Ê buốt răng sau sinh: Nguy hiểm không? Cách chữa hiệu quả!

Ê buốt răng sau sinh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày của mẹ. Mẹ sau sinh ăn uống không điều độ do ê buốt răng kéo dài có thể dẫn đến đau dạ dày, viêm loét dạ dày… làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng này qua bài viết sau.

I. Lý do khiến răng bị ê nhức sau sinh

Sau khi sinh con, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi, một trong số đó phải kể đến tình trạng bị nhức răng sau sinh.

Nguyên nhân các mẹ gặp phải tình trạng này có thể kể tới như:

1. Do thiếu canxi

Các chuyên gia sức khỏe cho hay, nhu cầu canxi của mẹ sau khi sinh em bé cao hơn so với bình thường (khoảng 1300mg canxi/ngày).

răng bị ê buốt sau khi sinhMẹ bầu bị ê buốt răng do cơ thể bị thiếu hụt canxi

Trong số 1300g canxi, em bé đã lấy khoảng 200 đến 300mg canxi từ sữa mẹ.

Vì vậy, sau sinh chính là khoảng thời gian mà người mẹ rất dễ bị thiếu hụt canxi.

Canxi là khoáng chất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ xương và răng.

Thiếu canxi, cơ thể của mẹ buộc phải “rút” canxi từ xương và răng để cung cấp cho em bé.

Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến mẹ gặp phải hiện tượng răng bị ê buốt sau khi sinh.

2. Chế độ ăn uống chưa phù hợp

Phụ nữ khi mang thai thường có xu hướng thèm đồ chua.

Đồ chua lại chứa nhiều acid tự nhiên, nếu men răng liên tục tiếp xúc với chất này có thể khiến chân và mô răng bị bào mòn gây ê buốt và nhức.

Mặt khác, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường cũng là lý do ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của mẹ sau sinh, khiến răng ê buốt và nhức.

3. Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Tình trạng ê buốt chân răng sau sinh còn xuất phát từ nguyên nhân các mẹ không chăm sóc răng miệng đúng cách.

Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đều đặn khiến thức ăn thừa bám trên răng và kẽ răng.

Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phá hủy men răng. Hậu quả là khiến răng bị ê buốt sau sinh.

ê buốt chân răng sau sinhChăm sóc răng miệng không đúng cách khiến mẹ sau sinh bị đau buốt răng sau khi sinh

Bên cạnh đó, một số mẹ bầu còn duy trì thói quen kiêng đánh răng sau sinh để tránh răng yếu và rụng khi về già.

Tuy nhiên, điều này lại chính là nguyên nhân khiến sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng, khiến răng bị đau nhức, ê buốt.

4. Nôn nghén quá nhiều

Nôn nghén quá nhiều trong thời gian mang bầu khiến acid dạ dày đẩy ngược lên ảnh hưởng tới men răng và chân răng.

Theo thời gian, răng bị yếu đi và tình trạng ê răng sau khi sinh là điều khó tránh khỏi.

II. Ê buốt răng sau sinh có nguy hiểm không?

Bị ê răng sau khi sinh không phải là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn khi ăn uống.

Việc ăn uống đủ chất và đa dạng sau khi sinh là điều rất quan trọng để giúp mẹ mau chóng phục hồi sức khỏe và đảm bảo nguồn sữa cho con.

Nhưng cảm giác răng ê buốt liên tục xuất hiện sẽ khiến các mẹ gặp không ít khó khăn khi ăn uống, giảm cảm giác ngon miệng khi ăn.

cách chữa ê buốt răng sau sinhÊ buốt răng khiến mẹ sau sinh gặp nhiều khó khăn khi ăn uống gây thiếu hụt dưỡng chất

Nếu không được khắc phục và can thiệp kịp thời, các mẹ có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, chán ăn và sụt cân.

Mặt khác, việc ăn uống không khoa học và điều độ do ê buốt răng sau sinh có thể khiến mẹ sau sinh bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày, thậm chí là viêm loét dạ dày khiến sức khỏe suy giảm.

Cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng khiến chất lượng sữa cho em bé không đảm bảo, trẻ phải đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu cân.

III. Mẹo chữa ê buốt răng sau sinh hiệu quả

Một số biện pháp như chúng tôi gợi ý ở trên có thể hỗ trợ giảm cảm giác ê buốt răng sau sinh.

Tuy nhiên, nếu cơn đau nhức và ê buốt vẫn tiếp diễn, các mẹ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.

1. Bổ sung đầy đủ canxi sau sinh

Nếu thiếu canxi, cơ thể phụ nữ sau sinh sẽ bắt đầu lấy canxi từ xương và răng.

Điều này sẽ làm răng yếu đi dẫn đến các vấn đề về răng miệng như sâu răng, răng ố vàng, nướu bị kích ứng…

Không chỉ vậy, người mẹ thiếu canxi còn gặp nhiều vấn đề sức khoẻ khác, chẳng hạn như mệt mỏi, mất ngủ, chuột rút, tê chân tay và làm tăng nguy cơ loãng xương về sau.

răng ê buốt sau sinhThuốc canxi hữu cơ Úc NextG Cal

Vì vậy, để trị nhức răng sau sinh do thiếu canxi, các mẹ cần chú ý bổ sung canxi đầy đủ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày với các thực phẩm giàu canxi như: Sữa, các loại rau xanh lá, cá mòi, cá hồi, quả hạnh, các loại hạt…

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, chế độ ăn hàng ngày của người Việt thường chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu canxi của cơ thể.

Do đó, bên cạnh chế độ ăn uống, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc canxi hữu cơ Úc NextG Cal để đảm bảo lượng canxi cần thiết cho hai mẹ con.

gIẢI ĐÁP CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM CANX HỮU CƠ ÚC nEXTG CAL

2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Mẹ sau sinh nên đánh răng 2 lần/ngày (sáng và tối) bằng kem đánh răng có chứa fluoride.

Nên dùng nước ấm để đánh để sát khuẩn.

Bên cạnh đó, các mẹ có thể đến nha sĩ để kiểm tra răng định kỳ.

3. Sử dụng tỏi chà lên răng sau sinh

Trong hàng ngàn năm, tỏi đã được công nhận và sử dụng vì các đặc tính chữa bệnh của loại củ này.

Tỏi là chất kháng sinh, sát trùng tự nhiên, không chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại gây ra mảng bám răng mà còn có thể hoạt động như một loại thuốc giảm đau.

răng bị ê buốt sau sinhĐắp tỏi giúp mẹ sau sinh giảm đau buốt răng

Với mẹo chữa ê buốt răng sau sinh bằng tỏi, các mẹ hãy nghiền nát một tép tỏi để tạo thành hỗn hợp sệt và bôi lên vùng bị đau.

Nếu muốn, các mẹ có thể cho thêm chút muối vào trộn cùng tỏi.

Một cách khác đơn giản hơn mẹ có thể áp dụng là nhai trực tiếp từ từ một tép tỏi tươi.

4. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp

Sau khi sinh em bé, các mẹ nên có chế độ ăn uống đa dạng, cân nặng và phù hợp.

Đặc biệt nên chú trọng bổ sung nhiều hơn nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin C để giúp răng khỏe và chắc hơn.

Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn ăn nhanh, đồ uống có gas,  đồ uống quá lạnh hoặc quá chua.

Những thực phẩm này đều không tốt cho sức khỏe răng miệng.

( → Xem thêm mẹ bầu bị viêm lợi chảy máu chân răng nên làm gì TẠI ĐÂY)

5. Lá ổi

Lá ổi có đặc tính chống viêm có thể giúp chữa lành vết thương.

Loại lá này cũng có hoạt động kháng khuẩn có thể hỗ trợ chăm sóc răng miệng.

ê răng sau khi sinh

Để thực hiện mẹo chữa ê buốt răng sau sinh này, các mẹ hãy nhai lá ổi tươi hoặc cho lá ổi nghiền nát vào nước sôi để làm nước súc miệng.

6. Súc miệng bằng nước muối

Đối với nhiều người, súc miệng bằng nước muối là phương pháp điều trị ê buốt răng sau sinh hiệu quả đầu tiên.

Nước muối là chất khử trùng tự nhiên và nó có thể giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và mảnh vụn có thể mắc kẹt giữa các kẽ răng.

Điều trị đau răng bằng nước muối cũng có thể giúp giảm viêm và chữa lành mọi vết thương ở miệng.

Để sử dụng phương pháp này, hãy trộn 1/2 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và dùng nó làm nước súc miệng.

7. Chườm lạnh

Các mẹ cũng có thể chườm lạnh để giảm bớt cơn đau nhức chân răng sau sinh đang gặp phải.

Khi chườm lạnh, các mạch máu ở vùng đó sẽ co lại. Điều này làm cho cơn đau bớt nghiêm trọng hơn.

bị ê răng sau khi sinhMẹo trị ê buốt răng sau sinh bằng cách chườm lạnh

Để áp dụng cách trị ê buốt răng sau sinh này, các mẹ hãy đặt một túi nước đá bọc khăn vào vùng má nơi bị đau trong khoảng 10-15 phút Có thể lặp lại điều này vài giờ một lần.

8. Nhai lá trà xanh

Lá trà xanh chứa Tanin và Flavonoid có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại lá này giúp giảm viêm, chảy máu và đau.

Nếu răng bị đau nhức, các mẹ có lấy một ít lá trà xanh và nhai khoảng 5 phút.

Sau đó đánh răng như bình thường để loại bỏ hết các mảnh vụn lá trà xanh còn sót lại trong răng.

Thực hiện 2-3 lần/ngày cho tới khi tình trạng ê buốt răng sau sinh thuyên giảm.

IV. Ê răng sau sinh khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu cơn ê buốt răng của mẹ nghiêm trọng hoặc là kết quả của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn, hãy đến gặp bác sĩ để có thể điều trị đúng cách.

Nhiều cơn đau nhức và ê buốt răng sau sinh sẽ cần được chăm sóc y tế.

bị ê răng sau sinhMẹ sau sinh nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau buốt răng không thuyên giảm dù đã điều trị tại nhà

Các mẹ cũng cần thăm khám bác sĩ ngay nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

– Cơn đau nhức và ê buốt kéo dài hơn 1-2 ngày.

– Sốt.

– Khó thở hoặc khó nuốt.

– Sưng tấy.

– Đau khi cắn.

– Nướu đỏ bất thường.

– Dịch tiết có mùi hôi hoặc mủ.

( → Đọc ngay: Bị đau xương chậu sau sinh mổ, thường: Nguyên nhân và điều trị)

V. Lưu ý khi trị ê buốt răng sau sinh

Nếu đã áp dụng các cách chữa trị ở trên nhưng tình trạng không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trong một số trường hợp, đau buốt răng sau sinh kéo dài có thể liên quan tới những bệnh lý răng miệng như sâu răng, mòn men răng, viêm nha chu, viêm nướu…

Việc khám và điều trị kịp thời có thể giúp rút thời gian điều trị và giảm thiểu các biến chứng do ê buốt răng gây ra.

Khi có nhu cầu thăm khám tình trạng ê buốt răng sau khi sinh, các mẹ cần tìm đến các bệnh viện/cơ sở y tế hoặc các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám.

Khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua bất kỳ loại thuốc nào về sử dụng.

Ê buốt răng sau sinh có thể gây ra sự khó chịu đáng kể cho các mẹ sau sinh.

Có một số biện pháp khắc phục tại như chườm lạnh, súc miệng bằng nước muối, ăn tỏi, nhai lá trà xanh…

Nếu tình trạng không phải cải thiện, các mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hai mẹ con.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí