Bầu ăn rau bí được không? Tốt thế nào với Mẹ và Thai nhi?

Rau bí là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin dồi dào nhưng bà bầu ăn rau bí được không? Để trả lời câu hỏi này một cách chi tiết, mẹ bầu có thể tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!

I. Thành phần có trong rau bí

Rau bí chính là phần ngọn và lá của cây bí đỏ.

Bí đỏ có tên khoa học là Cucurbita moschata Duchesne và nhiều tên gọi khác bí rợ, như bí ngô, bí sáp… 

Rau bí là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin dồi dào.

Trong 100g rau bí chứa các thành phần dinh dưỡng với giá trị như sau:

bầu ăn rau bí được không

Rau bí tốt cho sức khỏe vì giàu vitamin, chất khoáng và dinh dưỡng khác. 

Các tác dụng của rau bí với sức khỏe gồm:

– Tốt cho tim mạch, giảm lượng cholesterol trong máu.

– Tăng cường hệ miễn dịch.

– Hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu.

– Giảm triệu chứng viêm khớp.

– Giúp răng và xương chắc khỏe.

– Giảm thiểu hội chứng tiền mãn kinh.

– Ngăn ngừa táo bón.

– Phòng chống ung thư.

– Ngăn ngừa lão hóa sớm.

– Kiểm soát bệnh tiểu đường.

– Giúp da săn chắc, mềm mại.

– Phòng ngừa béo phì.

– Giảm huyết áp.

– Tốt cho sức khỏe răng miệng.

Có thể thấy, rau bí chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết và tốt cho sức khỏe. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn rau bí được không và bầu ăn được rau bí không?

II. Bầu ăn rau bí được không?

Về câu hỏi bà bầu có được ăn rau bí không, câu trả lời của chuyên gia dinh dưỡng là có.

Mẹ bầu có thể ăn rau bí trong cả 9 tháng 10 ngày mang thai, kể cả giai đoạn 3 tháng đầu.

bầu ăn được rau bí khôngBà bầu có ăn rau bí được không?

Ăn rau bí đúng cách với lượng hợp lý mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.

Để biết chi tiết mẹ bầu ăn rau bí có tốt không và tốt như thế nào, hãy cùng đến với phần nội dung tiếp theo của bài viết!

III. Công dụng của rau bí với mẹ bầu

Bà bầu ăn rau bí khi mang thai đúng cách với lượng hợp lý mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và cả thai nhi, có thể kể tới như:

1. Cải thiện sức khỏe mẹ bầu

Beta – Carotene trong rau bí có tác dụng chống lão hóa tế bào, nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể được bảo vệ tốt hơn.

Ngoài ra, rau bí còn giàu kali và magie giúp ổn định huyết áp, hạn chế tình trạng huyết áp cao ở thai kỳ gây nguy hiểm cho mẹ bầu.

2. Tốt cho răng và xương của mẹ

Rau bí đỏ chứa đồng thời cả canxi, phốt pho và magie – đây là những khoáng chất quan trọng và cần thiết cho sự chắc khỏe của xương và răng.

bà bầu ăn rau bí được không

Canxi là khoáng chất quan trọng trong cơ thể, không chỉ giúp xương và răng khỏe mạnh mà còn tham gia vào các hoạt động của cơ bắp, hệ tim mạch, hệ miễn dịch và thần kinh. 

Khi được cung cấp đủ canxi, mẹ bầu sẽ tránh được các tình trạng nhức mỏi chân tay, đau nhức xương khớp, chuột rút, loãng xương, còn thai phi phát triển hệ xương, cơ, cân nặng và hệ thần kinh toàn diện.

Vì nhu cầu canxi của mẹ bầu trong thai kỳ tăng cao nên việc bổ sung canxi qua thực phẩm ăn uống hàng ngày thường không đáp ứng đủ.

Mẹ bầu có thể kết hợp thuốc bổ sung canxi Úc NextG Cal hữu cơ từ Úc theo tư vấn của bác sĩ.

3. Tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi

Một số nghiên cứu cho thấy, mẹ bầu ăn rau bí tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh, giúp não bộ và thị lực của bé phát triển tốt ngay từ trong bụng mẹ.

4. Hỗ trợ hệ tim mạch ổn định

Rau bí ngô với hàm lượng chất xơ hòa tan cao giúp giảm hấp thu cholesterol cũng như acid mật từ ruột non.

Điều này giúp giảm thiểu lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ở mẹ bầu.

bầu 3 tháng đầu ăn rau bí được không

Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn rau bí còn giúp bổ sung kali cho cơ thể.

Cung cấp đủ khoáng chất kali có tác dụng phòng ngừa hiện tượng nhịp tim không đều và giảm nguy cơ đột quỵ.

5. Giảm nguy cơ thiếu máu

Phụ nữ mang thai ăn rau bí hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ hiệu quả vì loại rau này có hàm lượng sắt dồi dào.

Sắt có khả năng kích thích sản sinh hồng cầu, từ đó phòng ngừa thiếu máu ở thai phụ hữu hiệu.

6. Giảm thiểu nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

Thành phần Etyl Acetate và Polysaccharide trong rau bí có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu.

Nhờ vậy, bà bầu ăn rau bí giúp làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.

7. Cải thiện tiêu hóa, phòng táo bón

Nhờ có hàm lượng chất xơ cao nên mẹ bầu ăn rau bí giúp cải thiện và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Đồng thời kích thích nhu động ruột, làm mềm phân và giảm nguy cơ mẹ bị táo bón thai kỳ.

IV. Một số món ngon từ rau bí cho bà bầu

Để tránh nhàm chán khi ăn rau bí, ngoài cách luộc, mẹ bầu có thể xào và nấu canh rau bí theo hướng dưới đây:

1. Rau bí luộc

Rau bí luộc là cách chế biến đơn giản và giữ được giá trị dinh dưỡng trong rau bí cao nhất.

bà bầu có ăn được rau bí không

– Chuẩn bị: 1  bó rau bí, đá lạnh, muối. 

– Sơ chế: Rau bó tước bỏ hết xơ sau đó đem rửa sạch và cắt khúc vừa ăn. 

– Cách luộc:

+ Cho nước vào nồi đun sôi.

+ Thêm chút muối rồi cho rau vào luộc để rau có màu xanh.

+ Luộc rau cho đến khi chín thì tắt bếp.

+ Vớt rau ra thì cho ngay vào nước đá lạnh để tăng thêm độ giòn và xanh.

– Cách ăn: Mẹ bầu có thể ăn rau bí luộc kèm với nước mắm, chao, nước tương hoặc kho quẹt.

– Lưu ý: Khi luộc rau bí các mẹ không nên đậy nắp nồi, hãy mở nắp.

2. Rau bí xào thịt bò

Rau bí kết hợp thịt bò giàu dinh dưỡng là món ăn mẹ không nên bỏ qua trong thai kỳ. Các bước thực hiện món ăn này như sau:

bầu có được ăn rau bí không

– Chuẩn bị: 1 nắm rau bí, 300g thịt bò, ớt, xì dầu, gia vị. 

– Sơ chế: Rau bí tước bỏ hết xơ rồi cắt khúc vừa ăn; thịt bò thái mỏng rồi tẩm ướt với xì dầu, tỏi và chút dầu ăn.

– Cách xào:

+ Đun nóng chảo rồi cho tỏi vào phi thơm.

+ Cho thịt bò vào xào trên lửa lớn cho tới khi chín thì đổ ra đĩa.

+ Sau đó cho rau bí vào xào tới khi rau gần chín thì trút thịt bò vào.

+ Thêm gia vị vừa ăn là hoàn thành món ăn. 

3. Ngọn rau bí xào tôm

Nếu không thích ăn thịt bò hoặc muốn thay đổi khẩu vị, các mẹ có thể thay thế thịt bò bằng tôm.

bà bầu có được ăn rau bí không

– Chuẩn bị: 1 bó rau bí 150g tôm, 2 củ tỏi, gia vị.

– Sơ chế:

+ Rau bí tước bỏ hết xơ rồi cắt khúc vừa ăn sau đó đem chần sơ với nước sôi.

+ Tôm làm sạch thì cho vào tẩm ướp cùng rượu trắng, hạt nêm.

+ Tỏi bóc bỏ rồi băm nhỏ. 

– Cách xào:

+ Đun sôi dầu ăn rồi cho tỏi vào phi thơm.

+ Cho tôm vào xào chín thì đổ ra đĩa.

+ Tiếp tục cho dầu ăn vào phi thơm tỏi rồi cho rau vào xào cho tới khi gần chín thì đổ tôm vào.

+ Nêm nếm gia vị, đảo đều là hoàn thành món ăn.

4. Canh rau bí nấu tôm

Món canh rau bí thanh mát vừa giúp giải nhiệt vừa cung cấp dinh dưỡng, rất thích hợp dùng khi các mẹ thấy nóng trong người:

bầu ăn rau bí

– Chuẩn bị: 1 bó rau bí, 200g tôm, hành tím, tỏi, hạt nêm, mắm, bột canh. 

– Sơ chế:

+ Rau bí làm sạch xơ, đem rửa sạch rồi cắt thành từng khúc vừa ăn.

+ Tôm sau khi làm sạch mẹ đem ướp với chút hành tím, nước mắm và tiêu.

– Cách nấu:

+ Phi thơm hành tím và tỏi với chút dầu.

+ Sau đó cho tôm vào xào cho tới khi săn lại.

+ Đổ nước vào và đun sôi.

+ Nước sôi mẹ cho rau bí vào, nêm nếm gia vị theo khẩu vị.

+ Rau bí và tôm chín thì tắt bếp.

V. Lưu ý khi mẹ bầu ăn rau bí

Như vậy, bà bầu ăn rau bí được không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, khi ăn rau bí các mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn:

– Không lạm dụng ăn nhiều rau bí:

Rau bí tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe nhưng nếu mẹ bầu ăn quá nhiều lại gây tiêu chảy, đầy hơi.

Vì vậy, mẹ chỉ nên ăn rau bí với lượng vừa phải, tối đa 300g/ngày.

– Trường hợp mẹ bầu không nên ăn rau bí:

Mẹ bầu bị dị ứng với rau bí hoặc với các loại thực vật khác trong họ bầu bí (dưa chuột, dưa) không nên ăn rau bí.

có bầu ăn rau bí được không

Mẹ bầu không nên lạm dụng ăn nhiều rau bí và ăn thường xuyên

Nếu mẹ ăn có thể gây ngứa nhẹ hoặc phát ban, nặng hơn là sưng tấy, khó thở.

– Mẹ bầu cần hạn chế ăn rau bí:

Bà bầu bị sỏi thận nên hạn chế ăn rau bí. Vì loại rau náy chứa oxalat – thành phần có thể dẫn đến sỏi thận.

– Lưu ý khâu chế biến rau:

Khi nhặt rau bí, các mẹ cần chú ý nhặt cẩn thận để loại bỏ hết xơ. Nếu sót lại nhiều xơ rau sẽ bị dai, ăn không ngon.

– Nên ăn đa dạng các loại rau:

Ngoài rau bí, các mẹ nên bổ sung một số loại rau khác vào bữa ăn hàng ngày như: Bông cải xanh (súp lơ xanh), củ dền, rau dền đỏ, ớt chuông, rau cải, rau chân vịt…

Tóm lại, có bầu ăn rau bí được không, câu trả lời là có.

Rau bí là thực phẩm bổ dưỡng, an toàn và lành tính các mẹ hoàn toàn có thể ăn trong thai kỳ.

Tuy nhiên, cần chú ý ăn với lượng vừa phải và kết hợp với các loại rau khác để tránh nhàm chán và bổ sung đa dạng dưỡng chất cho cả hai mẹ con!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí