Bầu uống hạt chia được không? Tốt cho mẹ như thế nào?

Hạt chia giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, tuy nhiên bà bầu uống hạt chia được không? Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết sau đây của Canxi hữu cơ NextG Cal.

I. Thành phần dinh dưỡng có trong hạt chia

Hạt chia là các hạt nhỏ có màu đen của cây Salvia hispanica.

Cây Salvia Hispanica thuộc họ hoa môi, được trồng nhiều ở một số quốc gia như: Mexico, Nicaragua, Argentina, Peru, Ecuador,… 

Hạt chia nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và cung cấp cho cơ thể rất nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết.

Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong 100g hạt chia như sau: 

bầu uống hạt chia được không

Hạt chia cung cấp cho cơ thể rất nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết.

Có thể thấy, hạt chia chứa nhiều thành phần dưỡng chất cần thiết và tốt cho sức khoẻ như: Chất xơ, protein, omega-3, magie, vitamin C, sắt, canxi, vitamin E… Vậy bà bầu ăn hạt chia được không? 

II. Bầu uống hạt chia được không?

Về thắc mắc có bầu uống hạt chia được không, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, mẹ bầu có thể dùng hạt chia trong cả thai kỳ, kể cả giai đoạn 3 tháng đầu.

Tuy nhiên, khi uống hạt chia, các mẹ cần lưu ý dùng vào thời điểm thích hợp với lượng vừa phải để mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.

bầu ăn hạt chia được không

Bà bầu có nên ăn hạt chia không? 

Hạt chia tuy có kích thước nhỏ nhưng lại rất giàu acid béo omega-3, protein, sắt, chất xơ, vitamin, các chất chống oxy hóa… cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Ăn hạt chia khi mang thai có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cảm giác mệt mỏi, bổ sung năng lượng, kháng viêm, phòng ngừa thiếu máu thai kỳ, tốt cho sức khỏe của xương…

III. Công dụng của hạt chia với mẹ bầu

 Mẹ bầu ăn hạt chia đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:

1. Tốt cho tiêu hóa, giảm táo bón

Táo bón là vấn đề rất nhiều mẹ gặp phải trong thai kỳ do hoocmon và chế độ ăn uống thay đổi.

Hạt chia với thành phần chất xơ dồi dào, có lợi cho hệ tiêu hóa giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai.

2. Củng cố cho xương của mẹ và thai nhi

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường bị đau xương khớp và đau lưng do thai nhi ngày một lớn, điều này làm tăng áp lực và gánh nặng cho khung xương. 

Uống hạt chia là một cách để bổ sung canxi cho cơ thể một cách tự nhiên, giúp xương của mẹ chắc khỏe, giảm nguy cơ bị loãng xương.

Không chỉ vậy, canxi từ hạt chia còn tham gia vào quá trình hình thành và củng cố hệ xương của thai nhi.

bà bầu ăn hạt chia được không

Canxi là khoáng chất quan trọng trong cơ thể, không chỉ đảm bảo răng và xương chắc khỏe mà còn hỗ trợ duy trì các hoạt động của tim mạch, cơ bắp, hệ miễn dịch và thần kinh. 

Khi được cung cấp đủ canxi, mẹ bầu sẽ tránh được các tình trạng nhức mỏi chân tay, đau nhức xương khớp, chuột rút, loãng xương, còn thai phi phát triển hệ xương, cơ, cân nặng và hệ thần kinh toàn diện.

Vì nhu cầu canxi của mẹ bầu trong thai kỳ tăng cao nên việc bổ sung canxi qua thực phẩm ăn uống hàng ngày thường không đáp ứng đủ.

Mẹ bầu nên kết hợp thuốc canxi hữu cơ Úc NextG Cal theo tư vấn của bác sĩ.

3. Cung cấp lượng protein thực vật cao

Quá trình mang thai, cơ thể người mẹ cần cung cấp nhiều protein hơn cho sự phát triển các mô, cơ quan của thai nhi, trong đó có não bộ. 

Hàm lượng protein trong 100g hạt chia cao, khoảng 16,5g nên mẹ bầu ăn loại hạt này giúp cung cấp lượng protein thực vật cho cơ thể.

4. Giảm nguy cơ thiếu máu

Phụ nữ khi mang thai có nguy cơ bị thiếu sắt, thiếu máu cao vì lúc này cơ thể đòi hỏi có nhiều máu để nuôi thai nhi.

Để tránh nguy cơ này, các mẹ cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt, trong đó có hạt chia vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

có bầu uống hạt chia được không

Sử dụng hạt chia hàng ngày giúp cung cấp sắt cho cơ thể mẹ bầu hình thành huyết sắc tố, tăng lượng tế bào hồng cầu giúp tạo ra nguồn máu đủ cung cấp cho cả hai mẹ con.

5. Cung cấp omega 3, tốt cho não bộ của bé

Lượng Omega 3 trong 100g hạt chia là 17.83g.

Omega 3 là một loại acid béo tham gia quá trình hình thành và phát triển não bộ, thị giác của thai nhi.

Omega là dưỡng chất quan trọng nhưng cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được.

Vì vậy, các mẹ nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 như hạt chia trong thai kỳ để tránh bị thiếu hụt nhé.

6. Tăng cảm giác no, kiểm soát cân nặng

Mẹ bầu ăn hạt chia được không? Nhiều bà bầu liên tục thèm ăn do nồng độ nội tiết tố thai kỳ thay đổi. 

Điều này khiến có thể khiến mẹ ăn uống không kiểm soát gây tăng cân quá mức.

bà bầu có ăn được hạt chia không

Uống hạt chia có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này nhờ có hàm lượng protein và chất xơ cao mang lại cảm giác nhanh no và no lâu.

Từ đó giảm cảm giác thèm ăn giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.

7. Chống lão hóa và nám da

Thiếu hụt dinh dưỡng cộng với nồng độ nội tiết tố nữ estrogen tăng lên khi mang thai khiến mẹ bầu bị sạm, nám, mụn, nếp nhăn…

Thật may mắn khi hạt chia chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng chống lão hóa và nám da.

Cụ thể là: vitamin C chống lại các gốc tự do gây lão hóa da, làm sáng da, giảm mụn; vitamin E dưỡng ẩm; kẽm ngừa mụn.

Vì vậy, mẹ bầu thường xuyên ăn hạt chia sẽ giúp cải thiện làn da hiệu quả.

8. Đảm bảo lượng đường trong máu mẹ bầu

Thành phần trong hạt chia đã được chứng minh là giúp cải thiện hoạt động của tế bào beta cũng như giúp kiểm soát và ổn định đường huyết sau ăn. 

bầu có ăn được hạt chia không

Vì vậy, mẹ bầu ăn hạt chia giúp giảm nguy mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về: Bệnh tiểu đường thai kỳ

IV. Lưu ý giúp mẹ bầu sử dụng hạt chia đúng cách

Sử dụng hạt chia đúng cách không chỉ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà còn hạn chế những vấn đề không mong muốn như khó chịu dạ dày, tiêu chảy.

Mẹ bầu có thể tham khảo cách sử dụng hạt chia đúng cách dưới đây:

1. Lượng hạt chia nên ăn

Phụ nữ trong thai kỳ chỉ nên ăn hạt chia với lượng vừa phải, khoảng 20g/ngày.

có bầu ăn hạt chia được không

Phụ nữ trong thai kỳ chỉ nên ăn hạt chia với lượng vừa phải, khoảng 20g/ngày.

Mẹ có thể chia thành 3 lần uống, thay vì uống hết trong 1 lần.

Không nên ăn quá nhiều vì có thể khiến dạ dày bị quá tải dẫn đến gây đầy bụng, khó tiêu và rối loạn tiêu hoá.

2. Thời điểm uống

Có hai thời điểm thích hợp để mẹ bầu uống hạt chia, bao gồm:

– Lúc sáng sớm trước khi ăn:

Buổi sáng là thời điểm cơ thể có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.

bà bầu ăn hạt chia

Vì vậy uống hạt chia lúc này các dưỡng chất trong hạt chia sẽ được cơ thể hấp thu tối đa đồng thời bổ sung năng lượng cho cả ngày dài. 

– Buổi tối sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng:

Uống hạt chia vào buổi tối giúp cung cấp thêm năng lượng cho các hoạt động của hai mẹ con trong cả đêm dài.

3. Cách chế biến

Có rất nhiều cách chế biến hạt chia mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng để thay đổi khẩu vị: 

– Pha hạt chia với nước ấm:

Mẹ chỉ cần pha 1 thìa nhỏ hạt chia với khoảng 250ml nước ấm.

Chờ 5 phút cho hạt chia nở ra là có thể uống.

Mẹ có thể cho thêm chút đường phèn hoặc 1 thìa mật ong tùy sở thích.

– Kết hợp hạt chia với sữa tươi:

Pha 20g hạt chia vào ngâm với sữa trong 5 phút cho đến khi nở hết ra là có thể uống.

bà bầu ăn hạt chia có tốt không

Mẹ có thể kết hợp với một số loại hoa quả như chuối, xoài, dâu tây để tăng hương vị.

– Nấu canh hạt chia:

Cho khoảng 20g hạt chia vào nồi vào canh đang nóng. Hạt chia sẽ nở ra nhanh chóng và mẹ có thể ăn ngay.

– Sinh tố hạt chia kết hợp chuối và dâu:

Lấy 2 thìa hạt chia, 1 quả chuối chín và 200g dâu tây cho vào máy sinh tố cùng 300ml sữa rồi xay nhuyễn.

– Sữa chua hạt chia:

Cho 1 thìa hạt chia vào trong 1 hộp sữa chua sau đó trộn đều lên là có thể ăn.

4. Trường hợp không nên sử dụng

Với các mẹ bầu bị dị ứng hạt chia, không nên sử dụng loại hạt này vì có nguy cơ gặp các triệu chứng như ngứa, đau bụng, buồn nôn…

Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên sử dụng hạt chia nếu thuộc nhóm đối tượng dưới đây:

– Bị huyết áp thấp.

– Bị đột quỵ.

bà bầu ăn hạt chia như thế nào

– Bị rối loạn tiêu hóa.

– Bị dị ứng với hạt vừng, bạc hà, mù tạt.

– Đã và đang dùng chất làm loãng máu.

5. Cẩn thận khi mua hạt chia

Sử dụng hạt chia nhái, giả, kém chất lượng hoặc đã hết hạn có thể gây hại cho sức khỏe.

Vì vậy, khi chọn mua hạt chia, mẹ nên chọn sản phẩm thời hạn sử dụng còn dài, của các đơn vị có thương hiệu, uy tín và độ tin cậy cao.

Để phân biệt được hạt chia thật – giả, bạn có thể tham khảo một vài thông tin sau:

– Hình dáng bên ngoài:

Hạt chia thật thường có dầu trên hạt, vỏ ngoài có độ trơn bóng cao. Hạt chia giả thường thô ráp, thậm chí có thể bị lẫn tạp chất.

bầu ăn hạt chia có tốt không

– Ngửi mùi:

Hạt chia thật không có mùi; hạt chia giả có mùi hôi.

– Thử ngâm với nước:

Hạt chia thật cho vào nước sẽ không có cặn; ngược lại hạt chia giả lại có cặn.

V. Nguy cơ khi mẹ bầu ăn quá nhiều hạt chia

Hạt chia tuy giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nếu mẹ bầu ăn quá nhiều có thể tiềm ẩn một số nguy cơ sau:

1. Hệ tiêu hóa gặp nhiều vấn đề

Mẹ bầu ăn quá nhiều hạt chia có thể gây ra nhiều vấn đề trên hệ tiêu hóa, cụ thể là khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy. 

Nguyên nhân là do hạt chia có hàm lượng chất xơ cao, nếu mẹ bầu ăn nhiều lượng chất xơ này kết hợp với chất xơ trong rau củ sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hoá.

bà bầu ăn hạt chia vào tháng thứ mấy

Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều hạt chia để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Đồng thời cản trở cơ thể hấp thu được các khoáng chất như magie, canxi… 

2. Có thể gây tình trạng nghẹt thở

Sử dụng quá nhiều hạt chia có thể làm tăng nguy cơ nghẹt thở, nhất là khi bạn gặp chứng khó nuốt.

Hạt chia khô có thể tăng gấp 10-12 lần trọng lượng khi gặp nước. Vì vậy, nếu hạt chia bị kẹt xong cổ họng thì có thể gây nguy hiểm.

3. Gây ra tình trạng chảy máu

Với các mẹ bầu đang bị viêm ruột mạn tính từng vùng (bệnh crohn), viêm loét dạ dày cần hạn chế ăn hạt chia.

bà bầu có nên ăn hạt chia không

Vì nếu ăn nhiều hạt chia có thể làm nặng hơn các triệu chứng, gây đau bụng và chảy máu đường ruột.

4. Gây hạ đường huyết và huyết áp quá mức ở một số đối tượng

Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị tiểu đường hoặc cao huyết áp thì cần tránh ăn quá nhiều hạt chia.

Bởi điều này có thể gây ra sự sụt giảm quá mức đường huyết và huyết áp dẫn đến các biến chứng sức khoẻ. 

bà bầu có nên ăn hạt chia

Hy vọng với những thông tin giải đáp cho thắc mắc bầu uống hạt chia được không ở trên, các mẹ đã có thể yên tâm sử dụng loại hạt này.

Đặc biệt, các mẹ cần chú ý dùng với lượng vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí