Nhảy dây là bài thể dục không còn quá xa lạ với tất cả mọi người, tuy nhiên, liệu nhảy dây có tăng chiều cao không lại là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Vậy trên thực tế, câu hỏi này nên trả lời như thế nào để chính xác nhất? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây!
Nội dung:
I. Nhảy dây có tăng chiều cao không?
Để trả lời cho câu hỏi nhảy dây có cao không, theo giải đáp của các chuyên gia sức khỏe, những động tác thực hiện trong khi nhảy dây có tác dụng kích thích phát triển chiều cao hiệu quả.
Phương pháp nhảy dây có tăng chiều cao không?
Bởi các động tác này tác động tích cực lên các khớp xương ở chi, cột sống, giúp kéo giãn cột sống, thức đẩy các mô phát triển nhờ kích thích tăng sinh hormone…
Bên cạnh đó, việc tập luyện nhảy dây mỗi này còn giúp tăng sự dẻo dai, bền bỉ, nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng độ linh hoạt, phản xạ, giúp xương chắc khỏe nhất là các vị trí xương ở bàn chân, cổ tay, mắt cá chân…
II. Lý do khiến nhảy dây giúp phát triển chiều cao
Như vậy, có thể thấy rằng việc nhảy dây hoàn toàn có thể giúp thúc đẩy chiều cao của bản thân.
Về lý do tại sao nhảy dây giúp hỗ trợ tăng chiều cao, mời các bạn tham khảo các thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây:
1. Thúc đẩy tế bào xương dài ra
Khi thực hiện các động tác nhảy dây, người tập cần phải giữ thăng bằng cho phần thân người, đồng thời phải co, duỗi các chi liên tục để nhảy qua dây.
Nhảy dây thúc đẩy tế bào xương dài ra
Chính điều này sẽ giúp kéo giãn các khớp và cột sống dài ra.
Bên cạnh đó, quá trình bật nhảy trong khi nhảy dây còn hỗ trợ tối đa trong việc cung cấp máu cho xương, đồng thời giúp làm tăng mật độ xương, từ đó giúp cải thiện chiều cao hữu hiệu.
2. Có tác dụng giảm cân, giúp cơ thể thon gọn hơn
Các động tác bật nhảy đều đặn của nhảy dây hỗ trợ rất tốt cho việc đốt cháy calo và mỡ dư thừa trong cơ thể.
Do đó, đây được xem là bài tập hỗ trợ bạn giảm mỡ, giảm cân hiệu quả, cơ thể trở nên thon gọn nên vóc dáng cũng trở nên cao ráo hơn.
III. Tác động của nhảy dây với từng độ tuổi
Nhảy dây là phương pháp tập luyện an toàn, đơn giản và phù hợp với mọi độ tuổi. Tuy nhiên với công dụng tăng chiều cao, thì phương pháp này cũng sẽ có những công dụng khác biệt.
1. Nhảy dây cao được bao nhiêu cm
Tùy vào từng độ tuổi mà công dụng cải thiện chiều cao của nhảy dây sẽ có sự khác nhau, cụ thể:
Với trẻ em ở độ tuổi từ 4 đến 12, nhảy dây có thể giúp các bé cao được 5 đến 7cm.
Còn khi ở độ tuổi dậy thì, chiều cao của bạn có thể tăng thêm đến 10cm nếu áp dụng phương pháp này.
Tuy nhiên việc cao được bao nhiêu cũng còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chế độ ăn uống, sinh hoạt, cơ địa,…
2. Nhảy dây phù hợp với độ tuổi nào?
Từ những phân tích trên có thể thấy, nếu nhảy dây để tăng chiều cao, tốt nhất bạn nên nhảy dây vào độ tuổi dậy thì hoặc tiền dậy thì.
Đây được xem là giai đoạn các bộ phận trong cơ thể phát triển mạnh mẽ nhất, bao gồm cả hệ cơ xương.
Dậy thì hoặc dậy thì là thời điểm nhảy dây giúp tăng chiều cao hiệu quả nhất
Khi tập luyện nhảy dây đều đặn vào thời điểm này, chiều cao của bạn sẽ đạt đến ngưỡng tối đa khi bước đến giai đoạn trưởng thành.
Ngoài ra, nhảy dây giúp cũng hỗ trợ cải thiện chiều cao ở những người trưởng thành.
Tuy nhiên so với việc tập luyện ở độ tuổi tiền dậy thì và dậy thì thì hiệu quả tăng chiều cao sẽ không thể bằng.
IV. Động tác nhảy dây giúp cơ thể cao hơn
Việc lựa chọn đúng động tác nhảy dây cũng giúp tăng chiều cao hiệu quả hơn. Bạn có thể tham khảo một số động tác nhảy dây chúng tôi gợi ý dưới đây:
1. Nhảy dây cơ bản 2 chân
Bật nhảy bằng cả 2 chân là động tác cơ bản nhất trong bài tập nhảy dây, để thực hiện động tác này, bạn cần làm theo các bước sau đây:
– Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng trên sàn, hay tay cầm hai đầu dây và nắm chặt.
– Sử dụng lực và chuyển động cổ tay/khuỷu tay để đưa dây về phía trước.
– Nhảy lên bằng cả hai chân khi dây đến và tiếp đất.
– Thời gian nhảy liên tục từ 5-10 phút/lần.
– Mỗi ngày nên tập luyện từ 15 đến 30 phút.
2. Nhảy động tác chân trước chân sau
Chân trước chân sau cũng là động tác nhảy dây không còn quá xa lạ với những người tập thể dục bằng phương pháp này.
Với nhảy dây 1 chân trước 1 chân sau, các bạn có thể thực hiện như sau:
– Trước tiên, bạn cần đứng thẳng, 2 tay nắm chặt lấy 2 đầu của sợi dây.
– Sau khi dây được vung lên và rơi xuống đất, bạn thực hiện động tác di chuyển chân.
– Chân tiếp xúc với sàn nhà sẽ có sự khác nhau trong mỗi lần xoay của dây.
– Với động tác này, bạn nên thực hiện trong khoảng 10 phút để có hiệu quả cao nhất
– Lặp lại từ 2-3 lần.
3. Phương pháp nhảy 1 chân theo nhịp điệu
Nếu các động tác truyền thống khiến bạn có cảm giác nhàm chán, lúc này, bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp nhảy dây theo nhịp điệu.
Việc nhảy dây theo phương pháp này sẽ giúp bạn cảm thấy hào hứng hơn trong quá trình luyện tập.
Để nhảy dây theo nhịp điệu, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:
– Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng trên sàn, hai tay nắm chặt 2 đầu dây.
– Mỗi lần tung dây hoặc để dây rơi xuống, bạn sẽ nhấc 1 chân lên cao hơn so với chân còn lại.
– Thực hiện liên tục động tác này trong 2 phút và chia đều mỗi chân 1 phút.
– Sau mỗi 1 lần, bạn thư giãn khoảng 1 phút rồi quay lại bài tập.
4. Nhảy bật nâng cao chân
Ngoài 3 bài tập được chúng tôi giới thiệu ở trên, bạn cũng có thể tập nhảy dây theo bài nhảy bật nâng cao chân.
Đây cũng được xem là bài tập phát triển chiều cao được nhiều người áp dụng.
Động tác nhảy dây bật nâng cao chân
– Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng trên sàn, hai tay nắm chặt 2 đầu sợi dây.
– Chân di chuyển nhịp nhàng giống với động tác nhảy dây chân trước chân sau.
– Nâng cao đầu gối trong mỗi vòng xoay để tạo thành một góc 90 độ.
– Áp dụng bài tập này trong 1 phút, sau đó bạn có thể nghỉ ngơi và thực hiện lại.
V. Lịch nhảy dây để cải thiện chiều cao
Nhảy dây có tăng chiều cao không còn phụ thuộc vào lịch trình tập luyện.
Theo các chuyên gia, để hỗ trợ tăng chiều cao 1 cách tối đa, bạn cần nhảy dây 1 cách đều đặn, đủ thời gian để chiều cao được phát triển tốt nhất.
Với bài tập nhảy dây, bạn cần tập luyện đều đặn với cường độ 3 đến 5 buổi/ tuần, thời gian của mỗi buổi tập là khoảng 30 phút. Mỗi buổi tập sẽ gồm:
+ Bài tập khởi động 5 phút cho các khớp gối, khớp vai, cổ tay, cổ chân.
+ Bài tập chính gồm 3 hiệp nhảy dây trong thời gian 20 phút.
+ Bài tập thư giãn 5 phút nhằm thư giãn các cơ bắp về trạng thái bình thường, tránh chấn thương.
VI. Lưu ý để phát triển chiều cao khi nhảy dây
Để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả của động tác nhảy dây với chiều cao, trong quá trình tập luyện, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
1. Khởi động kỹ trước khi nhảy dây
Không chỉ nhảy dây, mà đây là yêu cầu bắt buộc trước khi bạn tập luyện bất cứ môn thể thao nào, bước này giúp bạn kéo giãn cơ khớp hiệu quả, tránh được chấn thương không đáng có.
Bạn có thể khởi động với các bài tập đơn giản như xoay cánh tay, xoay khớp cổ chân, xoay đầu gối, xoay cổ tay, đi bộ, kéo giãn chân…
Các bài tập này giúp cơ xương thư giãn, tăng độ dẻo dai cho các khớp xương, hỗ trợ lưu thông máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương khi tập luyện.
2. Thay đổi tư thế luân phiên
Trên thực tế, có rất nhiều động tác nhảy dây giúp hỗ trợ phát triển chiều cao, vì vậy bạn hoàn toàn có thể thay đổi tư thế liên tục.
Điều này giúp hỗ trợ các khớp xương và các cơ quan khác được tác động 1 cách đều hơn.
Việc thay đổi tư thế luân phiên cũng tránh gây cảm giác nhàm chán, từ đó nâng cao sức bền khi tập luyện.
3. Luyện tập đều đặn hàng ngày
Nhảy dây có cao lên không cũng phụ thuộc khá nhiều vào tần suất luyện tập của bạn theo phương pháp này.
Tốt nhất, bạn nên tập luyện 3-5 buổi/tuần như chúng tôi giới thiệu ở trên để đạt được chiều cao lý tưởng cho bản thân
4. Nhảy với tốc độ tăng dần
Khi mới tập, bạn không nên nhảy quá nhanh, tốt nhất nên nhảy chậm để cơ thể có thời gian làm quen. Sau đó bạn sẽ tăng dần tốc độ theo thời sao cho đạt 60 lần nhảy/lần.
Nhảy được 1 phút nếu không bị vấp, bạn có thể nâng dần tốc độ nhảy lên. Càng duy trì thời gian và sức bền khi tập thì khả năng tăng chiều cao sẽ càng hiệu quả hơn.
Khi muốn kết thúc đợt nhảy, bạn nên nhảy chậm lại sau đó ngừng hẳn. Không dừng nhảy dây 1 cách đột ngột, điều này có thể gây ra những biết chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
5. Không nhảy khi quá no hay quá đói
Khi quá đói hoặc quá no, tốt nhất bạn không nên nhảy dây, việc này có thể sẽ gây ra tình trạng kiệt sức, xóc bụng, khiến quá trình tập luyện không được liền mạch.
6. Kết hợp sử dụng các sản phẩm kích thích canxi
Để tăng hiệu quả tăng chiều cao bạn có thể kết hợp tập luyện nhảy dây với sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi – khoáng chất cần thiết và quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của xương khớp.
Canxi PM NextG Cal được điều chế từ xương bò Úc, bên cạnh đó, sản phẩm cũng sở hữu 2 loại vitamin là D3 và K.
NextG Cal là canxi hữu cơ nhập khẩu từ Úc
Trong đó, vitamin D3 giúp tăng khả năng hấp thụ canxi còn vitamin K lại được xem là “người vận chuyển” đưa canxi tới tận các mô xương.
Sản phẩm được sử dụng trong điều trị loãng xương và bổ sung canxi trong trường hợp thiếu canxi.
* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD
Trên đây là những thông tin giải đáp của chúng tôi cho thắc mắc nhảy dây có tăng chiều cao không kèm theo đó là cách nhảy dây an toàn cùng lưu ý khi thực hiện.
Việc nhảy dây đều đặn giúp tăng trưởng chiều cao tối đa khi bước vào độ tuổi trưởng thành nhưng bạn cần đảm bảo thực hiện đúng cách để tránh phản tác dụng.