Xương chậu có chức năng nâng đỡ nửa phần trên của cơ thể nên khi bị gãy xương chậu người bệnh đều muốn biết gãy xương chậu bao lâu thì khỏi và đi lại được? Ngoài giải đáp thắc mắc này, bài viết này của NextgCal còn cung cấp các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị gãy xương chậu.
Hình ảnh gãy xương chậu.
Nội dung:
I – Xương chậu là xương gì?
Xương chậu là loại xương này chiếm diện tích lớn nhất trong cấu tạo xương của cơ thể con người.
Xương có hình cánh quạt, được hợp thành từ 3 xương là xương mu ở trước, xương cánh chậu ở trên và xương ngồi ở sau. Chức năng của xương chậu là nâng đỡ nửa phần trên của cơ thể.
Vậy gãy xương chậu là gì? Gãy xương vùng chậu là tình trạng cấu trúc xương chậu bị phá vỡ. Gãy/vỡ xương chậu không phải là loại gãy xương phổ biến, chỉ chiếm khoảng 3% trường hợp gãy xương ở người trưởng thành.
Gãy xương chậu mất bao nhiêu máu? Theo thống kê của H. Willenegger, số lượng máu bị mất khi gãy xương chậu trung bình khoảng 1.700ml – 2.400ml.
Gãy xương vùng chậu được phân thành 2 loại chính là gãy xương chậu ổn định và gãy xương chậu không ổn định. Trong đó, gãy xương chậu ổn định là khi chỉ có một vết gãy ở xương chậu và các đầu xương bị gãy vẫn nằm đúng vị trí.
Gãy xương chậu là tình trạng cấu trúc xương chậu bị phá vỡ.
Còn gãy xương chậu không ổn định là khi có có hai hoặc nhiều vết gãy ở xương chậu và đầu xương gãy bị dịch chuyển lệch khỏi vị trí đúng của nó.
Ngoài ra, bị vỡ xương chậu còn được phân chia thành gãy xương chậu kín và gãy xương chậu hở. Trong đó, gãy xương kín là tình trạng xương bị gãy bên trong và không có vết thương nào ngoài da; còn gãy xương hở là tình tràng gãy xương kèm theo vết thương hở ngoài da.
II – Nguyên nhân bị gãy xương chậu
Tai nạn vỡ xương chậu thường xảy ra do các nguyên nhân sau:
– Chấn thương mạnh:
+ Tai nạn giao thông.
+ Tai nạn lao động.
+ Va chạm trong thể thao.
+ Rơi tự trên cao xuống.
– Xương yếu:
+ Xương đã suy yếu, nhất là ở những người cao tuổi bị loãng xương.
+ Nguyên nhân là do té ngã khi đi đứng hoặc trong các hoạt động thường này như đi ra vào nhà tắm hay lên xuống cầu thang.
Hầu hết chấn thương gãy xương chậu xảy ra do bị chấn thương mạnh.
III – Dấu hiệu gãy xương chậu
Các biểu hiện gãy xương chậu gồm:
– Đau đớn, khó chịu ở háng, hông hoặc thắt lưng. Cơn đau nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân vỡ xương chậu cố gắng đi lại hoặc di chuyển hông.
– Bầm tím và sưng ở vùng gãy xương.
– Triệu chứng vỡ xương chậu khác là đau ở vùng bụng.
– Cảm thấy đau nhói hoặc tê ở háng và chân.
Đau đớn, khó chịu ở háng, hông hoặc thắt lưng là triệu chứng điển hình khi bị gãy vỡ xương chậu.
( → Xem thêm: Gãy xương sống có chữa được không? Có nguy hiểm không?)
– Chảy máu từ âm đạo khi vỡ xương chậu ở nữ.
– Chảy máu từ trực tràng hoặc niệu đạo.
– Yếu chi, gặp khó khăn khi đứng hoặc đi lại.
– Khó tiểu cũng là triệu chứng gãy xương chậu.
– Đại tiểu tiện không tự chủ.
IV – Bị gãy xương chậu có nguy hiểm không?
Khi nghi ngờ có dấu hiệu bị gãy xương chậu mu, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh gây các biến chứng nguy hiểm.
Các biến chứng và hậu quả của gãy xương chậu có thể xảy ra gồm: tổn thương bàng quang, chảy máu bên trong, chấn thương âm đạo….
Gãy xương chậu ảnh hưởng gì? Gãy vỡ xương chậu là một loại gãy xương phức tạp và nghiêm trọng, có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như:
– Tổn thương xương khớp trầm trọng: Hoại tử chỏm xương đùi, thoái hóa khớp háng, gãy cánh xương cùng, trật khớp mu.
– Ảnh hưởng hệ tiết niệu: Chấn thương bàng quang và niệu đạo.
Gãy xương chậu gây chảy máu nhiều nên bệnh nhân dễ bị sốc, gây nhiều tai biến, có thể dẫn tới tử vong.
– Ảnh hưởng cơ quan sinh dục: Phụ nữ bị gãy vỡ xương chậu ảnh hưởng tới buồng trứng, tử cung.
– Ảnh hưởng tới trực tràng.
– Ảnh hưởng các cơ quan trong ổ bụng như gan, tá tràng.
– Gãy xương chậu gây chảy máu nhiều nên bệnh nhân dễ bị sốc, hay tổn thương đến nội tạng và gây nhiều tai biến, có thể dẫn tới tử vong.
V – Gãy xương chậu bao lâu thì khỏi và đi lại được?
Gãy xương chậu bao lâu hồi phục và đi lại được phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như phương pháp điều trị, mức độ gãy, cách chăm sóc… Nhưng thông thường, thời gian hồi phục và đai lại của bệnh nhân gãy xương chậu sẽ là:
– Gãy xương chậu bao lâu thì lành? Thời gian xương chậu bị gãy lành và phục hồi là khoảng từ 4-6 tuần. Trong thời gian này, tốt nhất người bệnh nên hạn chế ngồi, tốt nhất là nằm trên giường.
– Gãy xương chậu bao lâu thì đi lại được? Trường hợp gãy xương chậu nhẹ, bệnh nhân có thể đi lại và trở lại sinh hoạt bình thường sau khoảng từ 3- 6 tháng điều trị. Nhưng nếu mức độ nặng và nghiêm trọng sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.
Bệnh nhân gãy xương chậu có thể đi lại và trở lại sinh hoạt bình thường sau khoảng từ 3- 6 tháng điều trị.
VI – Cách xử lý và điều trị gãy xương chậu
Việc xử trí gãy xương chậu và sơ cứu gãy xương chậu đúng cách có thể giúp hạn chế tổn thương nghiêm trọng hơn.
– Cách xử trí và sơ cứu vỡ xương chậu như sau: Đặt bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Buộc 2 vòng băng to bản ở khung chậu, băng số 1 rộng bản ở đầu gối. băng số 8 băng xung quanh bàn chân và mắt cá chân. Khuyên nạn nhân cố gắng nằm bất động. Lập tức đưa người bệnh tới bệnh viện gần nhất.
Vậy gãy xương chậu và cách điều trị thế nào? Bác sĩ căn cứ vào kiểu gãy xương, mức độ xương di lệch, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và các chấn thương liên quan để chỉ định phương pháp điều trị vỡ xương chậu bên phải/trái phù hợp.
1. Điều trị không phẫu thuật
Phương pháp điều trị gãy xương chậu không phẫu thuật được sử dụng trong trường hợp gãy xương chậu ổn định, xương gãy ít di lệch. Các phương pháp điều trị không phẫu thuật gồm:
– Cố định ngoài: Băng ép quanh chu vi khung chậu; gác cao hai chân trên giá Braun theo tư thế “ếch”; đặt khung CĐN.
– Sử dụng thuốc: Bệnh nhân uống thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu để làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông bên trong tĩnh mạch chân và khung chậu.
– Dụng cụ hỗ trợ đi lại: Bệnh nhân sử dụng nạng hoặc khung tập đi trong 3 tháng hoặc cho đến khi xương hồi phục hoàn toàn, tránh tình trạng dồn trọng lượng lên chân. Trường hợp chấn thương cả ở hai chân, bệnh nhân sẽ phải dùng đến xe lăn.
2. Phẫu thuật vỡ xương chậu
Người bị gãy xương chậu không ổn định (gãy nhiều xương và xương di lệch nhiều) cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật để điều chỉnh lại xương. Bác sĩ sẽ cố định xương chậu bằng ốc vít hoặc các thanh nẹp kim loại. Đây cũng là đáp án cho thắc mắc gãy xương chậu có phải mổ không.
Điều trị gãy xương chậu bằng cách đặt khung CĐN cố định bên ngoài.
Phẫu thuật gãy xương chậu có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng như: Nhiễm trùng; tổn thương mạch máu hoặc dây thần kinh; thuyên tắc phổi; hình thành cục máu đông…
Sau điều trị gãy xương chậu, bệnh nhân cần kết hợp với tập luyện, vật lý trị liệu để cải thiện và phục hồi khả năng vận động của các khớp.
VII – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương chậu
Trong quá trình điều trị gãy xương chậu, bệnh nhân cần chú ý tái khám theo lịch hẹn, có chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống khoa học hàng ngày nhằm cải thiện sớm sức khỏe. Cụ thể:
– Tái khám: Bệnh nhân sau gãy xương chậu cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường nếu có. Đồng thời tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
– Chế độ vận động: Bệnh nhân nên nghỉ ngơi hoàn toàn khi đang trong quá trình điều trị gãy xương chậu. Khi bệnh dần khỏi, bệnh nhân nên chú ý vận động nhẹ nhàng với bài tập đi bằng nạng. Hạn chế leo cầu thang, đứng quá lâu, tránh làm việc gắng sức, mang vác nặng.
– Về chế độ dinh dưỡng: Bị gãy xương chậu nên ăn gì? Trong chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, canxi, kẽm, sắt, magie, khoáng chất tốt cho xương khớp. Tránh uống bia rượu, đồ uống chứa chất kích thích; hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ; tránh xa đồ ngọt; không uống nước trà đặc.
Người bị gãy xương chậu cần bổ sung một lượng canxi lớn để quá trình phục hồi xương diễn ra nhanh chóng hơn. Trường hợp chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo cung cấp đủ canxi nên người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc bổ sung canxi.
Viên uống canxi NextG Cal của Úc
NextG Cal là thuốc bổ sung canxi có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non của Úc rất giàu canxi và photpho. Khi kết hợp với vitamin K1 và D3 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển tới tận các mô xương.
*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.
Nếu cần tìm hiểu thêm về gãy xương chậu hoặc thông tin về sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ tư vấn.
4 Bình luận