Bầu ăn bim bim được không? Lợi và hại thế nào cho mẹ và bé?

Bim bim là món ăn vặt không chỉ của trẻ em, mà rất nhiều người lớn cũng ưa thích món ăn này. Tuy nhiên có bầu ăn bim bim được không lại là câu hỏi nhận được sự quan tâm của khá nhiều chị em đang trong quá trình mang thai. Để trả lời câu hỏi này một cách chi tiết nhất, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây của thuốc Canxi NextG Cal!

I. Thành phần dinh dưỡng có trong bim bim

Bim bim hay snack không chỉ được trẻ nhỏ yêu thích mà người lớn cũng không phải ngoại lệ.

Món đồ ăn vặt này có hương vị thơm ngon, giòn tan, kết hợp ngọt, mặn và cay hài hòa nên rất kích thích vị giác.

Thành phần các nguyên liệu dùng để sản xuất bim bim gồm: Bột mì, bột gạo, bột bắp, các loại ngũ cốc, dầu thực vật, chất điều trị, chất bảo quản, chất chóng vón, chất tạo màu…

bà bầu có được ăn bim bim không

Ước tính, trung bình 100g bim bim chứa: Calo; Carbohydrate; Protein; Muối; Chất béo…

Vì bim bim chứa nhiều đường, chất béo, muối và các chất bảo quản, hương liệu, tạo màu nên nếu ăn quá nhiều có thể gây ra những tác hại tới sức khỏe.

Trong đó phải kể đến nguy cơ tăng cân, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và những vấn đè về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi.

Chính vì những lý do trên nên với những mẹ bầu thích ăn bim bim rất quan tâm và muốn biết: Mang thai trong 3 tháng đầu có nên ăn bim bim được không để có những điều chỉnh phù hợp và an toàn cho thai kỳ. 

II. Bầu ăn bim bim được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bim bim được xem là một loại đồ ăn vặt không có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Do đó, các mẹ nên hạn chế tiêu thụ bim bim trong thời gian mang thai, thay vào đó nên tiêu thụ các đồ ăn vặt lành mạnh và tốt cho sức khỏe như: Táo, bánh quy, bơ đậu phộng, sữa chua trộn với trái cây tươi hoặc các loại hạt,…

bầu ăn bim bim có sao khôngMẹ bầu không nên ăn bim bim trong thời gian mang thai

Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể bị ốm nghén và thèm ăn bim bim.

Trong trường hợp này, các mẹ có thể ăn bim bim với lượng ít, nhưng cần chú ý một số điều sau:

– Uống nhiều nước để loại bỏ lượng muối thừa trong cơ thể. 

– Nên tăng cường tiêu thụ rau xanh và trái cây để tăng cường năng lượng.

– Không ăn bim bim thay hoàn toàn cho bữa chính.

– Thay vì mua bim bim bán sẵn, các mẹ có thể tự chế biến các loại bim bim để ăn khi thèm.

III. Tác hại của bim bim với mẹ bầu

Bầu ăn bim bim có sao không? Mẹ bầu thường xuyên ăn bim bim với lượng nhiều sẽ gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Không chỉ nghèo dinh dưỡng, ăn nhiều bim bim còn dẫn đến các bệnh nguy hiểm như:

1. Không đem lại nhiều chất dinh dưỡng

Bim bim rất “nghèo” dinh dưỡng, loại đồ ăn vặt này chủ yếu chứa lượng calo và tinh bột cao, ít protein và chất xơ. 

Chính vì vậy, khi ăn bim bim, các mẹ sẽ có cảm giác bị no giả và không muốn ăn các đồ ăn lành mạnh khác.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc ăn nhiều bim bim sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé.

2. Gây ra các bệnh về thận

Lượng muối trong bim bim cao, nếu các mẹ tiêu thụ với lượng nhiều và thường xuyên sẽ gây áp lực cho thận, có thể dẫn đến suy thận nhiều vấn đề khác. 

tiểu đường thai kỳ ăn bim bim được không

Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học còn cho rằng, việc cơ thể con người hấp thụ nhiều chất acrylamide có trong các loại bim bim có nguy cơ gây bệnh ung thư thận.

3. Tác động xấu đến thai nhi

Một số chất có trong bim bim có thể gây ức chế hệ thần kinh của thai nhi.

Cùng với đó là việc không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, thay vào đó là nạp thêm các chất không có lợi như chất phụ gia, tạo màu, bảo quản, muối, đường có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng.

Vì vậy nếu các mẹ đang thắc mắc bầu có nên ăn bim bim không thì câu trả lời là không nên ăn nhiều các mẹ nhé. 

4. Gây ra béo phì

Bà bầu ăn bim bim nhiều còn phải đối mặt với nguy cơ béo phì và tăng cân mất kiểm soát.

Nguyên nhân là do bim bim có lượng calo và tinh bột cao nhưng ít chất xơ nên khiến cơ thể mẹ bị dư thừa năng lượng.

Mặt khác, lượng đường tinh luyện trong bim bim cũng là nguyên nhân gây béo phì và tiểu đường tuýp 2 ở mẹ bầu.

bầu ăn bim bim

Một số nguồn tin khác cho hay, tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng và nghèo dinh dưỡng, chẳng hạn như đồ ăn vặt (trong đó có bim bim), có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì.

Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim, các vấn đề về hô hấp, ung thư và nhiều tình trạng mãn tính nghiêm trọng.

5. Ảnh hưởng xấu đến tim mạch, huyết áp

Một trong các tác dụng phụ bất lợi chính của việc ăn quá nhiều bim bim đó là chính ảnh hưởng xấu đến tim mạch, huyết áp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Giáo sư Peter Weissberg – Giám đốc Y tế của Quỹ Tim mạch Anh (BHF) khuyến cáo, ăn 1 gói bim bim/ngày đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ hấp thụ khoảng 5 lít dầu/năm.

Trung bình khi ăn 1 gói bim 35g, cơ thể sẽ hấp thụ 2,5 thìa dầu.

Lượng dầu nhiều cộng với lượng muối cao, chất phụ gia và được chiên ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các chất có hại.

Đây chính là “thủ phạm” gây các bệnh lý về tim mạch và tăng huyết áp.

Bà bầu là một trong các đối tượng dễ mắc bệnh huyết áp cao.

Do đó, tốt hơn hết là không nên ăn bim bim nếu đang thắc mắc mẹ bầu ăn bim bim được không.

6. Khiến mẹ mắc phải tiểu đường thai kỳ

Bà bầu ăn bim bim với lượng nhiều còn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồ ăn vặt có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường theo nhiều cách khác nhau: 

– Bim bim nhiều calo và ít chất dinh dưỡng sẽ nhanh chóng bị phân hủy trong cơ thể, khiến lượng đường trong máu tăng nhanh.

– Thường xuyên ăn có thể dẫn đến tăng cân và dư thừa mỡ trong cơ thể, làm giảm khả năng tổng hợp insulin từ đó giảm khả năng chuyển hóa đường trong máu. 

bầu ăn bim bim khoai tây được không

– Bim bim thường chứa nhiều muối, có thể góp phần làm tăng huyết áp gây tổn hại đến mạch máu và cản trở quá trình sản xuất insulin.

– Bim bim có thể làm tăng mức chất béo trung tính do hàm lượng chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa cao. Mức chất béo trung tính cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm như sản giật, tiền sản giật… gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con, dù yêu thích bim bim đến mấy các mẹ cũng không nên ăn nhiều, đặc biệt là với các mẹ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

IV. Những lưu ý về ăn uống cho mẹ bầu

Chế độ ăn uống trong thời kỳ mang thai giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹ và cung cấp dinh dưỡng mà em bé cần để phát triển.

Theo hướng dẫn chung của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng, ít đường, muối và chất béo bão hòa.

Theo đó, các mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề dưới đây trong chế độ ăn uống hàng ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh:

1. Khuyến nghị về lượng calo

Để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày.

Lượng calo này nên đến từ một chế độ ăn uống cân bằng gồm protein, trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

Đồ ngọt và chất béo nên được giữ ở mức tối thiểu.

Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh cũng có thể giúp giảm một số triệu chứng mang thai, chẳng hạn như buồn nôn và táo bón.

2. Lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh

Ví dụ về đồ ăn nhẹ lành mạnh mẹ bầu có thể tiêu thụ bao gồm:

Sữa chua ít béo hoặc không béo với trái cây; bánh quy giòn nguyên hạt với bơ đậu phộng; hoa quả, trái cây sấy khô.

bầu có nên ăn bim bim không

Nếu cảm thấy mệt mỏi, mẹ hãy thử ăn bánh mì nướng khô, ngũ cốc khô…

3. Uống đủ nước

Lượng chất lỏng nạp vào cũng là một phần quan trọng trong dinh dưỡng khi mang thai.

Vì vậy, các mẹ nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày, ngoài nước lọc có thể chất lỏng trong nước trái cây và súp.

4. Đảm bảo an toàn thực phẩm

Rửa kỹ tất cả các thực phẩm sống dưới vòi nước đang chảy trước khi ăn, cắt hoặc nấu.

Nấu chín kỹ thực phẩm để đảm bảo tiêu diệt triệt để vi khuẩn.

Rửa tay, dao, mặt bàn và thớt sau khi xử lý và chuẩn bị thực phẩm chưa nấu chín. 

Chắc hẳn khi đọc tới đây, các mẹ đã biết bầu ăn bim bim được không.

bà bầu ăn bim bim

Theo các chuyên gia, các loại bim bim đang được bày bán sắn trên thị trường thường không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu do chứa chất tạo màu, bảo quản, điều vị lại có lượng muối cao và nhiều dầu mỡ.

Do đó, mẹ bầu tốt nhất không nên ăn, nếu thèm quá có thể ăn ít hoặc tự làm bim bim tại nhà để tránh gây hại cho sức khỏe của hai mẹ con.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc bà bầu có nên ăn bim bim không, các mẹ hãy nhanh chóng gọi điện tới Tổng đài (miễn cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.

Đọc thêm:

Canxi NextG Cal có giá bao nhiêu tiền?

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí