Bầu ăn sứa được không? Lợi ích của sứa cho mẹ và thai nhi!

Sứa là thực phẩm thơm ngon giàu protein, khoáng chất và vitamin được rất nhiều người ưa thích. Nhưng bà bầu ăn sứa được không thì lại là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm, thắc mắc, đặc biệt là các mẹ đang trong giai đoạn 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Để có được câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Canxi PM NextG Cal từ Úc.

I. Thành phần dinh dưỡng của sứa biển

Sứa là loại động vật biển, có hình chuông, sống chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới, trong đó có biển Việt Nam.

Sứa trong suốt, không xương, thân mềm với 98% cơ thể là nước.

bầu ăn sứa được không

Sứa giàu chất đạm, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

Các thành phần dinh dưỡng có trong 100g sữa gồm: Chất đạm; Calo; Canxi; Phospho; Sắt; Kẽm; Đồng; Các vitamin: A, B3, D, E…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với các thành phần dinh dưỡng nêu trên, ăn sứa đúng cách mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như:

– Điều trị và phòng ngừa loãng xương, cao huyết áp,

– Hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày, viêm phế quản… 

II. Bầu ăn sứa được không?

Sứa chứa rất nhiều các thành phần dưỡng cần thiết và quan trọng mới mẹ bầu và thai nhi như protein, khoáng chất và vitamin.

Do đó, nếu các mẹ đang thắc mắc bầu có ăn được sứa không thì câu trả lời là có các mẹ nhé.

bà bầu ăn sứa được không

Bà bầu có ăn được sứa không?

Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý ăn sứa đúng cách với lượng vừa phải để tránh gặp những tác dụng không mong muốn.

Để hiểu rõ hơn về công dụng của sứa với sức khỏe mẹ bầu, hãy theo dõi phần 3 của bài viết!

Đọc thêm: Bầu ăn khế được không?

III. Công dụng của sứa với mẹ bầu

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn sứa trong suốt quá trình thai kỳ.

Để hiểu rõ công dụng của loại thực phẩm này với bà bầu và thai nhi, các mẹ có thể tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây

1. Giúp lợi sữa

Mẹ bầu ăn sứa giúp cải thiện chất lượng sữa và kích thích tuyến sữa hoạt động tốt vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.

bầu có ăn được sứa không

Điều này sẽ giúp mẹ có được lượng sữa dồi dào ngay sau khi sinh.

2. Ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp

Các dưỡng chất trong sứa được xem là vị thuốc tự nhiên có khả năng  phòng ngừa các bệnh trên đường hô hấp ở mẹ bầu khi mang thai như viêm phổi, ho. 

Với các mẹ bầu có sức đề kháng kém thì sứa là thực phẩm tự nhiên giúp tăng đề kháng hiệu quả.

Do đó, mẹ hãy bổ sung sứa vào bữa ăn hàng ngày để có một sức khỏe tốt và thai kỳ khỏe mạnh.

3. Cung cấp lượng Collagen dồi dào

Sứa biển có hàm lượng collagen dồi dào – chất này tham gia vào cấu trúc của mô, gân và da.

Vậy nên mẹ bầu ăn sữa giúp làm đẹp da, làm lành vết thương và giảm đau xương khớp.

bầu ăn nộm sứa được không

Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy, sự có mặt của collagen còn giúp giảm lượng đường trong máu.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc sứa là thực phẩm tốt cho mẹ bị cao huyết áp thai kỳ.

4. Bổ sung hàm lượng Selenium

Selenium không chỉ là là khoáng chất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp mà còn  tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Mẹ bầu ăn uống đầy đủ selen giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ung thư, Alzheimer…

5. Giúp mẹ có được làn da sáng mịn

Mẹ bầu ăn sứa biển có tác dụng bổ sung lượng collagen dồi dào cho cơ thể.

bầu 3 tháng đầu ăn sứa được không

Từ đó giúp cải thiện các vấn đề về da khi mang thai như khô da, nám sạm… cho mẹ bầu làn da sáng mịn.

6. Giảm thiểu các nguy cơ bệnh tim

Theo các nghiên cứu khoa học, chất béo trong sứa có đến 1/2 là axit béo omega-3 và omega-6.

Tiêu thụ các axit béo không bão hòa đa, nhất là axit béo omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

7. Giảm stress thời điểm mang bầu

Choline của sứa giúp tổng hợp ADN,  hỗ trợ hệ thần kinh và cải thiện năng khả ghi nhớ.

bầu có được ăn sứa không

Do vậy, mẹ bầu bị stress khi mang thai nên ăn sứa để bổ sung choline cho cơ thể.

Từ đó, giúp giảm tình trạng lo lắng và căng thẳng hiệu quả.

IV. Có thai nên ăn sứa trắng hay sứa đỏ?

Phụ nữ mang thai có thể ăn cả sứa trắng và sứa đỏ. Tuy nhiên, sứa đỏ hiếm hơn nên giá thành cao hơn sứa trắng:

bầu ăn được nộm sứa không

Mẹ bầu có thể ăn cả sứa đỏ và sứa trắng

– Sứa đỏ: Sản lượng rất ít nên giá thành cao, khoảng 60.000 VNĐ/con.

– Sứa trắng: Phổ biến và nhiều nên giá bán rẻ hơn sứa đỏ, khoảng 3.000 – 4.000 VNĐ/con.

V. Cách ăn sứa tốt và an toàn cho mẹ bầu

Mặc dù đã có đáp án cho câu hỏi “bầu ăn sứa được không”, tuy nhiên, các mẹ cần chú ý ăn đúng cách với lượng vừa phải.

Dưới đây là cách ăn sứa đúng cách các mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

1. Chọn mua sứa biển ngon, chất lượng

Mẹ bầu có thể ăn sứa tươi hoặc sứa khô, nhưng khi mua cần lưu ý:

mẹ bầu ăn sứa được không

Chọn mua sứa biển ngon, chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng

– Chọn mua sứa tươi: Mẹ nên chọn mua sứa tươi, có màu trắng phớt hồng, mắt sứa trong suốt, khi sờ vào thịt sứa có cảm giác rắn chắc, không bị chảy nước và dính. 

– Chọn mua sứa khô: Khi mua sứa khô, các mẹ nên tại các cửa hàng/siêu thị uy tín để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng. Khi mua cần xem kỹ hạn sử dụng.

2. Lượng sứa nên ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng sứa mẹ bầu nên ăn là khoảng 20g/ngày.

co bau an sứa duoc khong

Lượng sứa mẹ bầu nên ăn là khoảng 20g/ngày

Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1-2 lần, không nên ăn thường xuyên và liên tục hàng ngày.

3. Cách sơ chế

Sứa giàu dinh dưỡng nhưng nếu sơ chế không đúng cách có thể gây nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Do đó, các mẹ cần sơ chế sứa biển thật cẩn thận để đảm bảo an toàn:

bà bầu có ăn được sứa không

Sơ chế sứa thật sạch trước khi chế biến

– Đối với sứa tươi:

Mẹ cần cắt sứa thành các miếng nhỏ rồi rửa với nước nhiều lần để đảm bảo sạch.

Tiếp tục cho sứa vào ngâm trong nước muối và chút phèn chua trong 15-20 phút.

Lưu ý là ngâm liên tiếp 3 lần, khi thấy sứa chuyển sang màu vàng nhạt hoặc đỏ hồng mới vớt ra rồi tiếp tục ngâm trong nước lạnh khoảng 5 phút.

– Đối với sứa khô:

Mẹ cần ngâm rửa sứa khô nhiều lần với nước sạch.

Thời gian ngâm sứa tốt nhất là khoảng 30 phút để loại bỏ các hóa chất bảo quản.

Sau đó mẹ cho sứa vào chần sơ với nước sôi rồi để ráo nước.

4. Nấu chín kỹ

Khi nấu sứa, các mẹ cần nấu chín kỹ để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây hại.

bầu ăn gỏi sứa được không

Cần nấu chín kỹ sứa để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây hại

Tùy thuộc vào kích thước của sứa biển mà thời gian nấu sẽ khác nhau nhưng thường dao động từ khoảng 20-30 phút sau khi nước sôi.

Hoặc mẹ hãy đun tới khi thấy sữa có màu trắng đục.

VI. Một số món ăn ngon từ sứa biển khi mang thai

Sau khi được nấu chín, mẹ có thể mang sứa chế biến thành nhiều món ăn ngon, có thể kể tới như:

1. Nộm sứa

Nộm sứa được biết đến với giòn ngon, hấp dẫn, cách thực hiện lại vô cùng đơn giản, rất phù hợp với để các mẹ chống nghén trong thời điểm đầu của thai kỳ.

bầu có ăn được nộm sứa không

Với món nộm sứa, mẹ bầu cần chế biến theo các bước sau:

– Nguyên liệu: 500g sứa, 1 củ hàng tây, 1 quả dưa chuột, 1 quả xoài xanh, 1 củ cà rốt, 150g rau thơm; ớt, tỏi, chanh, lạc rang, đường, gia vị.

– Sơ chế nguyên liệu:

+ Hành tây bóc bỏ vỏ rồi cắt mỏng sau đó ngâm trong nước đá khoảng 10 phút để tăng độ giòn, giảm độ hăng.

+ Cà rốt và xoài xanh gọt vỏ rồi bào sợi.

+ Sứa rửa sạch rồi đem chần sơ với nước sôi, cho vào ngâm trong nước đá khoảng 7 phút.

– Nước trộn nộm:

+ Cho nước mắm, nước cốt chanh, đường, mỗi gia vị 2 thìa vào bát cùng tỏi và ớt.

+ Dùng thìa khuấy đều cho tới khi các nguyên liệu tan hết là được.

– Cách trộn nộm sứa:

+ Cho các nguyên liệu vào bát tô rồi đổ nước trộn vào trộn đều lên cho ngấm.

+ Rắc lạc lên trên là hoàn thành món ăn.

2. Gỏi sứa xoài xanh

Gỏi sứa xoài xanh chua chua ngọt ngọt giòn giòn rất kích thích vị giác, giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn, nhất là các mẹ bầu bị ốm nghén.

bà bầu ăn nộm sứa được không

– Nguyên liệu: 500g sữa tươi hoặc 250g sứa khô; 1 quả xoài xanh, quất, ớt, đường, rau thơm(rau răm, húng lủi, húng quế), tỏi, gia vị, đậu phộng.

– Sơ chế nguyên liệu:

+ Sứa làm sạch, chần sơ vớ nước sôi rồi cho vào mướp với chút nước mắm và đường.

+ Xoài xanh gọt sạch vỏ rồi đem bào sợi.

+ Quất vắt lấy nước cốt, tỏi và ớt băm nguyễn.

– Pha nước trộn gỏi:

+ Cho nước cốt  quất, nước mắm, đường, bột ngọt và nước lọc theo khẩu vị rồi khuấy đều.

+ Sau khi các nguyên liệu đã tan thì cho ớt và tỏi đã thái nhỏ vào.

– Trộn gỏi:

+ Cho tất cả các nguyên liệu vào bát rồi rưới nước mắm trộn đã pha lên.

+ Đảo đều cho thấm gia vị, rắc chút đậu phộng vào là có thể thưởng thức.

3. Bún sứa nước lèo

Với các mẹ thích ăn bún thì chắc chắn không thể không thử ngay món bún sứa nước lèo thơm ngon và bổ dưỡng.

bầu ăn sứa

Cách nấu như sau:

– Nguyên liệu: 300g sứa, 400g thịt lợn, 400g tôm tươi, 500g bún rối, cà chua, hành lá, tỏi, ớt, rau thơm, mắm ruốc, gia vị.

– Sơ chế nguyên liệu:

+ Thịt lợn sau khi rửa sạch cho vào luộc chín rồi cắt thành từng miếng vừa ăn.

+ Tôm làm sạch rồi đem luộc chín.

+ Sứa làm sạch, cắt thành sợi rồi cho vào trần qua nước sôi.

– Cách nấu:

+ Phi thơm tỏi rồi cho sứa, thịt và tôm vào xào cho tới khi săn lại thì đổ ra đĩa.

+ Cho cà chua vào xào lấy màu rồi đổ vào phần nước luộc tôm thịt đun cho tới khi nước sôi.

+ Tiếp tục cho mắm ruốc, hạt nêm vào cho tới khi vừa khẩu vị.

+ Cho bún vào bát, chan nước lèo vào và thưởng thức khi con nóng.

VII. Tác hại khi mẹ bầu ăn sứa sai cách

Chế biến và ăn sứa không đúng cách có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai kỳ như: 

– Ngộ độc: Do ăn phải nọc độc tiết ra từ sứa hoặc do ăn sứa sống dẫn đến nhiễm ký sinh trùng. 

– Dị ứng: Do cơ địa mẹ bầu không phù hợp dẫn đến các triệu chứng như khó thở, ngứa, phát ban.

có bầu ăn sứa được không

– Nhiễm khuẩn: Do ăn sứa sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Nhiễm khuẩn có thể gây  tiêu chảy, buồn nôn và khó chịu cho mẹ bầu.

– Gây hại cho thai nhi: Vì trong sứa có thể chứa một số kim loại nặng như thủy ngân hoặc chì.

– Tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu (UTI): Khiến mẹ bầu khó chịu, có thể cần điều trị bằng kháng sinh.

VIII. Ăn sứa khi mang thai cần lưu ý gì?

Để phòng tránh các tác dụng phụ có thể gặp phải khi ăn sứa, các mẹ cần chú ý:

– Chỉ ăn sứa khi đã qua chế biến, nấu chín kỹ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyệt đối không ăn sứa sống, sứa chín tái.

– Cần mua sứa ở các siêu thị/cửa hàng uy tín, sứa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo chất lượng.

– Nên chọn mua sứa biển có màu trắng hơi hồng, không nên mua sứa đã bị hư hỏng hoặc màu nâu.

bà bầu có ăn được nộm sứa không

– Tránh ăn sứa trong mùa sinh sản vì đây là thời điểm cơ thể sứa chứa nhiều độc tố nhất.

– Mẹ bầu khi mới ăn sứa lần đầu, hãy ăn với lượng nhỏ để quan sát phản ứng của cơ thể. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì có thể tăng lượng ăn cho những lần sau.

– Khi ăn sứa, nếu mẹ có triệu chứng bị ngộ độc hay dị ứng cần ngừng ăn và đến cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý kịp thời.

– Chế biến sứa kỹ và sạch bằng cách ngâm sứa trong nước muối và phèn 3 lần để loại bỏ độc tố chứa trong sứa.

– Nếu thấy sứa chuyển sang màu nâu sau khi cơ chế thì không nên ăn vì đây là dấu hiệu chứng tỏ sứa đã hỏng.

Tóm lại có bầu ăn sứa được không, câu trả lời là có nhưng các mẹ cần tuân thủ hướng dẫn và lưu ý chúng tôi đã cung cấp ở trên để đảm bảo an toàn, không gây hại cho cả mẹ và thai nhi.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần ăn đa dạng các thực phẩm để bổ sung đủ dinh dưỡng cho thai kỳ khỏe mạnh!

Tìm hiểu ngay:

Canxi NextG Cal giá bao nhiêu? Có “ĐẮT” Không?

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí