Bầu ăn cá thu được không? 8 công dụng khi mang thai!

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Bầu ăn cá thu được không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ các mẹ đang trong thời gian mang thai. Vì trên thực tế, mang bầu là thời điểm nhạy cảm, nên việc lựa chọn món ăn cũng là khá quan trọng, các loại hải sản như cá thu cũng không phải ngoại lệ. Để trả lời chính xác cho câu hỏi này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây của Canxi hữu cơ Úc NextG Cal.

I. Giá trị dinh dưỡng của cá thu

Cá thu tên tiếng Anh là Mackerel và có hơn 30 loại khác nhau. Loài cá này sinh sống chủ yếu ở vùng biển nhiệt đới và ôn đới.

Ở Việt Nam, cá thu sống rải rác ở khắp các vùng biển, nhưng nhiều hơn là ở các vịnh biển từ Quảng Bình đến Vũng Tàu, biển Phú Quốc – Kiên Giang.

bầu ăn cá thu được không

Các loại cá thu thường gặp bao gồm: 

– Cá thu Nhật: tên khác là cá thu đao. 

– Cá thu ảo: tên khác là cá thu kim, cá thu lam.

– Cá thu hũ: tên khác là cá thu ngàng. 

– Cá thu chấm. 

– Cá thu bông: tên khác là cá thu non.

– Cá thu vua: tên khác là cá thu ngừ.

Cá thu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất béo tốt và các protein quan trọng cho cơ thể.

Cụ thể, giá trị và thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt cá thu như sau:

bà bầu ăn cá thu được không

Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, ăn cá thu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp xương chắc khỏe, đẹp da, phòng ngừa ung thư, suy giảm trí nhớ và thiếu máu…

II. Bầu ăn cá thu được không?

Các chuyên gia sức khỏe khẳng định, mẹ bầu có thể ăn cá thu trong thai kỳ nhưng chỉ nên ăn với số lượng hạn chế để tránh nguy cơ nhiễm độc thuỷ ngân. 

Bên cạnh đó, mẹ nên chọn các loại cá thu có hàm lượng thuỷ ngân thấp, chẳng hạn như cá thu Đại Tây Dương, cá thu Thái Bình Dương.

Tránh ăn các loại cá thu có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá thu vua.

bà bầu ăn được cá thu khôngMẹ bầu có thể ăn cá thu và nên chọn loại có hàm lượng thuỷ ngân thấp

Sản phụ bị nhiễm độc thủy ngân không chỉ có nguy cơ sinh non, sảy thai mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não thai nhi.

Trẻ sinh ra chậm biết đi, chậm nói, thậm chí có thể bị mù, điếc, tổn thương thận hoặc trí não chậm phát triển.

Đọc thêm: Bầu ăn rau mồng tơi được không?

III. Công dụng của cá thu khi mang thai

Cá thu giàu sắt, vitamin D, canxi, photpho, protein, vitamin B12 – đây đều là các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và em bé.

Do đó, mẹ bầu ăn cá thu đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

1. Giúp hệ xương chắc khỏe

Cá thu có hàm lượng canxi và photpho cao – đây là 2 dưỡng chất quan trọng và cần thiết giúp xương chắc khỏe.

mẹ bầu ăn cá thu được khôngSản phụ ăn cá thu đúng cách giúp xương chắc khỏe

Ngoài ra, canxi còn cần thiết cho quá trình co cơ, đông máu, hoạt động dẫn truyền thần kinh…

2. Bổ sung Omega 3 cho mẹ và bé

Axit béo omega 3 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của hệ thần kinh và tư duy của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. 

Đồng thời omega 3 còn giúp tăng đề kháng và sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ bị tiền sản giật hoặc sinh non ở thai phụ.

3. Ngăn ngừa thiếu hụt vitamin B12

Mẹ bầu được cung cấp đủ vitamin B12 giúp giảm nguy cơ sinh non, trẻ bị thiếu dinh dưỡng và nhẹ cân.

có bầu ăn cá thu được không

Cá thu là thực phẩm giàu vitamin B12, trong 100g cá thu có chứa đến 12 µg.

4. Ngăn ngừa các biến chứng khi sinh

Thiếu hụt selen khi mang thai là một trong các nguyên nhân các biến chứng như tiền sản giật, sảy thai, trẻ sinh ra nhẹ cân. 

Thật may mắn khi cá thu sở hữu nguồn selen dồi dào, trong 100g cá thu có thể  cung cấp 73 µg selen.

5. Cải thiện làn da cho mẹ bầu

Tiêu thụ cá thu còn hỗ trợ cơ thể mẹ bầu tăng sinh collagen.

bà bầu có ăn được cá thu không

Từ đó giúp cải thiện làn da đẹp hơn, tăng độ đàn hồi đồng thời ngăn ngừa lão hóa da.

6. Cung cấp Riboflavin/vitamin B2 cho cơ thể

Riboflavin hay vitamin B2 có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể như tham gia quá trình chuyển hoá năng lượng, tạo hồng cầu, chống oxy hoá…

Một số nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ 85g cá thu sẽ cung cấp cho cơ thể tới 21% lượng riboflavin khuyến nghị mỗi ngày. 

Bà bầu ăn cá thu trong thai kỳ không chỉ hỗ trợ cơ xương chắc khỏe mà còn giúp hệ thần kinh và thị lực của thai nhi phát triển tốt.

7. Cải thiện bệnh vảy nến hiệu quả

Theo nghiên cứu, omega 3 giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến hiệu quả nhờ tác dụng chống viêm.

bầu ăn cá thu

Cá thu là loại cá có hàm lượng omega 3 dồi dào, vì vậy tiêu thụ cá thu hợp lý sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

8. Tăng cường hệ miễn dịch

Cá thu giàu dinh dưỡng nên khi mẹ bầu ăn giúp bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Từ đó tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh và ốm vặt.

IV. 3 món ngon từ cá thu cho mẹ bầu

Như vậy, các chị em đã có câu trả lời cho vấn đề bầu ăn cá thu được không?

Dưới đây là một số món ngon chế biến từ loại cá này để các mẹ có thể tham khảo:

1. Bún cá thu

Với các mẹ  bầu yêu thích món bún cá thì bún cá thu sẽ là gợi ý vô cùng hấp dẫn.

Cách nấu món bún cá thu mẹ có thể tham khảo ngay dưới đây:

bầu 3 tháng đầu ăn cá thu được khôngBún cá thu thanh mát giàu dinh dưỡng

– Nguyên liệu: 100g cá thu, 300g bún tươi, vài lát dứa, 1 miếng chả cá chiên sẵn, 3 quả cà chua, 1 củ hành tây, 4 củ hành tím, sả, ớt, tỏi, hành ngò, gia vị.

– Sơ chế nguyên liệu:

+ Rửa sạch cá thu với muối để loại bỏ mùi tanh.

+ Chả cá cắt thành từng miếng vừa ăn.

+ Tỏi và hành tím bóc bỏ vỏ rồi băm nhuyễn.

+ Ớt và sả băm nhỏ.

+ Hành lá, ngò rí sau khi rửa sạch đem băm nhuyễn.

+ Hành tây, cà chua rửa sạch rồi cắt hạt lựu.

– Ướp cá:

+ Ướp cá thu với gia vị trong khoảng 30 phút cho ngấm.

– Cách nấu:

+ Đun nóng dầu trên chảo rồi cho ớt, hành tim, tỏi và sả vào phi thơm lên.

+ Cho cà chua vào xào, tiếp tục cho cá thu vào đảo nhẹ tay để tránh bị nát.

+ Đun sôi 500ml nước lọc trong nồi, đổ hỗn hợp đã xào trên chảo vào nấu trong khoảng 2-3 phút.

+ Đợi nước sôi trở lại thì cho chả cá và dứa vào nồi.

+ Cuối cùng cho hành tây và hành lá vào cùng, nếm gia vị xem đã vừa miệng chưa thì tắt bếp.

2. Cá thu kho gừng

Cá thu kho gừng ăn với cơm sẽ là gợi ý tuyệt vời cho mẹ bầu vào những ngày thời tiết mát mẻ.

Cách nấu khá đơn giản như sau:

bầu có nên ăn cá thuCá thu kho gừng đậm đà đưa cơm

– Nguyên liệu: 100g cá thu, 2 củ hành tím, 1 củ gừng, nước màu dừa, nước màu điều, gia vị.

– Sơ chế nguyên liệu:

+ Cá thu rửa sạch với muối để loại bỏ mùi tanh rồi rửa sạch bằng nước.

+ Gừng cạo vỏ sau đó thái lát mỏng, hành tím bóc bỏ vỏ rồi băm nhỏ.

– Cách làm nước kho:

+ Đun nóng dầu rồi cho cá thu vào rán vàng đều 2 mặt.

+ Vớt cá ra, cho tỏi và gừng vào phi thơm đồng thời cho 50ml nước lọc, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh nước màu dừa, 1 muỗng canh màu điều, 1/2 thìa  canh hạt nêm và bột ngọt vào. 

– Cách nấu:

+ Cho cá thu vào rim cùng nước sốt, rim nhỏ lửa trong khoảng 1 đến 1,5 tiếng cho tới khi cá chín mềm và ngấm đều gia vị.

3. Cá thu sốt cà chua

Cá thu sốt cà chua đơn giản dễ làm nhưng khi ăn rất ngon miệng vừa “đưa cơm”.

Mẹ bầu có thể tham khảo cách nấu dưới đây:

bà bầu ăn cá thuCá thu sốt cà chua

– Nguyên liệu: 1 miếng cá thu, 2 quả cà chua, hành khô, tỏi, hành lá, thì là, ớt, gia vị.

– Sơ chế nguyên liệu:

+ Cá thu làm sạch và khử tanh bằng nước cùng muối.

+ Cà chua rửa sạch rồi thái múi cau. Thì là và hành lá cắt khúc ngắn; hành khô và tỏi băm nhỏ; gừng thái sợi.

– Cách nấu:

+ Đun nóng dầu ăn rồi cho cá thu vào rán chín vàng 2 mặt.

+ Phi thơm hành tỏi và gừng rồi cho cà chua vào xào cùng.

+ Khi cà chua chín nhừ thì cho cá thu vào, nêm nếm gia vị vừa ăn.

+ Đun nhỏ lửa để cá thu ngấm gia vị, trước khi tắt bếp thì cho hành lá và hạt tiêu vào để tăng hương vị cho món ăn.

IV. Những lưu ý khi mẹ bầu ăn cá thu

Bà bầu ăn cá thu có tốt không phụ thuộc rất lớn vào cách mẹ bầu ăn loại cá này.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, khi ăn cá thu các mẹ cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau:

1. Lượng cá thu nên ăn

Mẹ bầu cần tuân thủ lượng được khuyến cáo hàng ngày và hàng tuần để bảo vệ sức khỏe.

Cụ thể, sản phụ chỉ nên ăn cá thu khoảng 2 – 3 khẩu phần cá mỗi tuần. 

Tiêu thụ lượng cá thu vừa phải giúp tránh nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân gây sinh non và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

2. Ưu tiên ăn cá thu có hàm lượng thuỷ ngân thấp

Khi lựa chọn cá thu các mẹ cần chú ý đến hàm lượng thuỷ ngân trong mỗi loại cá, ưu tiên loại có hàm lượng thuỷ ngân thấp để đảm bảo an toàn.

bầu ăn cá thu nhật được không

Các loại cá thu Nhật Bản, cá thu được đánh bắt từ bùng biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương sẽ là lựa chọn phù hợp cho mẹ bầu.

3. Chỉ ăn cá thu có nguồn gốc rõ ràng

Mẹ bầu nên chọn cá thu tươi, ngon, còn hạn sử dụng mua tại các địa chỉ uy tín.

Tránh sử dụng các loại cá thu không rõ nguồn gốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

4. Chế biến sạch sẽ, nấu chín kỹ

Khi chế biến cá thu cần đảm bảo vệ sinh, nấu cá chín kỹ trước khi ăn để tránh bị nhiễm khuẩn.

bà bầu ăn cá thu nhật được không

Không nên ăn cá thu chưa nấu chín hoặc nấu chưa chín kỹ chưa chín kỹ như gỏi, cá nhúng tái…

5. Lưu ý khác

Một số lưu ý khác mẹ cần biết khi ăn cá thu trong thai kỳ để tránh gây hại cho sức khỏe bao gồm:

– Thai phụ có tiền sử bị dị ứng cá thu không nên ăn cá thu.

– Nếu mua cá thu về chưa ăn ngay, các mẹ nên bảo quản cá trong ngăn đá tủ lạnh. Không nên để cá sống ở ngăn mát tủ lạnh quá 2 ngày.

– Sau khi tiếp xúc với cá thu sống nên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn. Đồng thời vệ sinh các dụng cụ chế biến sạch sẽ để tránh lây nhiễm chéo từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín.

– Nên ưu tiên chế biến cá thu dưới dạng hấp hoặc xào để giữ được dưỡng chất trong cá.

– Để thay đổi khẩu vị, mẹ có thể nấu cá thu sốt cà chua, cá thu kho, cháo cá thu, canh cá thu… 

bà bầu ăn cá thu ngừ được không

– Ngoài cá thu, mẹ bầu có thể bổ sung một số loại cá khác vào chế độ ăn hàng ngày để đa dạng dinh dưỡng như: cá hồi, cá chép, cá quả, cá diêu hồng… 

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn cá thu được không và bà bầu ăn cá thu được không.

Bà bầu có thể ăn cá thu trong thai kỳ nhưng cần chú ý về lượng ăn, cách lựa chọn và chế biến để nhận được tối đa lợi ích và tránh gây hại cho sức khỏe thai kỳ. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết