Bà bầu bị cảm cúm khi mang thai: Biểu hiện, phòng tránh, điều trị

Do cơ thể có nhiều thay đổi và hệ miễn dịch bị suy giảm nên bà bầu bị cảm cúm khi mang thai thường bị nặng và lâu khỏi hơn so với người bình thường. Đáng nói, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, mang bầu bị cúm nặng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, các mẹ nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này để có cách xử trí phù hợp khi không may mắc phải.

Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 1Hình ảnh phụ nữ có thai bị cúm.

I – Cảm cúm là như thế nào?

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm Influenza gây ra. Bệnh dễ lây lan từ từ người này sang người khác qua đường hô hấp từ khoảng cách xa tới hơn 2m.

Thời gian ủ bệnh của bệnh cảm cúm là từ 1 đến 4 ngày; thời kỳ lây có thể bắt đầu trước khi sốt 1 ngày và kéo dài đến 7 ngày.

Bà bầu bị cúm phải làm saoCảm cúm do virus cúm Influenza gây ra.

Các đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm là: Phụ nữ có thai; trẻ nhỏ dưới 5 tuổi; người lớn trên 65 tuổi; người bị suy giảm hệ miễn dịch; trẻ vị thành niên sử dụng aspirin kéo dài; người mắc các bệnh mãn tính như hen, suy tim, bệnh tiểu đường, bệnh gan… 

II – Nguyên nhân cảm cúm khi mang thai

Các nguyên nhân khiến bà bầu bị cảm cúm khi mang thai chủ yếu gồm:

– Tiếp xúc với người bị mắc bệnh cảm cúm.

– Sức đề kháng bị suy giảm trong thời gian mang thai.

– Thời tiết thay đổi đột ngột, trời trở lạnh, trở gió bất ngờ.

Mẹ bầu bị cúm do chưa tiêm phòng vắc xin cảm cúm.

Mẹ bầu bị cúm phải làm sao Phụ nữ mang thai sức đề kháng bị suy giảm nên rất dễ bị vi rút cúm tấn công và gây bệnh. 

( → Xem thêm: Bà bầu bị sốt rét có nguy hiểm không? Biểu hiện, hậu quả và cách xử lý )

III – Dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu

Hiện tượng cảm cúm ở bà bầu khá phổ biến và thường gặp. Các biểu hiện cảm cúm ở bà bầu có thể khác nhau ở từng mẹ, nhưng về cơ bản các biểu hiện cảm cúm ở bà bầu thường gồm:

Bà bầu bị cúm thường bị ho khan hoặc ho có đờm.

Cảm giác ớn lạnh.

Sổ mũi, nghẹt mũi.

Sốt.

Khó thở.

Đau họng, khàn giọng.

Đau mỏi cơ khớp.

Biểu hiện cảm cúm ở bà bầuSốt, ớn lạnh, ho, đau đầu, mệt mỏi… là những dấu hiệu bị cảm cúm khi mang thai.

Đau đầu.

Ăn không ngon, chán ăn.

Mệt mỏi.

Hắt hơi.

Đau ngực.

IV – Mang thai bị cúm có sao không?

Có bầu bị cúm có ảnh hưởng gì không? Nếu chủ quan không được điều trị kịp thời và đúng cách, cảm cúm ở bà bầu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả mẹ bầu và thai nhi. 

1. Đối với thai nhi

Phụ nữ đang mang bầu bị cảm cúm thai nhi có thể gặp một số nguy hiểm sau:

– Thai nhi có nguy cơ bị dị tật,  đặc biệt là khi mẹ bị cảm cúm khi mang thai ở 13 tuần đầu của thai kỳ).

– Sốt cao kèm theo độc tính của virus gây co bóp tử cung khiến thai chết lưu, sảy thai, sinh non.

Phụ nữ mang thai bị cúm có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như: hở hàm ếch, hở van tim (tim bẩm sinh và một số khiếm khuyết khác trên cơ thể. 

Trẻ nhỏ có nguy cơ bị rối loạn tâm thần nếu mẹ bị cảm cúm khi mang bầu 5 tháng đầu.

Tuy nhiên, bệnh cảm cúm có nhiều thể bệnh khác nhau và không phải thai phụ nào bị cúm gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nhưng tốt nhất ngay khi thấy có triệu chứng cảm cúm ở bà bầu, các mẹ nên đi khám ngay.

Mới mang thai bị cúm có sao khôngPhụ nữ mang bầu bị cúm có thể gây dị tật thai nhi. 

2. Đối với mẹ

Bệnh cảm cúm thường lành tính, nhưng với những người có hệ miễn dịch suy giảm thì biến chứng nặng vẫn có thể xảy ra.

Trong khi đó, cơ thể người phụ nữ đang mang thai có rất nhiều thay đổi về nội tiết, sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng suy giảm đáng kể so với người bình thường.

So với người bình thường, phụ nữ đang mang bầu bị cảm cúm thường bị nặng hơn và thời gian cũng kéo dài hơn. Trường hợp phụ nữ mang bầu bị cảm cúm nặng có thể khiến thai phụ bị viêm phổi. 

( Xem thêm: Mẹ bầu bị sốt xuất huyết có sao không? )

V – Cách chữa cảm cúm cho bà bầu an toàn và hiệu quả

Tốt nhất, để phòng xảy ra các biến chứng của bệnh cảm cúm cho bà bầu và thai nhi, ngay khi phát hiện dấu hiệu cảm cúm khi mang thai, các mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị phù hợp và kịp thời.

Trường hợp bị cảm cúm khi mang bầu nhẹ, các mẹ có thể tham khảo một số mẹo chữa cảm cúm cho bà bầu dưới đây: 

1. Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng

Bên cạnh tác dụng giảm cảm giác khó chịu do ốm nghén, các hoạt chất zingerone, gingerol và shogaol trong gừng còn giúp kháng khuẩn, tăng đề kháng từ đó chữa cảm cúm hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc. 

Do đón nếu đang thắc mắc bầu bị cúm phải làm sao, các mẹ hãy thử sử dụng gừng theo hướng dẫn sau: Thái nhỏ vài lát gừng rồi cho vào đun sôi trong 200ml nước. Đun nhỏ lửa khoảng 10 phút để cho các chất trong củ gừng thấm hết ra. Chắt lấy nước gừng uống khi còn ấm.

Kinh nghiệm chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừngChữa cảm cúm khi mang bầu bằng gừng.

2. Xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầu

Thành phần kháng sinh Allicin trong tỏi giúp cơ thể mẹ chống lại sự tấn công của các vi rút gây bệnh. Tỏi cũng rất giàu khoáng chất và  vitamin tốt cho sức khỏe của thai phụ. Chình vì vậy, tìm kiếm thông tin mẹ bầu bị cúm phải làm sao, các mẹ đừng bỏ qua tỏi nhé. 

– Hướng dẫn cách xông cảm cúm khi mang thai bằng tỏi như sau: Giã nát vài tép tỏi rồi cho vào chiếc chậu sạch. Đun nước nóng khoảng 70-80 độ rồi đổ vào chậu đựng tỏi (không nên đun nước sôi vì có thể làm mất đi một số chất có lợi trong tỏi). 

Xông tỏi trị cảm cúm cho bà bầuDùng tỏi chữa cảm cúm cho bà bầu.

Dùng khăn trùm kín đầu và tiến hành xông hơi với tỏi. Trong quá trình xông trị cảm cúm cho bà bầu, mẹ bầu cần hít thật sâu để hơi nước vào sâu trong khoang mũi. Nên xông hơi trị cảm cúm cho bà bầu bằng tỏi trong khoảng 10 phút.

Ngoài cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng tỏi, các mẹ còn có thể dùng lá xông trị cảm cúm cho bà bầu. Một số loại lá mẹ có thể dùng như: sả, bưởi, kinh giới, húng chanh, mùi tàu…

3. Lá tía tô chữa cảm cúm cho bà bầu

Theo Đông y, lá tía tô có vị cay tính ấm nên thường được sử dụng để trị cảm cúm, đau đầu, buồn nôn, sưng họng.

Mẹ bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 1 hoặc bất kỳ ở thời điểm nào của thai kỳ đều có thể sử dụng thảo dược lá tía tô để chữa bệnh.

– Để trị dứt điểm cảm cúm cho bà bầu bằng lá tía tô, các mẹ có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau: Đun 1 nắm lá tía tô với 2 bát nước.

Đun sôi nhỏ lửa cho tới khi nước trong nồi chỉ còn 1 bát là được. Uống khi còn ấm để đạt hiệu quả chữa cảm cúm cho mẹ bầu cao nhất. Hoặc mẹ có thể nấu cháo lá tía tô trứng gà, món ăn vừa bổ dưỡng vừa giải cảm hiệu quả.

Lá tía tô chữa cảm cúm cho bà bầuLá tía tô chữa viêm họng cảm cúm cho bà bầu.

Một số món cháo giải cảm cúm cho bà bầu chế biến từ lá tía tô khác mẹ bầu có thể tham khảo như: Cháo gà tía tô, cháo thịt bằm tía tô, cháo sườn tía tô, cháo đậu xanh tía tô, cháo lươn tía tô, cháo bò nấm tía tô…

4. Trị cảm cúm cho bà bầu bằng thực phẩm

Bà bầu bị cúm nên ăn gì? Bổ sung ăn các thực phẩm có tác dụng tăng cường sức đề kháng hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm ở mẹ bầu hữu hiệu. Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý cho câu hỏi bà bầu bị cúm ăn gì nhanh khỏi:  

– Thực phẩm giàu vitamin C: cam, quýt, chanh, bưởi,ớt chuông…

– Việt quất: Loại quả này rất giàu lượng aspirin tự nhiên, giúp hạ sốt, giảm đau và viêm sưng.

– Nam việt quất: Phenol được tìm thấy trong quả nam việt quất là 1 chất chống oxy hóa mạnh mẽ,  ngăn ngừa vi khuẩn trú ngụ ở đường tiểu và bàng quang.

Có bầu bị cảm cúm phải làm saoCách trị cảm cúm cho bà bầu tại nhà bằng thực phẩm giàu vitamin C. 

– Hành tây: Hoạt chất phytochemical trong hành tây có tác dụng giảm viêm phế quản và hiện tượng viêm nhiễm trong cơ thể.

– Trà đen, trà xanh: Chứa thành phần catechin có hiệu quả trong việc tăng đề kháng.

5. Uống panadol cảm cúm khi mang thai

Bà bầu bị cảm cúm có triệu chứng bị đau đầu, sốt cao muốn uống panadol thì cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.

Tuyệt đối không tự ý mua các loại thuốc cảm cúm cho bà bầu về uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Mẹ bị cảm cúm khi mang thaiThai phụ chỉ được uống thuốc cảm cúm cho phụ nữ mang thai khi có chỉ định của bác sĩ. 

Trường hợp đã áp dụng các cách trị cảm cúm cho mẹ bầu tại nhà nhưng không hiệu quả, các mẹ nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ điều trị.

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc cảm cúm cho mẹ bầu như: thuốc chống siêu vi rút, Acetaminophen, thuốc giảm đau (Mucinex), thuốc giảm ho (Vicks 44 hoặc Robitussin), thuốc xịt mũi, thuốc kháng histamin… Thông tin này cũng là giải đáp cho câu hỏi bà bầu bị cúm uống thuốc gì.

VI – Cách phòng tránh cảm cúm cho bà bầu

Một số biện pháp giúp phòng cảm cúm khi mang thai cho mẹ gồm:

– Tiêm vacxin cảm cúm cho bà bầu là cách phòng ngừa cảm cúm khi mang thai đơn giản và hiệu quả nhất. 

Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày.

Sắp xếp thời gian làm việc khoa học và hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.

Hạn chế tối đa đi đến những nơi đông người nếu không thực sự cần thiết.

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn cũng là cách hữu hiệu để phòng cảm cúm cho bà bầu

Chế độ ăn uống cần đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi trong suốt quá trình mang thai nhằm tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch.

Vì lượng canxi trong thực phẩm tự nhiên không đủ cung cấp cho nhu cầu canxi của mẹ bầu nên các cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống bổ sung thuốc canxi NextG Cal.

Mang thai bị cúm phải làm gìTiêm mũi cảm cúm cho bà bầu giúp phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu hiệu quả. 

Mong rằng với các thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, các mẹ đã hiểu rõ hơn về  vấn đề phụ nữ mang thai bị cảm cúm. Đồng thời các mẹ còn biết nên làm gì, nên ăn gì và điều trị thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về hiện tượng cảm cúm khi mang thai hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm viên uống canxi NextG Cal, hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được tư vấn trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí

    -->