Gãy xương quay là một trong các chấn thương xương chi trên thường gặp, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của tay và các hoạt động khác của cơ thể. Do đó, tìm hiểu các thông tin về xương quay là cần thiết để biết đâu là cách chữa và phòng ngừa gãy xương quay hiệu quả.
Hình ảnh gãy xương quay
Nội dung:
I – Xương quay là xương gì?
Xương quay là một trong hai xương ở cẳng tay, xương còn lại là xương trụ. Xương quay dài, có hình lăng trụ và hơi cong theo chiều dài, nằm từ mặt bên khớp khuỷu tới bên cạnh ngón cái của cổ tay.
Xương quay được chia thành ba phần là thân xương, đầu trên và đầu dưới. Chức năng của xương quay là thực hiện các chuyển động ở cánh tay, bàn tay và cổ tay.
Xương quay nằm song song với xương trụ ở cẳng tay và hỗ trợ thực hiện nhiều hoạt động ở tay.
Trong hai xương ở cẳng tay là xương quay xương trụ thì xương quay có khả năng gãy cao hơn. Gãy xương quay là tình trạng xương quay ở cẳng tay bị rạn, nứt hoặc gãy.
II – Nguyên nhân gãy xương quay
Gãy xương quay cổ tay chủ yếu do té ngã ở tư thế chống bàn tay duỗi hết mức, mặt đất và sức nặng cơ thể tác động lực lớn đè ép xương quay. Ngoài ra, gãy xương quay cẳng tay còn do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, chấn thương khi chơi thể thao…
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị gãy xương quay cổ tay phải/gãy xương quay cổ tay trái như: lạm dụng corticoid để điều trị bệnh; bị bệnh tiểu đường, loãng xương, giòn xương, u xương…
Gãy xương quay là tình trạng phổ biến ở người lớn, với tỷ lệ gãy xương tương tự nhau. Tuy nhiên qua 40 tuổi, tỷ lệ gãy xương quay ở phụ nữ cao hơn nam giới.
Gãy xương quay chủ yếu do té ngã ở tư thế chống bàn tay duỗi hết mức, mặt đất và sức nặng cơ thể tác động lực lớn đè ép xương quay.
III – Biểu hiện bị gãy xương quay
Có hai vị trí gãy xương quay thường gặp là: Gãy đầu dưới xương quay và gãy đầu trên xương quay (gãy chỏm xương quay). Tùy vị trí gãy xương quay mà sẽ có biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Cụ thể:
– Biểu hiện bị gãy đầu trên xương quay: Sưng đau vùng khuỷu; đau chói khi ấn vào; hạn chế vận động gấp duỗi – sấp ngửa; có thể có tổn thương mạch máu thần kinh đi kèm.
– Biểu hiện bị gãy đầu dưới xương quay: Đau, sưng nề vùng cổ tay; biến dạng vùng cổ tay; vận động gấp duỗi, sấp ngửa bị hạn chế; các ngón tay cứng; đầu xương gãy nhô ra dưới da,…
Khi có những dấu hiệu kể trên, cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ xử lý và điều trị kịp thời, phòng tránh các biến chứng về sau.
Gãy xương quay gây sưng đau và biến dạng cẳng tay.
IV – Gãy xương quay cổ tay bao lâu thì khỏi?
Thời gian trung bình để xương quay bị gãy lành và phục hồi là từ khoảng 8-10 tuần, tùy theo mức độ của chấn thương, vị trí gãy xương, độ tuổi của người bệnh và phương pháp điều trị.
Điều quan trọng là trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ theo đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc không tuân thủ điều trị có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và gây tổn thương xương vĩnh viễn.
Gãy xương quay bao lâu thì lành? Gãy xương quay tay bao lâu thì lành phụ thuộc vào mức độ và vị trí gãy xương.
V – Cách chữa trị gãy xương quay cổ tay hiệu quả và an toàn
Tùy thuộc vào mức độ và vị trí gãy/rạn xương quay cổ tay mà bác bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể. Thông thường, có 2 hướng điều trị là điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.
1. Điều trị bảo tồn
Phương pháp điều trị bảo tồn gãy xương quay, gãy xương quay khuỷu tay được sử dụng trong trường hợp gãy xương nhẹ, không hoặc di lệch rất ít.
Bệnh nhân sẽ được nắn chỉnh xương về đúng vị trí, sau đó bó bột trong khoảng thời gian từ 4-6 tuần. Thông tin cũng này cũng là giải đáp cho câu hỏi gãy đầu dưới xương quay bó bột bao lâu/gãy xương quay cổ tay bó bột bao lâu.
2. Điều trị phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật gãy xương quay được bác sĩ chỉ định khi xương quay bị gãy di lệch quá lớn, không thể nắn chỉnh được hoặc liền lệch trục.
Các phương pháp mổ kết hợp xương được sử dụng phổ biến hiện nay là kết xương bằng đinh Kirschner/nẹp vít.
Phương pháp bó bột được sử dụng trong trường hợp gãy xương quay nhẹ và ít di lệch.
VI – Cách chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương quay
Để xương quay bị gãy mau liền, khi chăm sóc bệnh nhân gãy xương quay bạn cần chú ý một số điều sau:
– Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình liền xương.
– Tránh để bệnh nhân vận động mạnh hoặc làm các công việc nặng liên quan đến xương quay cẳng tay khi xương chưa liền và phục hồi hoàn toàn.
– Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, ngoài việc ăn uống đủ dinh dưỡng và đa dạng thực phẩm thì nên tăng cường bổ sung các thức ăn giàu vitamin D, canxi, sắt magie, kẽm… Đây là các chất dinh dưỡng rất tốt cho quá trình phục hồi xương.
– Cố gắng để cơ thể được nghỉ ngơi và thư giãn tối đa; hạn chế căng thẳng, lo lắng; tránh thức khuya ngủ muộn; nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.
– Không uống cà phê, rượu, bia, nước trà đặc, nước ngọt có ga; hút thuốc lá, thuốc lào; ăn bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
– Uống thuốc bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ: NextG Cal là thuốc bổ sung canxi có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non của Úc rất giàu canxi và photpho. Khi kết hợp với vitamin K1 và D3 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển tới tận các mô xương.
Viên uống canxi NextG Cal của Úc
*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.
Nếu cần tìm hiểu thêm về gãy xương quay hoặc thông tin về sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ tư vấn.