Tụt canxi có nên truyền nước không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người mắc phải căn bệnh này. Về cơ bản, việc truyền nước sẽ giúp hồi phục sức khỏe nhanh hơn, tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng quy trình, phương pháp này có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe. Để hiểu rõ được về truyền nước, cũng như mối liên hệ giữa phương pháp này với tình trạng tụt canxi, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết với nextgcal.vn tại bài viết sau đây.
Nội dung:
I. Tác dụng của truyền nước với cơ thể
Truyền nước được biết đến là phương pháp truyền các chất có lợi để điều trị bệnh, giúp quá trình hồi phục sức khỏe diễn ra nhanh hơn. Theo thống kê, hiện nay có tới hơn 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm gồm:
Truyền nước giúp người đang điều trị bệnh phục hồi nhanh chóng hơn
+ Cung cấp dưỡng chất:
Bao gồm Glucose và các dung dịch chứa đạm, vitamin, chất béo. Đây là nhóm được sử dụng cho những người vừa phẫu thuật, suy dinh dưỡng (không thể ăn được bằng miệng),….
+ Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải:
Gồm dung dịch natri clorid 0.9%, bicarbonate natri 1.4% được sử dụng khi người bệnh bị mất máu, mất nước do tiêu chảy, bỏng, ói mửa, ngộ độc.
+ Nhóm đặc biệt:
Nhóm này gồm huyết tương tươi, Albumin,… và dung dịch cao phân tử, được sử dụng để người bệnh bù chất Albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn.
Theo ý kiến của các bác sĩ, từng nhóm dịch sẽ phù hợp để dùng cho từng đối tượng khác nhau.
Do đó, để tránh không xảy ra tai biến do sử dụng sai dịch truyền, người bệnh cần thực hiện thăm khám, xét nghiệm theo đúng chỉ định của bác sĩ để đưa ra kê toa phù hợp.
II. Tụt canxi có nên truyền nước không?
Tụt canxi hay hạ canxi máu là tình trạng cơ thể không được đáp ứng đủ hàm lượng canxi cần thiết bổ sung trong ngày.
Theo cách khác, tụt canxi là tình trạng nồng độ canxi trong huyết tương hoặc dịch của máu thấp hơn so với bình thường.
Khi bị tụt canxi người bệnh thường có các dấu hiệu như: Co thắt cơ, tụt huyết áp, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, bồn chồn, hay lo lắng, rối loạn nhịp tim, ngứa ở môi, bàn tay, chân…
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hệ thống xương khớp, xảy ra cơn tetani khi hoạt động thần kinh quá mức.
Vậy tụt canxi có nên truyền nước không? Vấn đề này còn tùy thuộc vào tình trạng cũng như yếu tố gây bệnh.
Người bị tụt canxi chỉ nên truyền nước khi có chỉ định của bác sĩ
Thông thường, khi bệnh nhân bị hạ canxi máu, bác sĩ chỉ định uống hoặc tiêm truyền để giúp nồng độ canxi máu trở về ngưỡng bình thường.
Tùy từng trường hợp của bệnh nhân mà bác sĩ có thể đưa ra một trong các chỉ định điều trị sau:
+ Hạ canxi máu do thiếu canxi: Bổ sung canxi dạng muối Gluconat hoặc Cacbonat dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch hoặc uống.
+ Do thiếu Magie: Bổ sung Magie dạng muối Chloride hoặc Lactat qua đường uống hay tiêm tĩnh mạch
+ Hạ canxi máu do suy tuyến cận giáp và thiếu vitamin D: Bổ sung vitamin D qua tiêm tĩnh mạch hoặc uống.
+ Hạ canxi máu do thiếu hụt Hormon cận giáp: Bổ sung các chế phẩm Forteo, Natpara…
Vì vậy đáp án cho câu hỏi hạ canxi có nên truyền nước không là CÓ. Nhưng người bệnh chỉ được truyền nước khi có bác sĩ chỉ định, không được tự ý mua về truyền tại nhà.
III. Truyền nước khi tụt canxi cần lưu ý gì?
Việc truyền dịch không đúng cách có thể gây một số biến chứng, nếu nhẹ thì bị sưng và đau tại vị trí truyền; nặng thì có thể bị phù phổi, suy tim, viêm tĩnh mạch, thậm chí là sốc phản vệ dẫn tới tử vong.
Do đó, người bị tụt canxi muốn truyền dịch cần lưu lý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn:
1. Chỉ truyền khi có chỉ định y khoa
Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua chai nước về truyền tại nhà mà không có sự giám sát của nhân viên y tế.
Chỉ truyền nước khi được bác sĩ chỉ định dựa trên việc thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán.
2. Có bộ xử lý tai biến
Trang bị đầy đủ bộ dụng cụ xử lý tai biến và thuốc chống sốc để có thể cấp cứu cập thời khi gặp các biến chứng khi truyền dịch.
Bên cạnh đó, các dụng cụ truyền nước cần phải vô khuẩn.
3. Đảm bảo thực hiện đúng thao tác
Nhân viên y tế khi thực hiện truyền dịch cho người bệnh để cần thực hiện đúng thao tác.
Việc quan trọng là loại bỏ bọt khí trong túi truyền bằng cách cho chảy những giọt đầu tiên ra ngoài trước khi cắm vào tĩnh mạch của người bệnh.
Ngoài ra, khi truyền dịch, bác sĩ cần theo dõi sát sao để đảm bảo về liều lượng, thời gian, tốc độ truyền,…
IV. Cách phòng ngừa tụt canxi hiệu quả
Cách phòng ngừa tụt hạ canxi tốt nhất chính là bạn cần bổ sung canxi đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày theo khuyến cáo.
Bên cạnh đó, việc thực hiện một số biện pháp trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày dưới đây cũng giúp phòng tránh tình trạng tụt canxi hiệu quả:
+ Tăng cường ăn các thực phẩm giàu tự nhiên giàu canxi để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho cơ thể như: Cua, tôm, sò, rau ngót, đậu nành, sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, cá…
+ Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng ít nhất 15 phút mỗi ngày trước 9h sáng để cơ thể hấp thu canxi nhanh hơn.
+ Không nên nhịn đói, hãy chắc chắn ăn đủ 3 bữa sáng, trưa, chiều tối mỗi ngày. Bởi vì nhịn đói chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt canxi trong máu.
+ Hạn chế tối đa uống rượu, cà phê, muối đây đều là các thực phẩm kìm hãm hoạt động hấp thu canxi của cơ thể.
+ Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Như vậy để biết tụt canxi có nên truyền nước không thì người bệnh cần được bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm, sau đó mới đưa ra chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp.
Tuyệt đối không nên tự ý truyền nước tại nhà vì tiềm ẩn rất nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho tính mạng.
Một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, giàu canxi cùng lối sống sinh hoạt khoa học và lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng tụt canxi và nhiều bệnh lý khác hữu hiệu.
Nếu còn vấn đề gì liên quan đến việc truyền nước khi bị tụt canxi, bạn có thể vui lòng liên hệ tới tổng đài 18001125 để được các dược sĩ tư vấn và giải đáp.