Bà bầu uống nước mía được không? Nên uống vào giai đoạn 3 tháng đầu hay thời điểm về sau? Là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Vì trên thực tế, có rất nhiều thông tin cho rằng loại nước này khiến các mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Để có được thông tin chính xác nhất cho vấn đề này, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!
Nội dung:
I. Thành phần của nước mía
Hầu hết mọi người đều cho rằng, thành phần chủ yếu của mía là đường, nhưng thực tế, mía còn có rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe.
Cụ thể, trong loại cây này sẽ có: Calo, Protein, Carbohydrate, Chất xơ không bão hòa,…
Nước mía giàu đường, canxi, kali, vitamin B2…
Đối với sức khỏe con người, uống nước mía giúp:
– Phòng bệnh tật, chống cảm cúm, viêm họng.
– Làm đẹp da
– Cung cấp năng lượng
– Tăng cường chức năng gan
– Cải thiện hệ tiêu hóa
– Hỗ trợ xương – Răng, phát hiện và cải thiện một số vấn đề răng miệng…
II. Bà bầu uống nước mía được không?
Các chuyên gia y tế nhận định, nước mía đặc biệt tốt cho cơ thể của phụ nữ mang thai.
Vì trên thực tế, có rất nhiều thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong loại nước này, bao gồm: Magie, canxi, sắt và một số loại vitamin A, B1, B3, B2, B6, C,…
Bà bầu uống nước mía được không?
Do đó, bà bầu hoàn toàn có thể uống nước mía trong suốt thai kỳ để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Dưới đây là chi tiết về công dụng của nước mía với sản phụ các mẹ có thể tham khảo để hiểu rõ hơn.
( → Xem thêm: Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? Nên uống như thế nào? )
III. Tác dụng của nước mía khi mang thai
Theo các chuyên gia, nước mía sở hữu rất nhiều công dụng với sức khỏe mẹ bầu, có thể kể đến như:
1. Làm giảm chứng ốm nghén
Nước mía giúp mẹ bầu giảm cảm giác khó chịu của chứng ốm nghén thai kỳ.
Vì vậy, khi bị ốm nghén, mẹ có thể uống nước mía với chút gừng, khiến việc khó chịu ở cổ họng và dạ dày thuyên giảm phần nào, tạo cảm giác dễ chịu hơn.
2. Cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể
Uống nước mía khi mang thai giúp bổ sung cho cơ thể mẹ các chất chống oxy hóa, tăng đề kháng để chống lại các bệnh dễ gặp trong thai kỳ như: Nhiễm trùng, cảm, cúm…
Khi cơ thể mẹ có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ tốt nhất cho thai nhi trong bụng.
3. Ổn định về cân nặng
Mẹ bầu uống nước mía đúng cách còn giúp duy trì cân nặng ở mức ổn định.
Sở dĩ như vậy là do trong thức uống này có chứa các hợp chất polyphenol có khả năng thúc đẩy hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.
4. Tăng năng lượng của cơ thể
Trong nước mía có hàm lượng nước, đường lớn, vì vậy khi mẹ bầu tiêu thụ nước mía còn giúp bù nước và bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời giúp làm dịu cơn khát.
5. Giải quyết tình trạng táo bón
Nước mía có thể giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng táo bón là do thức uống này giàu kali.
Khoáng chất kali, nước và chất xơ lại rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa nên có thể giải quyết tình trạng táo bón ở mẹ bầu.
6. Tốt cho sức khỏe thai nhi
Nước mía còn cung cấp một lượng lớn protein cho cả cơ thể của mẹ và thai nhi.
Mặt khác, với hàm lượng dưỡng chất axit folic (vitamin B9) dồi dào nên khi bà bầu uống nước mía còn giúp thai nhi giảm thiểu nguy cơ bị các khuyết tật bẩm sinh.
7. Giảm thiểu tình trạng mệt mỏi
Căng thẳng và mệt mỏi là tình trạng thường gặp của các mẹ khi bước vào giai đoạn thai kỳ.
Theo nghiên cứu, có tới 5,71 gr đường tự nhiên được tìm thấy trong 28.35 gr mía.
Loại đường này có khả năng chuyển hóa năng lượng, giảm bớt cảm giác mệt mỏi để mẹ bầu có tinh thần vui vẻ và phấn chấn hơn.
IV. Mẹ bầu uống nước mía 3 tháng đầu được không?
Mẹ bầu có thể uống nước mía trong cải thai kỳ, kể cả là 3 tháng đầu hay cuối, không cần phải kiêng cữ ở bất kỳ giai đoạn nào.
Mang bầu tháng thứ mấy được uống nước mía?
Tuy nhiên, trước khi uống nước mía các mẹ nên tìm hiểu để sử dụng thức uống này cho đúng cách để các tác dụng với sức khỏe phát huy tối đa nhất.
V. Uống nước mía khi có bầu cần lưu ý gì?
Bà bầu nên uống nước mía vì đây là thức uống vô cùng cho sức khỏe của hai mẹ con.
Tuy nhiên để công dụng của nước mía có thể phát huy tối đa, các mẹ cần lưu ý uống đủ lượng và nắm được một số lưu ý dưới đây.
1. Lượng nước mía phù hợp lúc mang bầu
Theo các chuyên gia sức khỏe, lượng nước mía mẹ bầu nên tiêu thụ mỗi ngày tối đa là 400ml.
Không nên uống hàng ngày, chỉ nên uống tối đa 2 lần/tuần.
Thời điểm thích hợp nhất để uống nước mía là sau bữa ăn chính từ 1-2 giờ.
Không nên uống trước bữa ăn chính vì tạo cảm giác no không muốn ăn.
2. Ảnh hưởng của bà bầu khi uống nhiều nước mía
Do có hàm lượng đường cao (25,71 gr/28,35gr), nên nếu thai phụ lạm dụng uống với số lượng nhiều thì có thể khiến lượng đường nạp vào cơ thể vượt ngưỡng, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con.
Cụ thể, thành phần chủ yếu của nước mía là đường nên nếu uống nhiều rất dễ gây no bụng tạo cảm giác chán ăn.
Đặc biệt, việc lạm dụng nước mía còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
3. Một số trường hợp không nên uống nước mía khi mang thai
Trong một số trường hợp, mẹ bầu không nên uống mía để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, cụ thể:
– Thai phụ bị tiêu chảy.
– Bà bầu đang bị đầy bụng.
– Mẹ bầu có hệ tiêu hóa và đường ruột yếu.
– Mẹ bầu bị tăng cân quá nhanh, béo phì.
Như vậy với câu hỏi bà bầu uống nước mía được không thì câu trả lời là có.
Nước mía an toàn và bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai nhưng các mẹ cần lưu ý không nên lạm dụng thức uống này, hãy uống với lượng vừa phải để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đến cả thai phụ lẫn thai nhi.