Bà bầu ăn ghẹ được không? Cách ăn ghẹ tốt khi có thai!

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Ghẹ được đánh giá là loại hải sản thơm ngon, đem tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu ăn ghẹ được không lại là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều chị em. Để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết sau đây!

I. Bà bầu ăn ghẹ được không?

Ghẹ là một loại hải sản rất giàu dinh dưỡng, trong 100g thịt ghẹ có chứa các thành phần dưỡng chất với giá trị như sau: Kcal, Lipid, Cholesterol, Natri, Kali, Protein, Vitamin C,…

bầu ăn ghẹ được không

Mang thai ăn ghẹ được không?

Có thể thấy, ghẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt là canxi, sắt, vitamin.

Vậy có bầu ăn ghẹ được không? Câu trả lời là mẹ bầu có thể ăn ghẹ nhưng cần lưu ý chỉ ăn ghẹ tươi sống đã được nấu chín kỹ.

Không nên ăn ghẹ đông lạnh, ghẹ chất, ghẹ ngâm, ghẹ còn sống và chưa nấu chín kỹ vì có nhiều ký sinh trùng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

II. Tác dụng của ghẹ khi có bầu 

Ăn ghẹ khi mang thai đúng cách giúp bổ sung canxi, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ, cung cấp Folate cho sức khỏe mẹ bầu. Cụ thể:

1. Bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai

Có tới 91mg canxi được tìm thấy trong 100g thịt ghẹ, việc mẹ bầu ăn ghẹ giúp bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể.

Điều này không chỉ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp mà còn giúp hệ xương, răng của thai nhi phát triển hoàn thiện.

bầu 3 tháng đầu ăn ghẹ được không

Do nhu cầu canxi tăng cao trong thai kỳ, vì vậy bên cạnh ăn thực phẩm giàu canxi như ghẹ, các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng kết hợp viên uống.

Có thể thấy, Canxi hữu cơ NextG Cal được đánh giá là dòng sản phẩm đảm bảo bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể trong thai kỳ.

2. Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé

Khi bà bầu ăn ghẹ, cơ thể sẽ nhận được axit amino, vitamin C có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.

3. Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu 

Mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai dễ gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,. suy nhược…

bầu ăn cua ghẹ được không

Thật may mắn khi ghẹ có hàm lượng sắt dồi dào và mẹ có thể bổ sung khoáng chất này cho cơ thể thông qua việc ăn ghẹ.

4. Cung cấp Folate cho sức khỏe mẹ bầu

Thành phần folate – vitamin B9 trong thịt ghẹ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tái tạo và kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào mới.

Chính vì vậy, thai phụ ăn ghẹ cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ folate – vitamin B9 giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh dị tật về ống thần kinh ngay ở thai nhi.

III. Tác hại khi mẹ bầu ăn ghẹ không đúng cách

Mặc dù đã có đáp án chính xác cho câu hỏi bầu ăn ghẹ được không, tuy nhiên, việc mẹ bầu ăn ghẹ không đúng cách sẽ tiềm ẩn khá nhiều mối lo ngại cho sức khỏe cả của mẹ và bé. Có thể kể đến như:

1. Nguy cơ thừa Protein và Cholesterol

Khi ăn ghẹ, hàm lượng cholesterol trong mật ở thai phụ có thể tăng lên, hậu quả là hệ bài tiết bị ứ đọng và gặp khó khăn.

Nghiêm trọng hơn, nếu không may mật chảy ngược vào ống tụy thì có thể gây viêm tụy cho bà bầu.

Một số protein có trong ghẹ khi chế biến có thể bị biến chất và gây hại cho bà bầu.

Đặc biệt nếu ăn nhầm ghẹ chết thì mẹ bầu có thể bị nôn mửa, tiêu chảy rất nguy hiểm.

2. Tăng nguy cơ động thai

Vì ghẹ có tính hàn nên có công dụng thúc đẩy lưu thông máu đồng thời loại bỏ máu ứ đọng.

Chính điều này có thể khiến cho thai nhi bị xáo trộn, làm tăng nguy cơ động thai và khả năng gây sẩy thai.

3. Dễ khiến thai nhi dị tật bẩm sinh

Thành phần Dioxin và Polychlrinated biphebyls trong thịt ghẹ được xem là chất gây ra hiện tượng phát ban và làm suy giảm hệ miễn dịch.

bầu 3 tháng ăn ghẹ được không

Do đó, nếu ăn ghẹ không đúng cách có thể gây rối loạn chức năng thần kinh, sảy thai, sinh non, thậm chí là dị tật bấm sinh.

4. Khả năng bị nhiễm ký sinh trùng

Thai phụ ăn ghẹ sống, ghẹ ngâm, gỏi ghẹ hoặc ghẹ chưa được nấu chín kỹ thì vi khuẩn listeria có thể xâm nhập vào trong cơ thể, đồng thời làm suy giảm sức đề kháng của mẹ bầu.

IV. Một số lưu ý bà bầu ăn ghẹ

Ghẹ giàu dinh dưỡng, tốt cho cơ thể con người đã được các nghiên cứu khoa học khẳng định.

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc các mẹ nên ăn thật nhiều và liên tục hàng ngày. Khi ăn ghẹ, các mẹ cần chú ý kỹ về lượng ăn và thời gian ăn. Cụ thể:

1. Về lượng ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ bầu không nên ăn quá 200g thịt ghẹ trong mỗi lần ăn.

 có thai 3 tháng đầu ăn ghẹ được không

Thai phụ chỉ nên ăn tối đa 200g thịt ghẹ trong mỗi lần ăn

Cũng không nên ăn thường xuyên, tần suất ăn phù hợp nhất là 1 lần/tháng.

2. Về thời gian ăn trong ngày

Bà bầu có thể ăn ghẹ ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày.

Tuy nhiên, nên hạn chế ăn ghẹ vào buổi tối khuya vì ghẹ có tính hàn, lượng protein và calo cao nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

3. Một số lưu ý khác

– Thai phụ chỉ nên ăn ghẹ tươi sống và đã được nấu chín kỹ. Không nên ăn ghẹ sống hoặc nấu chưa chín kỹ.

– Không nên ăn ghẹ chết vì có thể gây ngộ độc, nôn mửa.

– Sau khi nấu chín ghẹ, các mẹ không nên để quá lâu, thời gian ăn tốt nhất là trong 2 giờ kể từ thời điểm nấu chín.

bầu ăn ghẹ

– Không nên ăn ghẹ để qua đê vì dễ gây khó tiêu, tiêu chảy.

– Mẹ bầu có tiền sử dị ứng hải sản, đang bị cảm, sốt, ho, hệ tiêu hóa có vấn đề, hàm lượng cholesterol cao hoặc huyết áp không ổn định không nên ăn ghẹ.

– Bà bầu mang thai 3 tháng đầu cũng không nên ăn ghẹ, vì đây là thời điểm hệ miễn dịch của cơ thể đang bị suy giảm do nồng độ progesterone và estrogen thay đổi đột ngột. Thông tin này cũng là câu trả lời cho thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu ăn ghẹ được không. 

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc bầu ăn ghẹ được không là CÓ nhưng mẹ cần lưu ý với lượng phù hợp, tránh ăn nhiều gây phản tác dụng.

Để đảm bảo an toàn khi ăn ghẹ, các mẹ tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn chi tiết nhất.

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết