Bà bầu uống men tiêu hóa được không? Nên uống thế nào?

Men tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, khỏe mạnh hơn. Nhưng lạm dụng men tiêu hóa có thể gây phản tác dụng, vì vậy rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bà bầu uống men tiêu hóa được không? Các chuyên gia sức khỏe khẳng định, mẹ bầu có thể uống được men tiêu hóa nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ chỉ định về thời gian, liều lượng.

I. Công dụng của men tiêu hóa với sức khỏe

Men tiêu hoá, còn được gọi là enzym tiêu hoá.

Enzym tiêu hóa tự nhiên là protein mà cơ thể tạo ra để hỗ trợ tiêu hóa và phân hủy thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể dễ dàng hấp thụ.

Dạ dày, ruột non và tuyến tụy đều tạo ra các enzyme tiêu hóa.

Tuyến tụy thực sự là “nhà máy điện” của enzyme tiêu hóa.

Nó sản xuất ra các enzyme tiêu hóa quan trọng nhất, đó là những enzyme phân hủy carbohydrate, protein và chất béo.

Trong trường hợp cơ thể không thể bài tiết ra men tiêu hóa tự nhiên hoặc bài tiết không đủ dùng.

Điều này có nghĩa là họ không thể phân hủy một số loại thực phẩm và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Lúc này, có thể bổ sung thêm các sản phẩm men tiêu hóa từ bên ngoài thông qua đường uống.

bà bầu uống men tiêu hóa được khôngMen tiêu hoá, còn được gọi là enzym tiêu hoá

Thành phần chính của men tiêu hóa được bổ sung qua đường uống sẽ phụ thuộc vào loại men đó là gì.

Hiện tại, có 4 loại men tiêu hóa chính gồm:

– Men sữa: Thành phần chính là Caseinogen (Lact – ferment renin) và một lượng ion Ca++.

– Men Protein: Trypsin, Carboxypolypeptidase và Chymotrypsin là các thành phần chính của men protein.

– Men Lipid: Thành phần chính của men Lipid là Lipase, Phospholipase và Cholesterol Esterase.

– Men Glucid: Maltase là thành phần chính của loại men tiêu hóa này.

Các men tiêu hóa sẽ có nhiệm vụ thay thế cho enzym tiêu hóa tự nhiên để phân hủy carbohydrate, chất béo, tinh bột thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Do đó, uống men tiêu hóa sẽ mang đến những lợi ích và công dụng sau:

– Hỗ trợ và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

– Thúc đẩy cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

– Giảm thiểu tình trạng đầy hơi, chướng bụng sau ăn.

– Hỗ trợ cơ thể phân hủy được các dạng thức ăn/thực phẩm khó tiêu.

– Tăng cường sức khỏe của bộ phận ruột kết.

bà bầu uống men tiêu hóaMen tiêu hóa giúp hỗ trợ và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

II. Bầu uống men tiêu hóa được không?

Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe hệ tiêu hóa.

Vì vậy, khi có vấn đề ở hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầu hơi, chướng  bụng hay rối loạn tiêu hóa, rất nhiều mẹ khi mang thai muốn biết bà bầu uống men tiêu hóa được không?

Về thắc mắc bà bầu có nên uống men tiêu hóa không, các chuyên gia sức khỏe cho biết:

Các mẹ bầu đang gặp phải bất thường trong hệ tiêu hóa có thể sử dụng men tiêu hóa được.

Nhưng các mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng để đảm bảo sử dụng đúng và an toàn.

bà bầu có nên uống men tiêu hóaCần hỏi bác sĩ để có câu trả lời cho vấn đề bà bầu uống men tiêu hóa được không?

Trong quá trình uống men tiêu hóa, mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

– Không sử dụng men tiêu hóa trong thời gian dài, vượt quá thời gian chỉ định của nhà sản xuất hoặc bác sĩ.

– Tuân thủ liều lượng, thời điểm uống theo bác sĩ kê đơn; không tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

– Không tự ý mua men tiêu hóa về uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.

Nếu mẹ bầu lạm dụng uống men tiêu hóa quá mức có thể gây ra tình trạng ức chế khả năng sản xuất men tự nhiên trong cơ thể.

Hậu quả là khiến cơ thể rơi vào tình trạng phụ thuộc men tiêu hóa.

Bạn có biết: Bầu uống Kombucha được không?

III. Khi rối loạn tiêu hóa mẹ bầu nên làm gì?

Một số vấn đề về đường tiêu hóa phổ biến nhất mà phụ nữ gặp phải trong thời kỳ mang thai là buồn nôn và nôn, nôn nghén, trào ngược dạ dày thực quản, sỏi mật, tiêu chảy và táo bón.

Nguyên nhân chủ yếu là do những thay đổi mạnh mẽ về hormone, chế độ ăn uống kém, những thay đổi bên trong về mặt vật lý khi tử cung phát triển…

Các triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu bao gồm chảy máu, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, ợ nóng, đau, buồn nôn và nôn.

bầu có uống được men tiêu hóa không

Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến bé, nhưng rối loạn tiêu hóa lại gây cản trở việc bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi trong thời gian mang bầu.

Mặt khác, rối loạn tiêu hóa kéo dài còn khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái khó chịu, mệt mỏi, chán ăn gây ảnh hưởng hướng lớn đến sức khỏe tinh thần.

Để khắc phục, ngoài việc uống men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện những thay đổi ăn uống và sinh hoạt tại nhà cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.

Một số thay đổi này bao gồm:

1. Có chế độ tập thể dục phù hợp

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu và mang nhiều oxy hơn đến các cơ quan, bao gồm cả ruột, giúp chúng di chuyển hiệu quả và trơn tru.

Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa nên đặt mục tiêu tập thể dục nhẹ nhàng, vừa phải và phù hợp, ít nhất hai tiếng rưỡi một tuần hoặc 30 phút một ngày, 5 ngày một tuần.

Trao đổi với bác sĩ để tìm bài tập tốt nhất, an toàn và phù hợp với mình trong thời gian thai kỳ.

2. Ăn hoặc uống đồ ăn loãng

Chế độ ăn loãng làm giảm kích thích dạ dày, ruột và giúp hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi không phải hoạt động quá nhiều đồng thời chữa lành các triệu chứng nghiêm trọng.

bầu có nên uống men tiêu hóa hay khôngKhi bị rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu nên ăn hoặc uống đồ ăn loãng dễ tiêu hóa

Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy hoặc nôn mửa nghiêm trọng, chế độ ăn loãng có thể phục hồi lượng nước, năng lượng và chất điện giải đã mất mà không gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc nôn mửa thêm.

Vì vậy, khi bị rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu nên ăn các món ăn loãng và dễ tiêu hóa, dễ nuốt như cháo, súp, canh, các món hầm, nước hoa quả…

3. Thực hiện chế độ ăn lành mạnh

Thay đổi tần suất và lượng thức ăn có thể giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu.

Tùy thuộc vào vấn đề rối loạn tiêu hóa đang gặp phải, mẹ bầu có thể cần tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của mình, tránh thực phẩm chế biến sẵn có đường hoặc hạn chế lượng caffeine và sữa trong chế độ ăn uống.

Nếu được, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định một kế hoạch ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất cho mình.

4. Tạo thói quen sinh hoạt tốt

Lối sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của hệ tiêu hóa. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý tạo thói quen sinh hoạt tốt như:

– Nhai kỹ, ăn chậm để giảm áp lực lên dạ dày, thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tốt nhất. Tránh ăn nhanh, nuốt vội, không nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.

– Sau khi ăn xong, mẹ bầu nên đi lại nhẹ nhàng giúp tránh bị đầy hơi, trào ngược dạ dày. Không nên tắm, nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn no.

– Căng thẳng có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng hơn. Vì Vậy mẹ bầu nên tích cực tham gia các hoạt động thể chất, thiền, yoga kết hợp với liệu pháp thư giãn, đặc biệt chú trọng ngủ đủ giấc để tránh tránh căng thẳng, lo âu.

bà bầu có thể uống men tiêu hóa khôngMẹ bầu nên thư giãn, vận động nhẹ nhàng sau khi ăn xong

Nếu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa của mẹ bầu nghiêm trọng, dai dẳng hoặc không thể kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc, bao gồm thuốc kháng axit, enzyme tiêu hóa, thuốc chống tiêu chảy, thuốc kích thích và thuốc chống nôn, cùng nhiều loại khác.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc an toàn nhất với liều lượng phù hợp nhất với mẹ bầu.

IV. Các dưỡng chất mẹ bầu nên bổ sung khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần axit folic, sắt, canxi, vitamin D, choline, axit béo omega-3, vitamin B và vitamin C.

Trong đó, canxi là khoáng chất quan trọng xây dựng xương, răng, hộp sọ, cơ của thai nhi.

Đồng thời bảo vệ mẹ khỏi loãng xương, xốp xương, xương yếu dễ gãy do thiếu canxi; giảm nguy cơ tiền sản giật, ngăn ngừa cao huyết áp và là nguyên liệu cần thiết cho sản xuất sữa mẹ sau sinh…

Mẹ bầu có thể bổ sung canxi qua thực phẩm tự nhiên ăn uống hàng ngày như: sữa và các sản phẩm từ sữa khác (phô mai và sữa chua); bông cải xanh, ngũ cốc, bánh mì và nước ép; hạnh nhân và hạt vừng; cá mòi hoặc cá cơ…

Tuy nhiên, theo thông tin từ nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, đa số chế độ ăn hằng ngày của của người Việt thường chỉ cung cấp khoảng 50% nhu cầu canxi cơ thể cần.

Do vậy, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm canxi qua thuốc hoặc thực phẩm bổ sung.

Nên sử dụng loại canxi nguồn gốc hữu cơ, có chứa vitamin D3 và vitamin K để tăng khả năng hấp thụ.

Thuốc canxi hữu cơ Úc NextG Cal được chiết xuất từ xương bò non của Úc, có tỷ lệ canxi và photpho là 2:1 là một tỷ lệ tự nhiên nên hấp thu dễ dàng.

bà bầu có thể uống men tiêu hóa hay là khôngThuốc canxi hữu cơ Úc NextG Cal giúp mẹ dẻo dai, con cứng cáp

NextG Cal còn có thêm vitamin D3 giúp tăng hấp thu canxi, vitamin K giúp định hướng canxi tới tận mô xương.

Nhờ đó, hạn chế tác dụng phụ như táo bón, sỏi thận, vôi hóa mạch máu…

Sản phẩm cũng chứa nhiều khoáng chất cần thiết như magie, mangan, kẽm, sắt, kali… tham gia vào quá trình hình thành và tái tạo xương.

Trong đó, canxi và magie còn có vai trò quan trọng đối với quá trình co giãn cơ bắp, giúp ngăn ngừa và làm giảm tình trạng chuột rút do thiếu hụt hai chất này.

Canxi hữu cơ Úc NextG Cal không chứa đường nên dùng được cho cả mẹ bầu và mẹ sau sinh bị tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao…

Tóm lại, với câu hỏi bà bầu uống men tiêu hóa được không, các chuyên gia cho rằng, mẹ bầu hoàn toàn có thể uống men tiêu hóa nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Khi uống men tiêu hóa cần tuân thủ chỉ định về thời gian và liều lượng theo kê đơn của bác sĩ để đảm bảo nhận được tối đa hiệu quả đồng thời tránh gây hại cho thai kỳ.

Để được dược sĩ của PM NextG Cal tư vấn kỹ hơn về cách bổ sung canxi, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 1125.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí