Rong biển rất giàu canxi, vitamin và chất khoáng cần thiết cho thai kỳ nhưng mẹ bầu ăn liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi không? Bài viết sẽ giúp mẹ bầu giải đáp băn khoăn bà bầu ăn rong biển được không dưới góc nhìn chuyên gia. Cùng tìm hiểu ngay với thuốc canxi hữu cơ từ Úc NextG Cal.
Nội dung:
I. Thành phần dinh dưỡng của rong biển
Rong biển là một loại thực vật sinh sống ở biển, được dùng để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng như súp, cơm cuộn, salad…
Thành phần và giá trị dinh dưỡng trong 100g rong biển cụ thể như sau:
Rong biển là thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, ăn rong biển mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
– Hỗ trợ chức năng tuyến giáp;
– Chống lại bệnh hen suyễn;
– Chống oxy hóa;
– Hỗ trợ sức khỏe đường ruột, giảm cân;
– Giảm nguy cơ loãng xương,…
Vậy có bầu ăn rong biển được không? Hãy đến phần 2 để có câu trả lời chính xác!
II. Bầu ăn rong biển được không?
Về thắc mắc mẹ bầu ăn rong biển khô được không, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định:
Rong biển là thực phẩm an toàn và giàu dinh dưỡng nên mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn.
Khi ăn với lượng hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện.
Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn rong biển trong thai kỳ với lượng vừa phải
Tuy nhiên, khi ăn rong biển các mẹ cần chú ý, vì thực phẩm này chứa nhiều iốt nên không được lạm dụng ăn quá nhiều.
Nếu mẹ bầu thường xuyên ăn với lượng nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tuyến giáp.
Mặt khác, một số loại rong biển chế biến sẵn có hàm lượng natri cao, khi tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến thận và tăng nguy cơ cao huyết áp.
Đọc thêm: Bầu ăn sứa được không?
III. Lợi ích của rong biển với mẹ bầu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai ăn rong biển trong thai kỳ với lượng phù hợp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của cả hai mẹ con:
1. Ngăn ngừa bệnh răng miệng khi có thai
Nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị chảy máu chân răng trong thời gian mang thai là do hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột.
Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu nên bổ sung vitamin C và vitamin K – 2 loại vitamin tốt cho sức khỏe răng miệng.
Rong biển chứa cả vitamin C và K nên mẹ bầu ăn thực phẩm này giúp cải thiện hiệu quả tình trạng chân răng bị chảy máu.
2. Hỗ trợ cải thiện các vết rạn trên da
Theo thống kê, có đến 90% mẹ bầu bị rạn da khi mang thai, nhất là vào tháng 6-7 thai kỳ.
Rong biển giàu vitamin A, C và K giúp cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng và tăng độ đàn hồi cho da.
Vì vậy, mẹ bầu bổ sung rong biển vào các bữa ăn sẽ giúp cung cấp dưỡng chất phục hồi các tổn thương da, từ đó hỗ trợ cải thiện các vết rạn.
3. Tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu
Mẹ bầu nên ăn rong biển để hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón – vấn đề phổ biến trong thai kỳ nhiều mẹ gặp phải.
Rong biển rất giàu chất xơ. Một số loại prebiotics tìm thấy trong rong biển còn có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
Nhờ vậy mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá, giúp cải thiện sức khoẻ đường ruột, phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu.
4. Phòng tránh dị tật cho thai nhi
Axit béo omega 3 là dưỡng chất cần thiết và tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Thật may mắn khi rong biển lại chứa hàm lượng omega 3 rất dồi dào.
Ngoài ra, axit folic tìm thấy trong rong biển cũng là thành phần quan trọng giúp phòng tránh dị tật cho thai nhi.
5. Thải độc cho cơ thể
Nhờ hàm lượng vitamin và chất khoáng cao nên mẹ bầu ăn rong biển giúp tăng cường lưu thông máu và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Từ đó giúp mẹ bầu và thai nhi trở nên khỏe mạnh hơn.
6. Tốt cho sức khỏe xương khớp
Đặc biệt, rong biển là thực phẩm có hàm lượng canxi vô cùng dồi dào, mẹ bầu chắc chắn không nên bỏ qua.
Theo nhiều nghiên cứu, rong biển chứa lượng canxi cao gấp khoảng 7 lần so với sữa.
Mẹ bầu bổ sung rong biển vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
Từ đó, giúp hệ xương của mẹ bầu chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương và thai nhi có đủ canxi phát triển hệ xương và răng toàn diện.
IV. 3 món ngon từ rong biển cho phụ nữ có thai
Nhắc tới các món ăn từ rong biển tốt cho mẹ bầu, chắc chắn các mẹ phải thử ngay các món sau:
1. Canh rong biển
Nếu các mẹ đang thắc mắc bầu 3 tháng ăn canh rong biển được không được không thì câu trả lời chắc chắn là có.
Mẹ có thể nấu canh rong biển với tôm, sườn lợn, thịt bò băm, đậu phụ hoặc thịt gà – các món ăn này đều bổ dưỡng cho não của bé.
Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các mẹ cách nấu món canh rong biển sườn non:
– Nguyên liệu: Rong biển 45g, sườn non 200g, đậu hũ non, cà rốt, nấm hương, hành lá, rau mùi và gia vị.
– Sơ chế nguyên liệu:
+ Ngâm rong biển khô khoảng 5-10 phút rồi vớt ra cho ráo nước.
+ Cà rốt sau khi gọt sạch vỏ đem thái miếng vừa.
+ Đậu hũ rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ.
+ Nấm và các loại rau thơm rửa sạch.
+ Sườn rửa sạch sau đó cắt thành từng miếng vừa ăn rồi chần sơ với nước sôi.
– Cách nấu:
+ Cho sườn non vào nấu trong khoảng 20 phút.
+ Thêm cà rốt vào đun thêm 5-7 phút cho chín.
+ Tiếp đó, mẹ cho rong biển, nấm, đậu hũ vào nồi rồi đun thêm khoảng 5 phút.
+ Nêm nếm gia vị rồi rắc hành lá lên là hoàn thành món ăn.
2. Nước sâm rong biển
Nước sâm rong biển thanh mát, giúp giải nhiệt cho mẹ bầu cực hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản như sau:
– Nguyên liệu: 100g rong biển, 5 lá dứa, 10g thục địa, 60g đường phèn và 1 muỗng cà phê vani.
– Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch rong biển, lá dứa và thục địa.
– Thực hiện:
+ Cho rong biển vào nồi đun cùng 2 lít nước.
+ Khi sôi thì cho lá dứa vào đun cùng trong 5 phút.
+ Lọc lấy nước để nguội rồi cho vani và đường phèn vào khuấy đều.
3. Salad rong biển
Salad rong biển kết hợp với nhiều loại rau củ quả tươi vừa giữ được độ tươi ngon và dưỡng chất có trong các thực phẩm.
Mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
– Nguyên liệu: 25g rong biển tươi, gừng băm nguyễn, 2 quả cà chua, 1/2 củ cà rốt, 10g rau cải mầm, 10g vừng trắng đã rang chín, nước tương, dầu mè, giấm, đường trắng, gia vị.
– Sơ chế:
+ Rong biển tưới au khi rửa sạch mẹ cho vào ngâm với nước muối pha loãng để khử bớt mùi tanh.
+ Cắt rong biển thành từng đoạn vừa ăn.
+ Cà chua rửa sạch cắt làm đôi, cà rốt bào sợi, vừng đem giã sơ.
– Pha nước sốt trộn salad:
+ Pha nước nước tương, dầu mè, giấm, gừng băm nhuyễn mỗi thứ 1 thìa với 1/2 thìa cà phê đường.
+ Trộn đều cho đến khi các nguyên liệu trộn đều với nhau.
– Trộn salad:
+ Cho các nguyên liệu vào bát hoặc đãi rồi tưới nước sốt lên.
+ Trộn đều để nguyên liệu thấm gia vị.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tham khảo một số món ăn khác từ rong biển như: cơm cuộn rong biển, chè rong biển đậu xanh, salad rong biển tươi và dưa leo…
V. Những mẹ bầu không nên ăn rong biển
Mẹ bầu có sức khỏe bình thường có thể ăn rong biển trong cả thai kỳ.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nằm trong các đối tượng dưới đây thì không nên ăn rong biển để tránh các rủi ro không mong muốn:
1. Bà bầu mắc bệnh cường giáp
Trong 100g rong biển có đến 1-1,8 mg i-ốt, trong khi đó, hàm lượng i-ốt cho phụ nữ mang thai chỉ ở mức 0,22mg – 0,27 mg.
Vì vậy, nếu mẹ ăn nhiều rong biển sẽ khiến bệnh cường giáp tiến triển nghiêm trọng hơn.
2. Mẹ bị nóng trong
Mẹ bị nóng trong không nên ăn rong biển vì thực phẩm này có thể gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Hậu quả làm gia tăng và trở nặng tình trạng mụn nhọt.
3. Mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém
Rong biển tính hàn, tác dụng thanh nhiệt và giải nhiệt nêu nếu mẹ bầu lạm dụng sẽ dễ bị lạnh bụng, gây tiêu chảy và mất nước.
Vì vậy, khi không có được hệ tiêu hóa thực sự tốt, các mẹ nên hạn chế tối đa việc ăn rong biển.
4. Mẹ bầu có tiền sử dị ứng
Mẹ bầu có tiền sử dị ứng với rong biển hoặc hải sản cũng được khuyến cáo không nên ăn rong biển.
VI. Lưu ý khi bà bầu ăn rong biển
Mẹ bầu ăn rong biển cần chú ý về liều lượng, tần suất, cách chế biến, kết hợp thực phẩm và cách chọn rong biển chất lượng. Cụ thể:
1. Lượng rong biển nên ăn
Mẹ bầu chỉ nên ăn rong biển với lượng tối đa 50g/ngày.
Đồng thời nên ăn rong biển thành nhiều bữa thay vì ăn hết một lúc.
2. Tần suất
Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn rong biển 2-3 lần/tuần.
Không nên ăn rau biển hàng ngày với lượng nhiều vì thực phẩm này chứa nhiều iốt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
3. Chế biến
Khi chế biến rong biển, các mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
– Loại bỏ mùi tanh: Có thể sử dụng gừng hoặc dầu mè để khử mùi và không làm mất đi hương vị và độ tươi của rong biển.
– Không nấu quá chín: Nấu quá lâu không chỉ làm mất hương vị mà còn khiến rong biển quá mềm hoặc dai, đặc biệt là làm giảm giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, các mẹ chỉ nên nấu rong biển vừa chín tới.
– Không ngâm rong biển trong nước quá lâu: Khi sử dụng rong biển khô, các mẹ chỉ nên ngâm trong nước khoảng 5 – 10 phút rồi vớt ra. Tránh ngâm rong biển trong nước quá lâu làm mất đi dinh dưỡng và chất khoáng.
4. Thực phẩm kỵ kết hợp với rong biển
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu không nên ăn rong biển với các thực phẩm sau:
– Hoa quả ngâm chua, hồng, trà : Khi ăn các thực phẩm này cùng thời điểm với rong biển sẽ gây khó tiêu hoá.
– Cam thảo và tiết lợn: Kết hợp với rong biển sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu gây táo bón.
– Các thực phẩm có tính kiềm như phô mai, lòng đỏ trứng, xúc xích, bánh mì, thịt bò, kiều mạch,… cũng không nên nấu và ăn chung với rong biển.
5. Cách chọn rong biển
Mẹ bầu nên chọn mua rong biển chất lượng ở các địa chỉ uy tín.
Nên chọn loại rong biển tươi và mới thu hoạch để đảm bảo trọn vẹn các dưỡng chất.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp các mẹ bầu chọn được rong biển chất lượng và tươi ngon:
– Chọn rong biển non: Lá rong biển non thường mêm, khi ăn không bị dai.
– Màu sắc rong biển: Nên chọn các lá rong biển có màu xanh đậm với độ bóng vừa phải.
– Chọn rong có nhiều lỗ: Đối với rong biển khô, lá rong biển non và ngon thường sẽ có nhiều lỗ.
Hy vọng với những thông tin ở trên, các mẹ đã tìm được câu trả lời chính xác cho thắc có bầu ăn rong biển được không đồng thời biết cách ăn rong biển đúng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng rong biển nên ăn để tránh quá dư thừa, gây tác dụng ngược.