thận trọng khi tiêu thụ thịt ba ba, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.