Bà bầu ăn cá nục được không? Nên ăn thế nào khi mang thai?

bầu ăn cá nục được không là câu hỏi được rất nhiều phụ nữ có thai quan tâm. Theo đánh giá từ các chuyên gia, đây là loại cá thơm ngon, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cá nục lại sở hữu một lượng thủy ngân nhất định. Vậy trên thực tế ăn cá nục ảnh hưởng tốt hay xấu tới sức khỏe mẹ bầu? Nên ăn thế nào cho phù hợp? Tìm hiểu ngay.

I. Công dụng của cá nục với sức khỏe

Theo các nghiên cứu, Trong 100g cá nục có chứa các thành phần gồm: Canxi, Sắt, Magie, Phốt pho, Kali, Kẽm, Đồng, Omega 3, Omega 6, Protein, Vitamin A, Vitamin C,….

bầu ăn cá nục được không

Vì vậy, thị cá nục có thể đem tới rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, có thể kể đến như:

– Ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

– Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường.

– Ổn định huyết áp.

– Giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. 

– Cải thiện chức năng não bộ.

– Tốt cho hệ tiêu hóa, sức khỏe tim mạch. 

– Tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân ung thư ruột. 

– Tăng cường hệ miễn dịch.

– Cải thiện răng và xương.

– Giảm nguy cơ mắc chứng đái tháo đường

– Ngăn ngừa bệnh Alzheimer, ung thư.

– Cải thiện tầm nhìn.

II. Bầu ăn cá nục được không?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích mọi người nên ăn cá nục ít nhất 1 – 2 lần/1 tuần, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, các mẹ không nên ăn quá nhiều, vì loại cá này có chứa một lượng thủy ngân nhất định có thể làm cho thai nhi bị biến dạng, phát triển không bình thường hoặc ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

bà bầu ăn cá nục được không

Bà bầu ăn cá nục được không?

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các mẹ nên lựa chọn mua cá nục có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tại các đơn vị cung cấp thực phẩm uy tín.

Trong quá trình chế biến, cần đảm bảo sơ chế sạch sẽ và nấu chín kỹ. 

Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn củ đậu được không?

III. Lợi ích của cá nục với phụ nữ mang thai

Đối với bà bầu, cá nục đem tới rất nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe của cả mẹ và bé, có thể kể tới như:

1. Tăng khả năng phát triển não bộ thai nhi

Bà bầu ăn cá nục giúp bổ sung omega 3 và folate – đây là 2 dưỡng chất quan trọng trong quá trình hình thành não bộ và cơ quan nội tạng của thai nhi.

bầu 3 tháng đầu ăn cá nục được không

2. Cải thiện xương và răng

Hàm lượng vitamin D và canxi trong cá nục khá cao, canxi là 458 mg/100g và vitamin D là 479 IU.

Vì vậy, việc ăn cá nục của bà bầu giúp ích cho quá trình hình thành xương và răng cho thai nhi đồng thời giúp hệ xương khớp của mẹ bầu chắc khỏe hơn.

Bạn có biết: Các cách bổ sung canxi cho mẹ bầu

3. Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C trong 100g cá nục là 1.7 mg, nên khi mẹ bầu ăn sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh sự tấn công của virus, vi khuẩn gây hại.

có bầu ăn cá nục được không

Bà bầu ăn cá nục có tốt không?

4. Hạn chế tình trạng béo phì ở bà bầu

Sở hữu lượng protein cao nhưng cá nục lại không có nhiều chất béo nên thai phụ có thể ăn cá nục mà không lo tăng cân nhiều, béo phì trong thai kỳ.

5. Phòng ngừa trầm cảm thai kỳ

Một số nghiên cứu về thai phụ ăn cá nục cho thấy, so với nhóm phụ nữ mang thai không ăn cá nục thì nhóm thai phụ thường xuyên ăn có tỷ lệ mắc trầm cảm thấp hơn.

mẹ bầu ăn cá nục được không

Do đó, để phòng ngừa nguy cơ bị trầm cảm trong thai kỳ, các mẹ nên duy trì ăn cá nục đều đặn 1-2 bữa 1 tuần.

IV. Một số món ăn từ cá nục cho mẹ bầu

Sau khi chắc chắn có đáp án co câu hỏi bầu ăn cá nục được không? Các mẹ đã có thể nghĩ tới cách chế biến các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng từ loại cá này.

Dưới đây, bài viết xin giới thiệu tới các mẹ cách thực hiện từng món ăn các mẹ có thể tham khảo và áp dụng.

1. Cá nục kho

Thịt cá nục kho có vị béo, dễ ăn, đặc biệt khi kho với các nguyên liệu và gia vị khác như gừng, tỏi, hành tím, nước dừa sẽ càng thêm thơm ngon. 

bà bầu có ăn được cá nục không

– Các nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị gồm: 600g cá nục tươi, gia vị hành lá, gừng, ớt sừng, hành tím, tỏi, đường, dầu ăn, rượu trắng, muối, nước dừa tươi.

Cách chế biến món cá nục kho: 

– Làm sạch cá, cho vào thau cùng rượu trắng, muối rồi xoa đều lên cá để khử bớt mùi tanh. Rửa sạch cá rồi vớt để cho ráo nước.

– Ướp cá nục cùng với hành lá, tỏi, ớt, hành và gừng trong khoảng 30 phút. 

– Đun nóng dầu ăn trên chảo, cho cá nục vào chiên sơ qua cho tới khi vàng đều 2 mặt là được.

– Thắng đường cho tới khi chuyển màu cánh gián thì cho ớt băm và hành lá vào phi thơm vàng lên. Nêm nếm gia vị vào nước kho cá.

– Đổ nước kho vào chảo cá rồi bật bếp đun sôi lên. Khi sôi mẹ nên vặn nhỏ lửa để thịt cá ngấm đều gia vị. Cho nước dừa tươi vào, tiếp tục đun cho đến khi nước kho cá còn sền sệt là được.

2. Cá nục nướng giấy bạc

Thịt cá nục nướng giấy bạc nóng hổi, thơm nhẹ mùi sả cộng với chút cay của ớt khi ăn không bị tanh.

bầu 3 tháng ăn cá nục được không

Khi ăn bạn có thể dưới thêm chút mỡ hành lên phía trên cá để món ăn được thơm béo hơn.

– Với món cá nục nướng giấy bạc, các mẹ cần chuẩn bị: 1 con cá nục tươi to, 50g sả, đường, dầu hào, ngũ vị hương, ớt xay.

Cách thực hiện như sau: 

– Làm nước sốt: Cho các loại gia vị gồm sả, đường, dầu hào  ngũ vị hương và ớt vào bát trộn đều lên.

– Cá nục làm sạch, bóp qua muối và rượu trắng để khử mùi tanh.

– Đặt cá nục lên giấy bạc, đổ nước sốt vào bụng cả phết đều khắp bên ngoài cá. 

– Đặt vài nhánh sả ở quanh cá rồi cuộn giấy bạc lại.

– Cho cá vào lò nướng trong khoảng 20 phút ở mức nhiệt 230 độ C.

Đọc ngay: Món ngon từ cá ngừ cho mẹ bầu

V. Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cá nục

Việc nắm được và tuân thủ những lưu ý dưới đây sẽ giúp các mẹ ăn cá nục an toàn:

– Vì hàm lượng muối trong cá nục cao nên các mẹ chỉ ăn với lượng vừa phải để tránh nguy cơ bị phù nề ga tăng huyết áp.

bầu ăn cá nục

– Nên mua cá nục có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

– Chọn mua cá nục tươi, không nên mua cá nục bảo quản đông đá lâu ngày.

– Chế biến cá nục sạch sẽ để loại bỏ bớt lượng muối dư thừa có trong cá. 

– Chỉ ăn cá nục đã nấu chín kỹ.

– Ăn các thực phẩm khác nhau để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho cơ thể và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi. 

Như vậy với câu bà bầu ăn cá nục được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, tần suất ăn thích hợp là 1-2 bữa/tuần và kết hợp với các thực phẩm khác nhau để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí