Bầu ăn nghệ được không? Có tốt cho mẹ và thai nhi?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Nhiều thai phụ thắc mắc không biết bà bầu ăn nghệ được không vì có rất nhiều thông tin cho rằng ăn nhiều loại củ này trong giai đoạn thai kỳ có thể gây sảy thai. Mối bận tâm này của các mẹ sẽ được Thuốc canxi NextG Cal giải đáp chi tiết dưới đây!

I. Bầu ăn nghệ được không?

Về thắc mắc có bầu ăn nghệ được không, các chuyên gia sức khỏe khẳng định tùy vào sức khỏe của mẹ bầu mà câu trả lời sẽ là có hoặc không. Cụ thể:

bầu ăn nghệ được khôngPhụ nữ mang thai ăn nghệ được không? 

– Mẹ bầu khỏe mạnh có thể ăn nghệ nhưng chỉ nên dùng với lượng nhỏ hoặc dùng nghệ như một gia vị trong các món ăn.

– Mẹ bầu gặp vấn đề rối loạn đông máu cần thận trọng khi ăn nghệ.

– Mẹ bầu có cơ địa dị ứng tốt nhất mẹ không nên ăn nghệ trong giai đoạn thai kỳ.

Vì nếu mẹ dùng nghệ sẽ gây phản ứng dị ứng dẫn đến đau bụng, phù nề, tiêu chảy, nôn mửa…

Mẹ bầu ăn nghệ đúng cách sẽ nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy đó là những lợi ích nào, các mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây!

II. Lợi ích của nghệ khi mang thai

Củ nghệ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, có thể kể đến như canxi, sắt, kẽm, magie, vitamin C, B6, folat, curcumin…

Chính vì vậy mẹ bầu sử dụng nghệ đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích:

1. Phòng ngừa tiền sản giật

Tiền sản giật là một rối loạn xảy ra khi mang thai, đặc trưng bởi các triệu chứng tăng huyết áp, phù và protein niệu.

Đây là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi.

Một số nghiên cứu trên động vật đã cho thấy tiềm năng của curcumin – một hợp chất chống viêm có trong nghệ trong việc kiểm soát tiền sản giật.

2. Tốt cho sự phát triển của thai nhi

Các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, folat và selen trong nghệ có tác dụng hỗ trợ sự hình thành của ống thần kinh thai nhi.

Từ đó giúp ngăn ngừa nhiều dị tật bẩm sinh ở thai nhi như: Hở hàm ếch, sứt môi, liệt chi, dị tật tim, não úng thủy…

3. Tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu

Các hợp chất trong nghệ có khả năng chống oxy hóa cao nên khi mẹ bầu tiêu thụ nghệ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch.

Điều này giúp mẹ bầu phòng tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý.

4. Phòng chống nhiễm trùng

Khi mang thai cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm nên rất dễ bị nhiễm trùng. 

Nhờ có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, sử dụng nghệ sẽ giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng ở mẹ bầu khi mang thai.

5. Giảm tình trạng ho và lạnh khi mang thai

Tinh bột nghệ còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa cảm lạnh và ho.

Sở dĩ như vậy là do nghệ có đặc tính chống viêm mạnh, giúp giảm các triệu chứng đau họng và cảm lạnh nhanh chóng.

6. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Tác dụng bảo vệ tim mạch của curcumin đã được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu.

Cụ thể, curcumin giúp cải thiện chức năng nội mô, đồng thời giúp giảm tình trạng viêm và oxy hoá – những tác nhân quan trọng trong bệnh lý tim mạch.

7. Duy trì ổn định Cholesterol trong máu

Nồng độ cholesterol trong máu tăng lên khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đột quỵ.

Sử dụng nghệ có thể giúp mẹ bầu giảm nguy cơ này thông qua việc duy trì ổn định cholesterol trong máu.

8. Giảm thiểu chứng ợ nóng, đau dạ dày

Vì có đặc tính chống viêm nên mẹ bầu sử dụng nghệ còn giúp giảm ợ nóng do trào ngược dạ dày hiệu quả. 

Bên cạnh đó, nghệ còn đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, hỗ trợ làm lành các vết loét.

9. Làm giảm chảy máu nướu

Sự thay đổi của nội tiết tố trong thai kỳ khiến mẹ bầu dễ bị viêm lợi, chảy máu nướu.

Thật may mắn khi sử dụng nghệ pha với nước và súc miệng 2-3 lần/ngày có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

III. Những nguy cơ nếu ăn nghệ nhiều khi có thai

Mặc dù đã có câu trả lời cho vấn đề “bầu ăn nghệ được không”, tuy nhiên mẹ chỉ nên ăn với lượng nhỏ.

Bởi cho đến nay vẫn chưa có đánh giá nào về tính an toàn của nghệ trong thời kỳ mang thai ở người.

Một số nghiên cứu trên động vật chỉ ra sử dụng lượng lớn curcumin khi mang thai có thể làm thay đổi nồng độ estrogen và gây ra các cơn co thắt tử cung và chảy máu.

Ngoài ra, tiêu thụ nhiều curcumin cho thấy tác dụng có hại trong quá trình trưởng thành tế bào trứng, thụ tinh và phát triển phôi nang trong nghiên cứu trên động vật.  

IV. Lưu ý khi mẹ bầu ăn nghệ

Để đảm bảo ăn nghệ an toàn và tốt cho sức khỏe, mẹ bầu cần tuân thủ một số nguyên tắc và lưu ý dưới đây:

1. Lượng nghệ ăn mỗi ngày

Mẹ bầu chỉ nên dùng nghệ với một lượng nhỏ, chẳng hạn như sử dụng như gia vị trong các món ăn.

Mẹ bầu chỉ nên sử dụng nghệ với lượng nhỏ.

Mẹ không nên ăn quá nhiều để tránh nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe cũng như thai nhi.

2. Cách sử dụng

Tuỳ theo mục đích sử dụng mà mẹ bầu có thể sử dụng nghệ như gia vị trong món ăn hoặc pha nghệ cùng với mật ong với liều lượng phù hợp hay pha súc miệng.

Sử dụng đúng cách sẽ giúp mẹ tận dụng được tối đa công dụng của loại củ này.

3. Không dùng nghệ đen

Mẹ bầu nên dùng nghệ vàng, không nên dùng nghệ đen.

Vì nghệ đen có đặc tính phá huyết nên có thể gây nguy cơ chảy máu, sảy thai.

4. Mẹ bầu không nên ăn nghệ

Ngoài mẹ bầu bị dị ứng với nghệ, một số mẹ bầu khác cũng không nên ăn nghệ gồm:

– Bà bầu có vấn đề về túi mật: Mẹ bầu đang gặp các vấn đề về túi mật như sỏi mật, tắc nghẽn ống mật, viêm túi mật không nên dùng nghệ vì sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

– Mẹ bầu rối loạn đông máu: Dùng nghệ có thể làm trầm trọng hơn tình trạng chảy máu.

5. Lưu ý khác

Một số lưu ý khác mẹ bầu cần nắm được trước khi ăn nghệ trong thai kỳ gồm:

– Nếu muốn ăn nghệ thường xuyên, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

– Mẹ bầu 3 tháng đầu cần hạn chế ăn nghệ vì lúc này thai nhi chưa ổn định.

– Mẹ bầu bị đau dạ dày có thể uống nước nghệ và mật ong để chữa lành vết loét dạ dày. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn nghệ mật ong được không.

Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc bầu có được ăn nghệ không, nếu mẹ ăn đúng cách trong thai kỳ giúp giảm chứng ợ nóng, chống nhiễm trùng, tăng đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. 

Tuy nhiên, có một lưu ý các mẹ cần tuân thủ khi ăn nghệ đó là chỉ nên ăn với lượng ít và sử dụng như một gia vị trong các món ăn để tránh xảy ra những ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn xà lách được không? Nên ăn sống hay chín?

Bà bầu ăn xà lách được không? Rau xà lách chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết và có…

Chi tiết

Bầu ăn quýt được không? Có tốt cho mẹ và bé hay không?

Bà bầu ăn quýt được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều mẹ đang trong…

Chi tiết

Bầu ăn rong nho được không? 8 công dụng của rong nho khi mang thai

Bà bầu ăn rong nho được không – phụ nữ đang mang thai hoàn toàn có thể ăn rong nho…

Chi tiết

Bầu ăn bò khô được không? Cần lưu ý những gì?

Phụ nữ mang thai thường tự hỏi có bầu ăn bò khô được không, liệu có thể thưởng thức hương…

Chi tiết