Mắm nêm là sản phẩm được rất nhiều người ưa thích vì sở hữu hương vị thơm ngon, rất phù hợp để ăn cùng nhiều loại đồ ăn khác nhau. Tuy nhiên bầu ăn mắm nêm được không lại là câu hỏi được nhiều bà mẹ đang trong quá trình mang thai. Để trả lời câu hỏi này một cách chính xác nhất hãy cùng PM NextG Cal tìm hiểu ngay tại bài viết duới đây!
Nội dung:
I. Bầu ăn mắm nêm được không?
Mắm nêm còn có tên gọi khác mắm cái – một loại mắm đặc sản của miền Trung – Việt Nam.
Nguyên liệu sử dụng để tạo ra loại mắm này là cá sống được ướp với muối và trải quan quá trình lên men.
Vậy có bầu ăn mắm nêm được không? Mẹ bầu nên hạn chế ăn mắm nêm vì nguyên liệu sử dụng để làm loại mắm này là từ cá tươi sống, chưa được nấu chín nên có thể chứa nhiều vi khuẩn gây ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Trường hợp nếu mẹ bầu quá thèm ăn mắm nêm thì có thể ăn với lượng ít và đúng cách bằng cách đun chín.
Trong mắm nêm có chứa nhiều thành phần như DHA, sắt và các acid amin hỗ trợ giảm thiếu máu, phát triển trí não thai nhi và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Cụ thể:
– Cung cấp chất béo Omega 3 (DHA và EPA):
Omega 3 giúp làm giảm mỡ máu, bảo vệ tim mạch và hỗ trợ thai nhi phát triển não bộ và thị lực tốt.
Bổ sung đủ Omega 3 còn giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu chứng trầm cảm sau sinh.
– Cung cấp sắt:
Bổ sung đủ sắt giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, sinh non, băng huyết, thai chết lưu; phòng ngừa dị tật ống thần kinh, thiếu cân ở trẻ.
– Cung cấp các acid amin quan trọng cho cơ thể:
Mắm nêm có chứa 5 loại acid amin gồm: Valine, phenylalanine, isoleucine, methionine và lysine.
Mẹ bầu ăn mắm nêm đúng cách giúp bổ sung acid amin giúp tạo ra kháng thể và thay thế các mô bị hư hỏng.
– Cung cấp vitamin B12:
Mẹ bổ sung đầy đủ vitamin B12 không chỉ tốt cho quá trình tạo máu của mẹ mà còn giúp bé yêu sinh ra khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh dị tật ống thần kinh.
II. Tại sao mẹ bầu cần hạn chế ăn mắm nêm?
Như vậy với thắc mắc mẹ bầu ăn mắm nêm được không thì câu trả lời là nên hạn chế các mẹ nhé.
Vậy tại sao bà bầu cần hạn chế ăn mắm nêm khi mang thai?
Mắm nêm được làm từ cá sống chưa nấu chín nên có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại
Về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, mắm nêm được làm từ thành phần chính là cá sống chưa nấu chín, chỉ được ướp muối nên có chứa nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
Trong đó, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus nếu xâm nhập vào cơ thể có thể khiến mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, sốt…
Ngoài ra, do cá dùng để làm mắm nêm được ướp một lượng muối quá lớn nên nếu ăn quá nhiều có thể gây tăng huyết áp, phù nề hoặc tiền sản giật ở mẹ bầu.
Đọc thêm: Bầu ăn vú sữa được không?
III. Tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn mắm nêm sai cách
Ăn quá nhiều mắm nêm và ăn sai cách có thể gây một số tác dụng phụ gây nguy hiểm cho thai kỳ như:
1. Gây ra tình trạng buồn nôn, tiêu chảy
Mắm nêm được làm từ cá biển sống chưa được nấu chín nên có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại.
Ví dụ như vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus nếu tấn công vào cơ thể có thể khiến gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, sốt.
2. Gây phù nề, tăng huyết áp, tiền sản giật
Cá biển dùng để sản xuất mắm nêm được ướp một lượng muối rất lớn.
Mẹ bầu lạm dụng ăn quá nhiều mắm nêm có nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật…
Khi người mẹ dung nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ dễ bị phù nề, tăng huyết áp, thậm chí là tiền sản giật.
IV. Cách ăn mắm nên giúp mẹ tránh tác dụng phụ
Mẹ bầu muốn ăn mắm nêm cần tìm hiểu cách ăn đúng và an toàn theo hướng dẫn dưới đây:
– Ăn ít mắm nêm: Mẹ bầu dù thích ăn mắm nêm đến mấy cũng cần hạn chế ăn thật ít với tần suất từ 1-2 lần/tháng.
– Đun chín mắm nêm: Nên đun chín mắm nêm trước khi ăn để tiêu diệt hết vi khuẩn có hại và không gây ra bất cứ bất lợi nào cho thai kỳ.
– Không kết hợp với dứa: Không nên cho dứa vào mắm nêm vì dứa có khả năng gây co bóp tử cung mạnh, làm mềm cổ tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai.
– Không ăn mắm nêm ở vỉa hè: Vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu chế biến có thể không được đảm bảo, dễ gây ngộ độc thực phẩm.
– Rửa sạch đồ dùng chế biến mắm nêm: Sau khi chế biến mắm nêm, thai phụ cần đảm bảo bát, đũa, thìa… được rửa sạch.
V. Một số loại mắm mẹ bầu nên ăn
Bên cạnh mắm nêm, các mẹ bầu cũng có thể ăn mắm tôm và mắm ruốc – 2 loại mắm này chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
1. Mắm ruốc
Loại mắm này làm từ con ruốc, mắm ruốc được nhiều gia đình dùng làm nước chấm hoặc gia vị khi nấu canh.
Các thành phần dinh dưỡng trong mắm như protein, acid béo, DHA,… tăng cường đề kháng, cải thiện quá trình hấp thu đạm ở mẹ bầu và giúp phát triển trí não cho thai nhi.
Mẹ bầu có thể ăn mắm ruốc với lượng vừa phải nhưng không nên ăn thường xuyên và liên tục hàng ngày. Đặc biệt, các mẹ cần chưng hoặc làm chín mắm ruốc trước khi ăn để đảm bảo an toàn.
2. Mắm tôm
Mắm tôm được làm từ tôm, con moi biển hoặc con khuyết sau quá trình ủ muối và lên men khoảng 6 – 8 tháng.
Loại mắm này giàu protein, vitamin B, acid béo, DHA nên khi ăn giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống các bệnh về đường tim mạch và ngăn chặn chứng trầm cảm ở thai phụ.
Mẹ bầu có thể ăn cả mắm tôm và mắm ruốc nhưng cần chú ý ăn đúng cách
Thay vì ăn mắm tôm sống, các mẹ nên chưng mắm tôm với dầu nóng để tiêu diệt hết vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Đồng thời mẹ cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều.
Với thắc mắc bà bầu ăn mắm nêm được không thì mẹ bầu vẫn có thể ăn mắm nêm với điều kiện là ăn với lượng ít và đun chín trước khi ăn. Không nên lạm dụng ăn quá nhiều mắm nêm vì cả mẹ và bé để tránh các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.