Bà bầu ăn sương sâm được không? Ăn thế nào khi mang thai?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Thạch sương sâm là món ăn được đánh giá là món ăn thơm ngon, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, bà bầu ăn sương sâm được không lại là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Để có được câu trả lời cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây của NextG Cal.

I. Thành phần dinh dưỡng của sương sâm

Sương sâm tên khoa học là Tiliacora triandra, thuộc loại cây dây leo  và có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Tại Việt Nam, sương sâm được dùng để làm thạch và rau ăn.

bầu ăn sương sâm được không

Hình ảnh cây sương sâm

Trong lá sương sâm có chứa các thành phần dinh dưỡng gồm: Canxi, Sắt, Vitamin A, Beta-carotene, Phốt pho, Polyphenol, Flavonoid, Ancaloit.

Tác dụng của lá sương sâm đối với sức khỏe gồm: Giảm sốt, giảm đau, kiểm soát huyết áp, hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, ổn định lượng đường, hỗ trợ điều trị bệnh gút…

II. Bầu ăn sương sâm được không?

Sương sâm hay còn gọi dân dã là thạch xanh, thạch lá cây, là một món ăn giải khát rất tốt được làm từ lá cây sương sâm.

Vậy có bầu ăn sương sâm được không? Bà bầu có thể sương sâm trong thời kỳ mang thai nhưng cần ăn đúng cách và khoa học, không lạm dụng ăn quá nhiều.

bà bầu ăn sương sâm được không

Bà bầu có ăn sương sâm được không?

Với thành phần dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất, mẹ bầu ăn sương sâm giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp, giảm sưng phù, ổn định hệ tiêu hóa và lượng đường trong máu.

Đọc thêm: Bầu ăn hàu được không

III. Giá trị của sương sâm với mẹ bầu

Để hiểu rõ hơn lý do vì sao mẹ bầu có thể ăn sương sâm và tại sao nên ăn, hãy cùng đọc những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây:

1. Hỗ trợ kiểm soát huyết áp khi mang thai

Theo nghiên cứu, nhờ có các hợp chất tự nhiên nên bà bầu ăn sương sâm có tác dụng ổn định huyết áp.

Không chỉ tốt cho thai phụ, sương sâm còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của những người có tiền sử bị bệnh huyết áp và người cao tuổi.

2. Giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn

Sương sâm có hàm lượng chất xơ cao nên mẹ bầu ăn thực phẩm này giúp trị táo bón hiệu quả và an toàn.

bầu 3 tháng đầu ăn sương sâm được không

Mặt khác, thêm sương sâm vào thực đơn ăn uống hàng ngày còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và tốt đồng thời ngăn ngừa được một số bệnh liên quan đến tiêu hóa.

3. Giảm thiểu tối đa sưng phù ở mẹ bầu

Các nghiên cứu cho thấy, thành phần dưỡng chất trong lá cây sương sâm có khả năng ngăn ngừa tình trạng viêm đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

Mẹ bầu ăn sương sâm trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối giúp giảm hiện tượng sưng đau, phù nề.

4. Ổn định lượng đường trong máu

Cơ thể người mẹ khi mang thai có nhiều thay đổi hormone có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Từ đó làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ.

Theo các nghiên cứu, thai phụ ăn sương sâm trong thai kỳ hỗ trợ ổn định và kiểm soát lượng đường trong máu. Nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu.

Đọc ngay về tiểu đường thai kỳ: TẠI ĐÂY

IV. Lưu ý khi mẹ bầu ăn sương sâm

Sương sâm an toàn và tốt cho sức khỏe thai kỳ khi sử dụng đúng cách với lượng hợp lý. Mặt khác, khi dùng sương sâm các mẹ cũng cần chú ý thêm một số vấn đề sau:

– Tuyệt đối không lạm dụng lá cây sương sâm vì theo Đông y, lá sương sâm có tính hơi độc.

– Nên sử dụng lá cây sương sâm để có được hàm lượng các chất dinh dưỡng nhiều nhất. 

– Chỉ nên dùng lá sương sâm có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng và độ an toàn.

có bầu ăn sương sâm được không

– Hạn chế ăn quá nhiều nhiều thạch sương sâm vì có thể gây tiêu chảy. Theo khuyến cáo, người lớn không nên ăn quá  2 cốc thạch sương sâm trong một ngày.

– Mẹ bầu có thể ăn thạch sương sâm để giảm táo bón thai kỳ nhưng cần dùng với định mức hợp lý.

– Bên cạnh ăn sương sâm, thai phụ nên ăn đa dạng các thực phẩm khác để cân bằng dưỡng chất trong cơ thể. 

Với câu hỏi bầu ăn sương sâm được không, câu trả lời cho mẹ là sương sâm là thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày vì mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, khi chế biến sương sâm thai phụ cần đảm bảo vệ sinh và dùng với lượng phù hợp để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

3/5 - (3 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết