Với các mẹ lần đầu mang thai, nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều bà bầu quan tâm. Và bầu ăn củ đậu được không cũng không phải ngoại lệ, vì đây là loại củ có tính mát, vị ngọt nhẹ mát, rất thích hợp để thưởng thức trong giai đoạn nghén ngẩm của thai kỳ. Vậy các mẹ có nên ăn loại củ này khi đang mang bầu? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây!
Nội dung:
I. Lợi ích của củ đậu với sức khỏe
Thành phần dinh dưỡng của 130g củ đậu bao gồm: Nước, Tinh bột, Glucoza, Protein, Sắt, Chất xơ, Vitamin C, Kali, Folate, Magie, Canxi,,…
Củ đậu chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Với các thành phần dưỡng chất kể trên, ăn củ đậu rất tốt cho hệ tim mạch giảm lượng cholesterol trong máu, giúp trái tim khỏe mạnh hơn; tăng cường hệ miễn dịch; tốt cho hệ tiêu hóa; hỗ trợ xương và răng phát triển;…
II. Bà bầu ăn củ đậu được không?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định ăn củ đậu gây hại cho phụ nữ mang thai.
Vì vậy, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu hay ở bất kỳ giai đoạn này của thai kỳ hoàn toàn có thể ăn củ đậu.
Phụ nữ mang thai ăn củ đậu được không?
Ngoài tinh bột, đường glucose và nước, củ đậu còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe thai kỳ như vitamin C, sắt, canxi, kali, magie, Folate.
III. Lợi ích của củ đậu khi mang thai
Bên cạnh câu hỏi bầu ăn củ đậu được không? Với thành phần dưỡng chất dồi dào, mẹ bầu ăn củ đậu tốt cho cả sức khỏe của hai mẹ con, có thể kể đến như:
1. Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch
Thành phần kali trong 130g là khoảng 195mg.
Do đó, bà bầu ăn củ đậu giúp bổ sung lượng kali có thể, từ đó ổn định huyết áp và bảo vệ tim mạch cho bà bầu.
2. Giảm thiểu tình trạng ốm nghén
Củ đậu có đến 90% là nước, 2,4% tinh bột và 4,51% đường glucoza.
Chính vì vậy củ đậu còn được xem là “thực phẩm vàng” giúp giảm triệu chứng ốm nghén hiệu quả.
3. Tốt cho xương khớp
Canxi và phốt pho – 2 dưỡng chất quan trọng trong phát triển khung xương, răng cho thai nhi cũng có mặt trong củ đậu.
Mặt khác, với mẹ bầu, ăn củ đậu giúp bổ sung canxi và phốt pho để ngăn ngừa nguy cơ bị loãng xương.
4. Ngăn tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ cơ sinh non, sảy thai, nhiễm trùng đường tiết niệu, thậm chí trẻ có thể bị dị tật bẩm sinh sau sinh.
Thật may mắn khi ăn củ đậu có thể giúp ổn định đường huyết khi mang thai vì loại củ này có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ.
5. Bổ sung sắt cho cơ thể mẹ bầu
Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai trong thai kỳ cao hơn bình thường nên mẹ bầu thường có nguy cơ bị thiếu máu.
Ăn củ đậu giúp bổ sung sắt cho cơ thể mẹ bầu để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
6. Ngăn ngừa dị tật ở thai nhi
Axit folic – Một dưỡng chất quan trọng có tác dụng hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa thiếu máu ở thai phụ cũng được tìm thấy trong củ đậu.
Mẹ bầu bị thiếu axit folic có thể gây ảnh hưởng đến tủy sống và não của bé, thai nhi dị tật ống thần kinh, hở hàm ếch, sứt môi…
7. Tăng chất lượng giấc ngủ khi mang thai
Mẹ bầu trong thai kỳ vì cơ thể có nhiều thay đổi nên dễ bị lo âu, căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi…
Củ đậu với thành phần vitamin B6 và magie, giúp tăng cường chức năng hệ thần kinh, thư giãn cơ bắp.
Do đó, củ đậu tốt cho não và hệ thần kinh của mẹ bầu, từ đó giúp giảm stress, và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
IV. Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn củ đậu
Mẹ bầu ăn củ đậu có tốt không còn phụ thuộc vào cách mà mẹ bầu ăn loại củ này.
Để ăn củ đậu an toàn và tốt cho sức khỏe thai kỳ, các mẹ cần chú ý một số vấn đề dưới đây:
– Lượng ăn: Lượng ăn củ đậu mỗi ngày an toàn là 200g. Không nên ăn quá nhiều vì hàm lượng nước lớn có thể gây cảm giác no giả khiến mẹ bầu chán ăn dẫn tới bỏ bữa.
Bà bầu ăn củ đậu được không phụ thuộc vào cách mẹ bầu ăn loại củ này
– Thời điểm ăn: Mẹ có thể ăn củ đậu vào bữa trưa, bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày. Buổi tối là thời điểm bà bầu không nên ăn củ đậu vì có thể gây đầy bụng và khó tiêu.
Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý thêm:
– Chỉ nên ăn phần củ, không nên ăn lá và hạt củ đậu. Phần hạt củ đậu có chứa chất tephrosin và rotenon có khả năng gây ngộ độc, đau bụng.
– Không nên sử dụng củ đậu như thực phẩm chính để ăn hàng ngày, vì củ đậu chỉ giàu vitamin và khoáng chất nhưng không chứa chất béo, chất đạm có thể khiến mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng, không đủ năng lượng gây mệt mỏi.
– Khi mua củ đậu, mẹ nên chọn các loại củ tươi, căng đều, lớp vỏ màu trắng ngà, phần cuống màu xanh.
Bạn có biết: Bà bầu ăn ghẹ được không? Cách ăn ghẹ tốt khi có thai!
V. Những món ngon từ củ đậu khi mang thai
Mẹ có thể thay đổi khẩu vị bằng cách thử làm một số món ăn chế biến từ củ đậu dưới đây:
1. Salad củ đậu
Salad củ đậu là món ăn thơm ngon, tươi mát, rất phù hợp để mẹ có thể ăn tránh “ngán” trong giai đoạn nghén ngẩm của thai kỳ.
Để chế biến món salad củ đậu, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
– Chuẩn bị 1 củ đậu, 1 củ cà rốt, rau thơm, tỏi, chanh, đường, lạc, gia vị.
– Củ đậu và cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ dài.
– Tỏi bóc vỏ, năm nhỏ; lạc rang thơm rồi giã dập.
– Cho củ đậu, cà rốt cùng tỏi, nước cốt chanh, ớt, rau mùi, đường, nước mắm rồi đảo trộn đều lên.
– Sau khi trộn ngấm gia vị, bạn salad củ đậu ra đĩa rồi rắc lạc lên là có thể ăn.
2. Củ đậu cuốn tôm
Củ đậu cuốn tôm cũng được xem là sự lựa chọn rất thú vị cho các mẹ trong thời điểm mang thai.
Với hương vị ngọt mát của củ đậu, dai mềm của tôm chắc chắn sẽ đem lại sự dễ chịu cho các mẹ khi thưởng thức món ăn này.
– Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị gồm: 1 củ đậu lớn, 200g tôm, hành lá, bánh tráng gia vị.
– Củ đậu bạn đem gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng thanh dài rồi tẩm gia vị sau đó cho vào nồi hấp chín.
– Tôm bóc bỏ vỏ rồi hấp chín.
– Tiếp đó, bạn trải bánh tráng ra rồi cho tôm và củ đậu vào rồi cuộn lại.
– Sau đó, buộc bánh tráng lại bằng hành lá đã trụng qua nước sôi.
– Bày củ đậu ra đĩa sau đó ăn kèm với nước mắm chua ngọt.
3. Thịt heo xào củ đậu
Ngoài việc sử dụng làm các món ăn tráng miệng, bạn cũng có thể chế biến củ đậu thành món ăn kèm trong các món chính hàng ngày.
Để có món thịt heo xào củ đậu, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
– Chuẩn bị 1 củ đậu, 200g thịt lợn, 1 củ hành tím, hành lá.
– Củ đậu gọt bỏ vỏ rồi thái sợi, thịt lợn thái miếng vừa ăn; hành tím bóc bỏ vỏ rồi băm nhỏ.
– Cho hành tím băm nhỏ vào phi thơm với dầu rồi cho thịt lợn vào xào săn lại.
– Khi thấy thịt gần chín hãy cho củ đậu vào xào cùng.
– Nêm nếm gia vị rồi cho hành lá đảo đều lên là xong.
4. Nước ép củ đậu
Ngoài chế biến thành món ăn, mẹ còn có thể ép củ đậu lấy nước ép để uống.
Để có nước ép củ đậu, mẹ cần:
– Chuẩn bị 100g của đậu.
– Sau khi gọt củ đậu sạch, bạn hãy cắt thành từng miếng nhỏ.
– Tiếp đó, mẹ cho củ đậu vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi lọc lấy nước bỏ bã.
– Nước ép củ đậu có màu trắng đục như sữa, mẹ có thể cho thêm chút đường để dễ uống hơn.
Hy vọng với những thông tin giải đáp ở trên, các mẹ đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn củ đậu được không.
Có thể thấy, củ đậu là thực phẩm lành tính nhưng khi ăn các mẹ vẫn cần chú ý ăn với lượng vừa phải và vào thời điểm phù hợp để đảm bảo an toàn nhé.