Vì có một số trường hợp bị chóng mặt và chóng sau khi ăn rau tần ô nên nhiều mẹ bầu lo lắng không biết có bầu ăn rau tần ô được không. Để nhận được câu trả lời chính xác nhất do các chuyên gia giải đáp ở vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây của canxi Hữu cơ được nhập khẩu từ Úc NextG Cal!
Nội dung:
I. Thành phần của rau tần ô
Rau tần hay còn gọi là rau cải cúc, đây là loại cây thân thảo có chiều cao trung bình từ 0.4 – 0.6m.
Loại rau này có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải sau đó du nhập sang các nước châu Á và châu Âu.
Tại Việt Nam, rau tần ô được trồng nhiều ở miền Bắc, còn ở miền Nam loại rau được trồng chủ yếu ở Lâm Đồng.
Tần ô được chứng minh có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi đối với sức khỏe và phù hợp cho hầu hết mọi đối tượng.
Giá trị dinh dưỡng trong 100g rau cải cúc gồm:
Theo các tài liệu Đông y, rau tần ô tính mát, công dụng lợi tiểu, tiêu đờm, tiêu sưng, an tâm khí, giải nhiệt, tốt cho tiêu hóa và tim mạch, giải cảm, chữa ho, tăng sữa sau sinh, ngừa táo bón, hạ huyết áp…
Vậy mẹ bầu ăn cải cúc được không? Thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong phần tiếp theo.
II. Bầu ăn rau tần ô được không?
Sở dĩ nhiều thai phụ đặt câu hỏi bà bầu ăn rau tần ô được không là vì có một số trường hợp sau khi ăn rau tần ô bị choáng và chóng mặt.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng choáng và chóng mặt sau khi ăn có thể là do dị ứng với rau tần ô hoặc nguyên liệu sử dụng khi nấu cùng loại rau này.
Phụ nữ mang thai ăn rau tần ô được không?
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được rau tần ô với lượng phù hợp.
Các chuyên gia sức khỏe khẳng định, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung rau tần ô vào các bữa ăn hàng ngày bình thường.
Rau tần ô khi ăn đúng cách với lượng thích hợp sẽ tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.
Đặc biệt, chỉ số đường huyết (GI) của rau tần ô thấp nên rất tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Đọc thêm: Mẹ bầu bị viêm lợi phải làm sao?
III. Công dụng của rau cải cúc khi mang thai
Mẹ bầu ăn rau tần ô đúng cách nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe thai kỳ như:
1. Tốt cho mẹ bầu bị đau đầu
Rau cải cúc giàu axit amin, vitamin, chất chống oxy hóa glycerin… có tác dụng hỗ trợ ổn định thần kinh, não bộ, an thần.
Từ đó, giảm căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi và đau đầu cho mẹ bầu.
Mẹ bầu có thể điều trị đau đầu bằng rau tần ô theo hướng dẫn sau:
– Chuẩn bị: 30g rau tần ô.
– Thực hiện:
+ Cho rau tần ô vào nấu cùng nước rồi uống hàng ngày.
+ Phần bã rau tần ô dùng chườm lên 2 bên thái dương và đỉnh đầu trước khi đi ngủ.
2. Ngăn tình trạng tăng huyết áp cho bà bầu
Thống kê cho thấy, có tới 60% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng huyết áp cao.
Thật may mắn khi cải cúc có thể làm hạ huyết áp và ổn định huyết áp nhờ hàm lượng vitamin, axit amin dồi dào.
3. Giải cảm giải sốt cho mẹ
Mẹ bầu bị sốt và không muốn uống thuốc, hãy thử áp dụng cách hạ sốt từ rau tần ô an toàn và lành tính.
Mẹ bầu có thể nấu món cháo rau tần ô giải cảm theo hướng dẫn dưới đây:
– Chuẩn bị: 150g rau tần ô.
– Thực hiện:
+ Rửa tần ô rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn.
+ Cho vào bát rồi đổ cháo lên, trộn đều và ăn.
+ Mẹ bầu bị sốt nên ăn cháo rau tần ô 2-3 lần/ngày.
4. Hỗ trợ trị rối loạn tiêu hóa khi có bầu
Rau tần ô giàu chất xơ có khả năng hỗ trợ tăng cường nhu động ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả ơn.
Vì vậy, mẹ bầu ăn rau tần ô giúp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa trong thai kỳ hiệu quả.
5. Chữa trị mất sữa sau khi sinh
Mẹ bầu ăn rau tần ô còn giúp hạn chế nguy cơ bị ít sữa, tắc sữa hoặc mất sữa sau sinh.
Thai phụ nên tăng cường ăn rau tần ô để kích thích sữa tăng cả về chất lượng và số lượng.
6. Điều trị chứng ho khi mang thai
Công dụng tiếp theo của rau tần ô với mẹ bầu là chữa ho, bao gồm các ho có đờm và ho khan.
Ăn hoặc uống nước rau tần ô giúp kháng viêm, kháng khuẩn và giảm thiểu các cơn ho.
7. Giúp mẹ bầu thanh nhiệt giải độc
Theo Đông y, rau tần ô tính mát nên giúp giải nhiệt, giải độc và thanh mát cơ thể.
Đây là công dụng giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
IV. Một số món ngon từ cải cúc khi có thai
Mặc dù đã có câu trả lời cho câu hỏi “Bầu ăn rau tần ô được không?”, tuy nhiên một số mẹ bầu sẽ không thích mùi hương của cải cúc.
Vì vậy, để dễ ăn hơn, các mẹ có thể chế biến theo một số cách dưới đây:
1. Cải cúc xào tỏi
Món này khi ăn mẹ sẽ cảm nhận được độ giòn ngọt tự nhiên của rau tần ô và vị thơm của tỏi.
Cách chế biến cũng khá nhanh chóng với các bước như sau:
– Nguyên liệu: 400g rau tần ô, tỏi, gia vị mắm muối, hạt nêm.
– Sơ chế:
+ Rau tần ô nhặt bỏ lá già úa rồi đem rửa sạch.
+ Tỏi bóc bỏ vỏ sau đó đập dập.
– Cách nấu:
+ Rau tần ô trần qua với nước sôi.
+ Phi thơm tỏi với dầu ăn rồi cho rau tần ô vào xào.
+ Nêm nếm gia vị và đảo đều là được.
2. Salad đậu hũ tần ô
Salad đậu hũ tần ô là món ăn thanh đạm và giàu dinh dưỡng các mẹ bầu không nên bỏ qua:
– Nguyên liệu: 400g rau tần ô, 4 bát nước, 170g mè trắng, đậu hũ trắng, dầu mè, gia vị.
– Sơ chế:
+ Rau tần ô nhặt bỏ phần già, chỉ lấy phần non sau đó đem rửa sạch và cắt khúc.
+ Đun nóng nước với chút muối, khi nước sôi thì cho rau tần ô vào trần sơ.
+ Vớt rau tần ô ra nên cho ngay vào nước lạnh để rau được xanh và giòn.
– Thực hiện:
+ Đậu hũ sau khi rửa sạch thì đem vắt kiệt nước.
+ Cho đậu hũ vào rau tần ô rồi trộn đều lên cùng dầu mè, muối, mè trắng.
3. Canh cải cúc cá thác lác
Rau tần ô kết hợp cá thác lác giúp bổ sung vitamin, chất khoáng và protein cho mẹ bầu.
Cách nấu món ăn này khá đơn giản như sau:
– Nguyên liệu: 400g rau tần ô, 200g cá thác lác, tỏi, gia vị.
– Sơ chế:
+ Rau tần ô nhặt lấy phần non rồi rửa sạch và cắt khúc vừa ăn.
+ Cá thác lác làm sạch sau đó đem ướp cùng hạt nêm, tiêu, đường và tỏi rồi nặn thành từng viên vừa ăn.
– Cách nấu:
+ Phi thơm tỏi rồi đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi.
+ Cho cá thác lác vào, nước sôi trở lại mẹ cho rau tần ô vào nấu cùng.
+ Nêm nếm gia vị theo khẩu vị là hoàn thành món ăn.
V. Một số lưu ý khi bà bầu ăn tần ô
Như vậy thắc mắc cải cúc bà bầu có ăn được không đã được giải đáp.
Khi ăn rau tần ô, các mẹ cần chú ý ăn đúng cách để nhận được tối đa lợi ích và bảo vệ sức khỏe.
Một số lưu ý quan trọng mẹ bầu cần nắm được và tuân thủ khi ăn ra tần ô bao gồm:
– Không nên ăn rau tần ô quá 3 lần/tuần, nên ăn đa dạng các loại rau khác nhau.
– Mẹ bầu chỉ nên dùng 100 -150g tần ô cho mỗi lần ăn.
Mẹ bầu chỉ nên nên ăn khoảng 100 -150g rau tần ô mỗi lần
– Tránh nấu rau tần ô quá lâu và quá kỹ vì sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng có trong rau.
– Chỉ nên nấu rau tần ô chín tới để đảm bảo độ ngon và giữ lại nhiều dinh dưỡng.
– Không nên vò nát rau tần ô khi rửa vì có thể khiến lượng vitamin hòa tan trong nước.
– Mẹ bầu bị dị ứng với rau tần ô không nên ăn loại rau này.
– Bà bầu bị tiêu chảy không nên ăn rau tần ô vì có thể khiến tình trạng nặng thêm.
– Thai phụ bị huyết áp thấp không nên dùng rau tần ô vì nếu ăn vào có thể gặp tình trạng tụt huyết áp.
– Khi mua rau tần ô nên chọn loại rau xanh non, không bị sâu, không có lá úa hoặc bị dập nát.
Tóm lại, bầu ăn rau tần ô được không, câu trả lời là có. Mẹ bầu có thể ăn rau tần ô với lượng tối đa 150g trong mỗi lần ăn và với tần suất 2-3 lần/tuần.
Ăn rau tần ô đúng cách giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm: