Bầu ăn bánh chưng được không? Ngày “TẾT” nên ăn thế nào?

Bà bầu ăn bánh chưng được không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, mẹ bầu có thể ăn bánh chưng để tận hưởng không khí Tết Nguyên đán của dân tộc. Tuy nhiên, cần chú ý ăn điều độ với lượng tối đa 100g/lần và không quá 150g/ngày. Nên ăn vào bữa sáng hoặc trưa; ăn cùng rau xanh, hoa quả; tránh ăn cùng các món ăn giàu tinh bột khác.

I. Thành phần dinh dưỡng của bánh chưng

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán 2025.

Nhắc đến Tết của người Việt, chắc chắn không thể không nhắc tới món ăn truyền thống vô cùng đặc trưng – Bánh chưng.

Không chỉ thơm ngon, bánh chưng Tết còn rất giàu dinh dưỡng.

Thành phần để làm nên một chiếc bánh chưng Tết gồm: Gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành củ tươi.

Tính trung bình, một chiếc bánh chưng gồm: Gạo nếp 500g, đậu xanh 100g, thịt lợn có nhiều mỡ 100g và khoảng 5g hành củ tươi.

Xét về mặt dinh dưỡng, bánh chưng có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm và nguyên liệu bao gồm:

– Gạo nếp (nhóm chất bột đường),

– Đỗ xanh, thịt lợn (nhóm chất đạm động vật và đạm thực vật, nhóm chất béo),

– Hành củ, hạt tiêu (nhóm vitamin và khoáng chất).

Các thành phần chính của bánh chưng gồm gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, hành củ tươi

Theo tính toán, trong 100g bánh chưng có chứa các thành phần dinh dưỡng với giá trị như sau:

– 181 kcal năng lượng.

– 4,3g chất đạm.

– 4,2g chất béo.

– 31,6g chất bột đường.

– 0,6g chất xơ.

– 26g canxi.

– 0,94g sắt.

– 1,4g kẽm.

Ngoài ra, bánh chưng còn chứa các dinh dưỡng khác như: Photpho, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2 và vitamin PP.

Khi ăn đúng cách với lượng vừa phải, bánh chưng giúp cung cấp rất nhiều dương chất cần thiết cho sức khỏe.

Nhưng với phụ nữ đang mang thai thì sao, có bầu ăn bánh chưng được không?

II. Bầu ăn bánh chưng được không?

Về thắc mắc, bầu có được ăn bánh chưng không, các chuyên gia sức khỏe cho biết, tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu mà câu trả lời sẽ là có hoặc không:

1. Trường hợp có

Nếu có sức khỏe bình thường, các mẹ hoàn toàn có thể ăn bánh chưng trong 9 tháng 10 ngày mang thai.

Tuy nhiên, mỗi lần ăn chỉ nên ăn với lượng ít và tần suất khoảng 1 lần/tuần.

bầu 3 tháng đầu ăn bánh chưng được khôngMẹ bầu có sức khỏe bình thường có thể ăn bánh chưng nhưng cần chú ý ăn điều độ, tránh lạm dụng

Lý do mẹ bầu nên hạn chế ăn bánh chưng vì loại bánh này được làm từ gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn nên có hàm lượng calo cao.

Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng và khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa.

2. Trường hợp không

Với những mẹ bầu gặp phải các vấn đề dưới đây nên tránh ăn bánh chưng để đảm bảo sức khỏe.

– Mẹ bầu thừa cân và béo phì:

Vì dồi dào năng lượng và chất béo từ động vật nên bánh chưng không phù hợp với các mẹ bầu đang bị thừa cân hoặc béo phì.

Tiêu thụ bánh chưng có thể khiến cơ thể tích lũy thêm mỡ thừa và gây tăng cân.

– Mẹ bầu bị cao huyết áp:

Thịt mỡ lợn sử dụng làm nhân bánh chưng chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng huyết áp cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những mẹ bầu bị cao huyết áp.

– Thai phụ bị tiền sản giật:

Bánh chưng có hàm lượng calo và chất béo cao nên nếu mẹ bầu bị tiền sản giật ăn có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

bà bầu ăn bánh chưng được khôngMẹ bầu bị tiền sản giật, cao huyết áp, tiểu đường và béo phì không nên ăn bánh chưng Tết

– Thai phụ bị tiểu đường:

Bánh chưng chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng gồm đường, đạm và béo nên dễ gây tăng đường huyết nếu ăn với lượng nhiều và liên tục.

Vì vậy mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường cần tiêu thụ bánh chưng với lượng ít hoặc tốt nhất không nên ăn để tránh tình đường huyết tăng đột ngột, gây hại cho sức khỏe.

III. Tác dụng phụ nếu ăn quá nhiều bánh chưng khi mang thai

Mẹ bầu ăn nhiều bánh chưng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Có thể kể tới như:

1. Khiến mẹ bầu khó kiểm soát cân nặng

Phần vỏ bánh chưng được làm từ gạo nếp nên có hàm lượng tinh bột và năng lượng cao.

Phần nhân bánh được làm từ thịt lợn và đậu xanh rất giàu calo.

tiểu đường thai kỳ ăn bánh chưng được không

Ăn bánh chưng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh nhưng nếu các mẹ ăn nhiều và liên tục có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát cân nặng thai kỳ.

Thường xuyên ăn bánh chưng với lượng nhiều có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ béo phì, thừa cân.

2. Gây ra các vấn đề liên quan tới tim mạch

Hàm lượng chất béo trong bánh chưng cao (chủ yếu là ở thịt lợn mỡ).

Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều bánh và dung nạp lượng lớn chất béo liên tục có thể khiến dịch vị dạ dày tăng tiết đột ngột.

Hậu quả dẫn đến tăng huyết áp.

Mặt khác, tiêu thụ bánh chưng hoặc các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo khác còn làm tăng cholesterol trong máu, ảnh hưởng đến tim mạch và gây ra các bệnh như đau tim, xơ vữa động mạch, mỡ trong máu.

3. Làm các mẹ bị nóng trong người

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, gạo nếp tính ấm nên khi tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và nóng trong người.

Điều này có thể khiến mẹ bầu bị mẩn ngứa, nổi mề đay, khô da, mụn nhọt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, mệt mỏi và một số tình trạng khác.

có bầu ăn bánh chưng được khôngMẹ bầu ăn nhiều bánh chưng có thể bị nóng trong, khó tiêu, chướng bụng và các vấn đề dạ dày khác

Trong Đông y cũng khuyến cáo, những người có thể chất thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, người đang bị sốt, vàng da, ho khạc đờm vàng,chướng bụng… nên kiêng tiêu thụ các món ăn làm từ gạo nếp.

4. Gây ra đầy bụng, khó tiêu

Tinh bột trong gạo nếp dạng nhánh có đặc tính chắc và khó chia cắt nên khó tiêu hóa.

Mặt khác, tinh bột gạo nếp còn có tính dính, dẻo nên khi ăn sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác đầy bụng và no lâu.

Do đó, nếu ăn nhiều bánh chưng trong dịp Tết, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe trên hệ tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, khó chịu, mệt mỏi.

Tất cả những điều này đều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

5. Ảnh hưởng tới dạ dày mẹ bầu

Bánh chưng là món ăn giàu chất béo, tinh bột và các dinh dưỡng khác nên khi ăn mẹ bầu sẽ có cảm giác no rất lâu vì khó tiêu hóa.

Đặc biệt, nhiều mẹ còn có sở thích ăn bánh chưng rán càng khiến thời gian tiêu hóa kéo dài hơn.

bầu có được ăn bánh chưng không

Thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, ợ chua và nóng cổ. Hậu quả là dạ dày của mẹ bầu có cảm giác nặng nề, khó chịu, thậm chí là xuất hiện các cơn đau.

IV. Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn bánh chưng

Khi ăn với lượng vừa phải, bánh chưng sẽ cung cấp cho cơ thể mẹ nhiều dưỡng chất thiết yếu.

Do đó, khi ăn bánh chưng, các mẹ cần đặc biệt lưu ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ:

1. Không nên ăn quá nhiều

Mặc dù yêu thích hoặc thèm ăn bánh chưng Tết đến mấy, các mẹ cũng cần kiểm soát lượng bánh chưng Tết mình tiêu thụ.

mẹ bầu ăn bánh chưng có tốt không

Mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 100g bánh chưng/lần và dưới 150g/1 ngày

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi lần mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 100g bánh chưng dưới 150g/1 ngày.

Không nên ăn bánh chưng liên tục hàng ngày, mẹ có cân nhắc ăn 1-2 lần/tuần.

2. Không ăn bánh chưng có dấu hiệu mốc, để quá lâu

Khi không ăn hết bánh chưng Tết, các mẹ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để tránh bánh bị hỏng, mốc.

Các mẹ không nên ăn bánh chưng đã để quá 1 tuần.

Trước khi ăn, các mẹ cũng cần kiểm tra kỹ xem bánh có bị mốc hoặc có dấu hiệu bị hỏng không.

Nếu có thì không nên ăn để tránh nguy cơ bị nhiễm nấm mốc, có thể gây ngộ độc, tiêu chảy…

3. Nên ăn kèm với rau xanh

Mâm cơm ngày Tết ngoài bánh chưng còn rất nhiều món ăn nhiều chất béo và dinh dưỡng khác nên mẹ bầu dễ bị khó tiêu.

Để khắc phục, các mẹ nên ăn bánh chưng kèm với rau xanh và củ quả giúp cung cấp chất xơ để hoạt động tiêu hóa thuận lợi và dễ dàng hơn.

bà bầu ăn nhiều bánh chưng có sao không

Ngoài rau củ xanh thì trái cây cũng là những thứ mà bạn nên ăn nhiều hơn mỗi ngày để có một cân nặng, vóc dáng thon gọn hơn.

Bà bầu nên ăn bánh chưng kèm với rau củ quả để dễ tiêu hóa.

4. Hạn chế ăn bánh chưng rán

Mẹ bầu có thể ăn bánh chưng rán nhưng cần hạn chế và nên ăn với lượng ít.

Vì bánh chưng khi rán với mỡ hoặc dầu sẽ có hàm lượng chất béo cao không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe.

5. Ưu tiên ăn bánh chưng vào bữa sáng hoặc trưa

Các chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên ăn bánh chưng Tết vào bữa tối vì dễ bị khó tiêu, đầy bụng và mất ngủ.

Đồng thời còn có thể khiến mẹ bầu bị tăng cân mất kiểm soát.

bà bầu ăn nhiều bánh chưng có tốt không

Thay vào đó, bữa sáng hoặc bữa trưa là thời điểm thích hợp để mẹ bầu ăn bánh chưng.

Tiêu thụ bánh chưng vào thời gian này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn hỗ trợ tiêu hóa tinh bột và chất béo trong bánh hiệu quả hơn.

6. Tránh ăn kèm các món có tinh bột khác

Bản thân bánh chưng đã có hàm lượng tinh bột cao nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu không nên ăn cùng với các món ăn có tinh bột khác như: xôi, bánh mì, cơm…

Nguyên nhân là do nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột cùng một lúc, mẹ bầu không chỉ bị khó tiêu, đầy bụng mà còn phải đối mặt với nguy cơ béo phì, tăng cân mất kiểm soát.

Tóm lại, bầu ăn bánh chưng được không? câu trả lời là mẹ bầu có thể ăn bánh chưng nhưng cần chú ý điều độ.

Lượng bánh chưng nên ăn mỗi lần theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng là 100g/lần và tối đa là 150g/ngày.

Tuân thủ liều lượng và cách ăn bánh chưng theo hướng dẫn ở trên, mẹ bầu sẽ không phải lo lắng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí

    -->