Bà bầu uống Paracetamol được không? Theo các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ mang thai có thể uống thuốc Paracetamol để giảm đau và hạ sốt trong trường hợp thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách uống an toàn, tránh gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây với Nextgcal.vn.
Nội dung:
I. Tìm hiểu về thuốc Paracetamol
Paracetamol còn được gọi là Acetaminophen, được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1878, nhưng chỉ được sử dụng rộng rãi hơn vào những năm 1950.
Đây là loại thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau thuộc nhóm không kê đơn được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Paracetamol được bào chế với nhiều hàm lượng khác nhau, chẳng hạn như Paracetamol 500mg, Paracetamol 650mg, 325mg, 250mg…
Paracetamol là thuốc giảm đau và hạ sốt
Thuốc Paracetamol được sử dụng để điều trị chứng sốt hoặc giảm đau ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Cụ thể, Paracetamol thường được chỉ định dùng trong các trường hợp như:
– Đau đầu.
– Đau đầu do căng thẳng.
– Đau lưng.
– Đau nhức cơ, đau khớp.
– Đau răng.
– Đau bụng kinh.
– Đau họng.
– Đau xoang.
– Đau sau phẫu thuật.
– Sốt.
II. Bà bầu uống Paracetamol được không?
Thuốc Paracetamol được đánh giá là tương đối an toàn khi dùng ở mức liều điều trị.
Tuy nhiên, đôi khi vẫn có thể xuất hiện các phản ứng phụ khi dùng thuốc, như ban da, dị ứng, mày đay, đau bụng, tiêu chảy.
Thậm chí, một số người có thể gặp phải phản ứng quá mẫn.
Chính vì vậy, nhiều mẹ bầu lo lắng muốn biết có bầu uống paracetamol được không, bà bầu uống paracetamol 500 được không vì lo sợ việc uống thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Về thắc mắc này, các chuyên gia sức khỏe cho biết: Paracetamol không nằm trong danh sách thuốc chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào phát hiện tác dụng có hại của paracetamol với sức khoẻ sinh sản, độc tính với phôi thai hay trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các mẹ có thể tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ.
Việc sử dụng thuốc chỉ nên thực hiện sau khi đánh giá cẩn thận lợi ích và nguy cơ, liều dùng và thời gian dùng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ.
Bà bầu chỉ nên uống Paracetamol khi thực sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ
Ngoài ra, cần lưu ý là không phải biệt dược nào chứa paracemol cũng có thể sử dụng khi mang thai.
Bởi các biệt dược chứa paracetamol không chỉ ở dạng đơn chất mà có thể phối hợp với các thành phần khác, chẳng hạn codein, caffein, thuốc co mạch, kháng histamin…
Và một số thành phần phối hợp có thể gây tác động tiêu cực đến thai kỳ.
Tóm lại, bà bầu uống paracetamol được khi thực sự cần thiết, và chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Đọc ngay: Bà bầu uống men tiêu hóa được không?
III. Lưu ý nếu uống Paracetamol 500mg khi có thai
Việc uống paracetamol không đúng mục đích, không đúng cách hoặc quá liều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi.
Vì vậy, phụ nữ có thai uống Paracetamol được nhưng khi sử dụng cần lưu ý những vấn đề dưới đây để tránh gây hưởng tới sức khỏe của hai mẹ con:
1. Thông báo với bác sĩ trước khi uống
Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng paracetamol, chỉ nên uống thuốc khi được bác sĩ chỉ định.
Mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống Paracetamol
Với mẹ bầu có tiền sử bệnh lý về suy thận, gan, thiếu máu hoặc các vấn đề sức khỏe khác, cần thông báo cho bác sĩ để cân nhắc xem có an toàn khi uống Paracetamol không.
2. Uống đúng liều lượng
Khi uống cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian theo kê toa của bác sĩ.
Quá liều Paracetamol có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Với thuốc Paracetamol có hàm lượng 500mg không dùng quá 6 viên/ngày, khoảng cách tối thiểu giữa các lần dùng thuốc là 4-6 giờ.
Theo dõi phản ứng của cơ thể khi uống Paracetamol, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần ngừng uống và đến gặp bác sĩ ngay.
3. Không dùng quá liên tục
Không uống thuốc Paracetamol quá 3 ngày liên tiếp trong trường hợp sốt hoặc quá 5 ngày trong trường hợp đau, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Vì paracetamol chỉ điều trị triệu chứng, trường hợp sốt hoặc đau kéo dài có thể là dấu hiệu của một bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị.
4. Đối tượng chống chỉ định khi mang bầu
Không dùng thuốc Paracetamol cho mẹ bầu có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc các thành phần của thuốc, mẹ bầu mắc bệnh gan nặng, thiếu men G6PD.
Đây là yếu tố rất quan trọng, giúp mẹ phòng tránh các tác dụng phụ do Paracetamol gây ra.
IV. Cách phòng chống bệnh cho mẹ bầu để hạn chế uống Paracetamol
Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy yếu nên rất dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe như cảm cúm, mệt mỏi, sốt, đau đầu.
Để hạn chế uống thuốc nói chung và dùng Paracetamol, các mẹ nên chủ động phòng tránh bệnh thông qua việc thực hiện các biện pháp dưới đây:
– Ăn uống đa dạng để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể; chú ý tăng cường các loại khoáng chất và vitamin cần thiết cho thai kỳ như canxi, sắt, kali, vitamin D, vitamin K…
– Đi ngủ đúng giờ, đảm bảo ngủ đủ 7- 8 tiếng vào buổi tối; ngủ trưa khoảng 15 – 30 phút để tránh bị căng thẳng.
– Tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập yoga, đi bộ, thiền, bơi lội… giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, linh hoạt, tăng đề kháng…
Ăn uống đủ dinh dưỡng kết hợp tập luyện đều đặn và sinh hoạt khoa học giúp mẹ bầu phòng tránh bệnh tật
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong mẹ bầu uống paracetamol được không.
Câu trả lời là CÓ nhưng nên dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
Trong quá trình uống paracetamol, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, thai phụ cần dừng uống thuốc ngay và đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.