Bầu uống thuốc say xe được không là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm trong thời điểm thai kỳ. Vì trên thực tế, vào thời điểm có bầu, cơ thể thay đổi dễ khiến chị em gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,… đặc biệt là khi di chuyển bằng xe ô tô. Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây của Canxi hữu cơ từ Úc NextG Cal.
Nội dung:
- I. Say xe là gì?
- II. Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị say xe
- III. Triệu chứng khi mẹ bầu bị say xe
- IV. Bầu uống thuốc say xe được không?
- V. Những tác dụng phụ của thuốc say xe khi mang thai
- VI. Lưu ý khi bà bầu lỡ uống thuốc say xe
- VII. Một số phương pháp giảm say xe khi có thai
- VIII. Một số cách phòng ngừa say xe khi có thai
I. Say xe là gì?
Say xe là một vấn đề tương đối phổ biến gặp phải khi mọi người di chuyển bằng ô tô.
Tình trạng này xảy ra khi hệ thống cảm nhận thăng bằng của cơ thể (bao gồm tai trong, mắt và các dây thần kinh cảm giác ở da, cơ và khớp) gửi những thông điệp trái ngược nhau đến não.
Hình ảnh mẹ bầu bị say xe
Ví dụ, nếu tai trong cảm nhận được chuyển động nhưng mắt thì không, hậu quả là gây cảm giác buồn nôn.
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là nồng độ estrogen tăng lên, có thể ảnh hưởng đến khả năng bị say tàu xe.
Sự kết hợp giữa sự thay đổi nội tiết tố và những thay đổi thể chất xảy ra trong cơ thể có thể góp phần làm tăng độ nhạy cảm với các kích thích chuyển động.
II. Nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị say xe
Một số mẹ bầu gặp phải tình trạng say xe trong thời gian mang thai dù trước đó không bị tình trạng này.
Dưới đây là các nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ gặp tình trạng say xe:
1. Thay đổi nội tiết tố
Một trong những nguyên nhân gây say tàu xe khi mang thai là sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là sự gia tăng nồng độ estrogen.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, nồng độ estrogen tăng cao có thể khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn với chứng say tàu xe.
2. Áp lực lên dạ dày tăng
Khi quá trình mang thai diễn ra, tử cung ngày càng lớn sẽ gây áp lực lên các cơ quan lân cận, bao gồm cả dạ dày.
Sự thay đổi về thể chất này có thể góp phần gây ra cảm giác buồn nôn và khó chịu, đặc biệt là khi vận động.
3. Cơ thể mẹ bầu nhạy cảm hơn
Phụ nữ mang thai có thể nhạy cảm hơn với các kích thích khác nhau, bao gồm cả mùi và chuyển động.
Độ nhạy tăng cao này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng say tàu xe khi tiếp xúc với một số môi trường hoặc hoạt động nhất định.
4. Suy giảm lượng máu lên não và tiền đình
Mẹ bầu dễ bị say xe còn do lượng máu lên não và khu vực tiền đình bị suy giảm do phải ưu tiên cũng như chia sẻ cho thai nhi.
Vì vậy, không chỉ khi đi xe ô tô, trong cuộc sống đời thường, mẹ bầu cũng dễ bị hoa mắt, chóng mặt hơn.
5. Nguyên nhân khác
– Mẹ bầu thường bị say xe vào giai đoạn từ 3 – 6 tháng của thai kỳ. Nguyên nhân là do mẹ bầu bị ốm nghén nên ăn uống kém, dẫn tới mệt mỏi và suy nhược.
– Phụ nữ mang thai có thể gặp chứng rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon và đủ giấc tạo điều kiện thuận lợi cho chứng say xe.
– Áp lực lên dạ dày khi thai phi phát triển cũng khiến cơn buồn nôn xuất hiện thường xuyên trong cả thai kỳ.
III. Triệu chứng khi mẹ bầu bị say xe
Say xe là trải nghiệm không mấy dễ chịu với mẹ bầu, đặc biệt là khi phải di chuyển trên quãng đường dài. Khi bị say xe, mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng sau:
1. Buồn nôn và nôn
Các triệu chứng đặc trưng của chứng say tàu xe khi mang thai bao gồm buồn nôn và trong một số trường hợp là nôn mửa.
Những triệu chứng này có thể từ khó chịu nhẹ đến cảm giác buồn nôn rõ rệt hơn.
2. Chóng mặt
Cảm giác chóng mặt hoặc choáng váng là những biểu hiện phổ biến của chứng say tàu xe.
Cơ chế cân bằng bị thay đổi ở tai trong góp phần tạo ra những cảm giác này khi tiếp xúc với chuyển động.
3. Đổ mồ hôi và xanh xao
Một số phụ nữ mang thai bị say tàu xe có thể thấy đổ mồ hôi nhiều hơn và nước da nhợt nhạt hơn.
Những phản ứng sinh lý này là phản ứng của cơ thể đối với sự căng thẳng được cảm nhận liên quan đến sự khó chịu khi vận động.
Điều này gây ảnh hưởng ít nhiều tới tâm lý và thể chất của mẹ.
Chính vì vậy, rất nhiều mẹ bầu bị say xe thắc mắc: có bầu uống thuốc say xe được không. Câu trả lời cho thắc mắc này sẽ có ngay sau đây!
IV. Bầu uống thuốc say xe được không?
Vì lo sợ uống thuốc say xe ảnh hưởng tới em bé nên rất nhiều mẹ bị say xe lo lắng không biết mang thai uống thuốc say xe được không.
Dưới đây là câu trả lời chi tiết kèm theo hướng dẫn cách sử dụng thuốc an toàn.
1. Bà bầu uống được thuốc say xe
Nếu đang băn khoăn không biết mẹ bầu uống thuốc say xe được không thì câu trả lời là CÓ.
Tuy nhiên, mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm nên việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào (bao gồm cả thuốc say xe) cũng cần phải rất cẩn trọng để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu có thể uống thuốc say xe theo chỉ định của bác sĩ
Đặc biệt, sử dụng thuốc say xe không đúng cách trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây tác động trực tiếp đến thai nhi, thậm chí khiến em bé có nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Vì vậy, mẹ bầu muốn uống thuốc say xe cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc phù hợp cũng như cách dùng đúng.
2. Loại thuốc say xe có thể sử dụng khi mang thai
Thuốc say xe trên thị trường có nhiều loại khác nhau nhưng không phải tất cả các thuốc đều có thể sử dụng với phụ nữ có thai.
Khi sử dụng thuốc say xe, mẹ bầu cần chú ý tuân thủ về loại thuốc, liều lượng, thời điểm và cách uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuyệt đối không tự ý tăng liều, kết hợp nhiều loại thuốc say xe với nhau hoặc lạm dụng dùng thuốc thường xuyên.
Mẹ bầu cần uống đúng loại thuốc say xe được bác sĩ chỉ định
Các thuốc chống say xe có thể sử dụng ở phụ nữ mang thai là: Dimenhydrinate, Diphenhydramine, Meclizine.
3. Thời điểm uống
Bà bầu nên uống thuốc say xe trước khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng trước khi lên xe để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Tránh uống quá xa hoặc quá sát thời điểm lên xe, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả ngừa say xe.
Phụ nữ mang thai không nên uống thuốc say xe khi bụng đói để tránh dạ dày bị kích ứng.
Cũng không nên uống khi cần phải lái xe hoặc làm các công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ.
Đọc thêm: Bầu ăn bim bim được không?
V. Những tác dụng phụ của thuốc say xe khi mang thai
Uống thuốc say xe đúng loại và đúng cách giúp giảm cảm giác khó chịu và buồn nôn khi say xe hiệu quả.
Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần phải cẩn trọng vì uống thuốc say xe có thể gây ra một số tác dụng phụ.
1. Tác dụng phụ thường gặp
Các tác dụng phụ thường gặp khi mẹ bầu uống thuốc say xe gồm:
– Giảm tiết nước bọt, khô miệng.
– Rối loạn hệ tiêu hóa, táo bón.
– Đi tiểu khó khăn.
– Giảm khả năng tập trung, buồn ngủ.
2. Tác dụng phụ hiếm gặp
Bên cạnh các tác dụng thường gặp, một số tác dụng phụ hiếm gặp khi mẹ bầu uống thuốc say xe, có thể kể tới như:
– Lờ đờ, tinh thần không tỉnh táo.
– Chức năng cơ bị rối loạn.
– Khó thở.
– Chức năng nhai, nuốt bị suy giảm.
– Run chân và tay.
– Đau đầu.
– Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hơn.
– Mẫn cảm, dễ khởi phát hen suyễn.
Vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc say xe.
Đồng thời cần chú ý tuân thủ liều lượng và cách uống theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.
VI. Lưu ý khi bà bầu lỡ uống thuốc say xe
Như chúng tôi đã thông tin ở trên, có nhiều loại thuốc có công dụng chống say xe.
Nhưng không phải tất cả các loại thuốc này đều an toàn với thai phụ.
Vì vậy, nếu lỡ uống thuốc say xe khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc uống thuốc say xe khi mang thai tháng đầu.
Bà bầu lỡ uống thuốc say xe nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn xử lý phù hợp
Đặc biệt là các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi thì các mẹ nên làm theo hướng dẫn sau:
– Đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng giải quyết phù hợp tùy vào mức độ tổn thương.
– Tuyệt đối không tự ý bỏ thai, vì thực tế cho thấy có nhiều trường hợp mẹ bầu uống thuốc say xe nhưng em bé sinh ra vẫn phát triển khỏe mạnh.
– Nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát bất thường trên thai nhi theo chỉ định của bác sĩ.
– Siêu âm khảo sát hình thái thai giúp bác sĩ có thể đề ra các hướng giải quyết phù hợp.
VII. Một số phương pháp giảm say xe khi có thai
Thuốc say xe nếu sử dụng không phù hợp có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, do đó nếu không thực sự cần thiết các mẹ không nên sử dụng.
Thay vào đó, các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên giúp giảm say xe an toàn dưới đây:
1. Sử dụng gừng tươi
Gừng giúp làm giảm buồn nôn, chóng mặt và tăng tốc độ làm rỗng dạ dày.
Nhờ vậy, gừng có thể hoạt động như một tác nhân mới trong việc ngăn ngừa và điều trị chứng say tàu xe.
Mẹ bầu có thể giảm say xe bằng cách ngậm gừng hoặc uống nước gừng
Mẹ bầu có thể thực hiện chống say xe bằng gừng tươi theo hướng dẫn sau:
– Cách 1: Ngậm 1 vài lát gừng tươi trong miệng suốt quá trình đi xe.
– Cách 2: Chuẩn bị 1 củ gừng rồi đem gọt vỏ, rửa sạch. Sau đó giã nát gừng để vắt lấy nước uống.
– Cách 3: Nhai trực tiếp lát gừng tươi sau đó uống thêm nước ấm.
– Cách 4: Đun vài lát gừng tươi với nước để lấy nước uống.
Với những cách trên, các mẹ cần chú ý uống nước gừng trước 30 – 60 phút trước khi lên xe để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Dùng vỏ quýt, vỏ cam
Mùi hương của vỏ cam, vỏ quýt có tác dụng an thần, tạo tâm trạng thoải mái, kích thích cảm xúc tích cực, giúp che đi những mùi khó chịu trên ô tô.
Để chống say xe bằng vỏ quýt hoặc vỏ cam, các mẹ có thể thực hiện theo cách sau:
– Bước 1: Chuẩn bị 1-2 quả quýt hoặc cam trước khi lên xe.
– Bước 2: Gọt vỏ quýt hoặc cam và bóp nhẹ vỏ để tiết ra tinh dầu thơm nồng.
– Bước 3: Hít tinh dầu từ vỏ quýt khoảng 3 đến 5 phút có thể giúp thư giãn tinh thần, chống say tàu xe.
Lưu ý: Khi sử dụng vỏ cam và vỏ quýt, các mẹ nên chọn những quả sạch để an toàn cho sức khỏe.
3. Sử dụng dầu gió
Không chỉ có tác dụng giảm đau đầu, mệt mỏi, dầu gió còn có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu cơn buồn nôn do say xe.
Mẹ bầu sử dụng dầu gió khi đi xe còn tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái.
Cách sử dụng dầu gió giảm say xe cho mẹ bầu như sau:
– Cách 1: Thoa dầu gió vào thái dương và huyệt phong trì.
– Cách 2: Nhỏ 2 giọt dầu gió vào rốn rồi dùng băng quấn lại.
4. Dùng giấm ăn
Sử dụng giấm ăn có thể giúp mẹ bớt đi cảm giác buồn nôn.
Mẹ bầu có thể thực hiện theo cách sau:
– Pha 1 thìa giấm ăn với khoảng 250ml nước ấm rồi uống trước khi lên xe khoảng 30 – 60 phút.
– Lưu ý: Không nên uống khi bụng đang đói để tránh gây kích thích dạ dày.
VIII. Một số cách phòng ngừa say xe khi có thai
Mẹ bầu có thể chủ động phòng ngừa xay xe bằng những cách đơn giản dưới đây:
1. Ăn uống điều độ trước khi lên xe
Để hạn chế tình trạng say tàu xe, trước khi đi các mẹ chỉ nên ăn vừa phải.
Việc các mẹ ăn quá no khi di chuyển đường dài bằng tàu hỏa, ô tô sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, gây khó tiêu, trào ngược thức ăn.
2. Thực phẩm nên ăn
Nên ăn thức ăn dễ tiêu, tránh ăn no hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ trong vòng 2 giờ trước khi lên xe.
Một số thực phẩm là lựa chọn tốt cho mẹ bầu khi đi xe gồm: Bánh quy, sandwich,…
3. Cố gắng đừng suy nghĩ quá nhiều
Nhiều mẹ bầu bị “ám ảnh” bởi chứng say tàu xe nên thường rất mệt mỏi và suy nghĩ rất nhiều về cảm giác đó.
Mẹ bầu nên cố gắng đừng suy nghĩ quá nhiều về việc bị say tàu xe
Hãy thử suy nghĩ lạc quan hơn, những điều thú vị khác, hay đơn giản là tập trung vào những hình ảnh phía trước trên đường… sẽ giúp đánh lạc hướng cảm giác rất hiệu quả.
4. Uống đủ nước trong mỗi chuyến đi
Rất nhiều người ngại uống nước khi đi tàu hỏa vì sợ phải đi vệ sinh nhiều lần.
Điều này khiến cơ thể bị thiếu nước dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng, từ đó làm tăng nguy cơ bị say xe.
5. Chọn vị trí ngồi
Mẹ bầu bị say xe nên ngồi ở những hàng ghế phía trước.
Đồng thời mở cửa sổ để đón không khí trong lành và tập trung vào đường chân trời hoặc một vật thể ở xa.
6. Tập trung vào một điểm cố định
Khi chuyển động, việc tập trung vào một điểm cố định, chẳng hạn như đường chân trời, có thể giúp ổn định hình ảnh đầu vào và giảm bớt các triệu chứng say xe.
Kỹ thuật này giúp não điều hòa các tín hiệu mâu thuẫn từ tai trong và mắt.
7. Lưu ý khác
Cố gắng giữ bình tĩnh và thở nhẹ nhàng; mặc quần áo rộng rãi thoải mái; không nên xem điện thoại hoặc nhìn cửa sổ quá lâu;…
Trên đây, chúng tôi đã cùng các mẹ tìm hiểu về vấn đề mẹ bầu uống thuốc say xe được không.
Mẹ bầu có thể uống thuốc say xe khi mang thai nhưng cần uống đúng loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ đồng thời tuân thủ về liều lượng và thời gian để đảm bảo sức khỏe của hai mẹ con.
Tốt nhất, nếu không thực sự cần thiết phải dùng thuốc, các mẹ nên ưu tiên dùng các biện pháp chống say xe tự nhiên như gừng tươi, giấm gạo, vỏ cam hoặc vỏ quýt, dầu gió… để đảm bảo an toàn cho bé yêu!