Có bầu uống rau má được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vì “mẹ ăn gì, con ăn nấy” và lo sợ ảnh hưởng tới sức khỏe của con, nên ngay cả với các thức ăn quen thuộc hàng ngày các mẹ cũng băn khoăn có ăn được không, rau má cũng không phải ngoại lệ. Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay sau đây!
Nội dung:
I. Có bầu uống rau má được không?
Rau má là loại rau rất quen thuộc, tuy nhiên vẫn rất nhiều mẹ bầu đặt câu hỏi bà bầu uống rau má được không.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, thai phụ có thể ăn rau má cũng như uống nước ép rau má từ tháng thứ 4 trở đi nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải.
Bà bầu uống nước rau má được không?
Theo trang sức khỏe Herbal Safety, 3 tháng đầu thai kỳ sản phụ không nên ăn rau má vì có thể bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
Không chỉ vậy, lạm dụng rau má còn có thể gây choáng váng, nhức đầu hoặc xuất hiện cơn gò tử cung làm tăng nguy cơ bị sảy thai.
Từ tháng thứ 4 trở đi, các mẹ có thể ăn nhưng chỉ nên ăn với lượng ít.
II. Tác dụng của rau má với bà bầu
Nghiên cứu khoa học cho thấy, trong 100g rau má có các thành phần dinh dưỡng như sau: Nước, canxi, chất xơ, tinh bột, vitamin C,…
Với hàm lượng dinh dưỡng như vậy, rau má không chỉ có tác dụng giải nhiệt mà còn mang lại những lợi ích sau cho sức khỏe bà bầu, có thể kể đến như:
1. Lợi tiểu
Bà bầu khi uống rau má giúp cải thiện các trường hợp thai nhi chèn ép vào bàng quang, gây ra bí tiểu, tiểu rắt,…
Bên cạnh đó, bà bầu uống nước rau má còn có khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, giảm hấp thu chất béo có hại, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
2. Khắc phục táo bón thai kỳ
Cơ thể thai phụ có thể gặp một số vấn đề và thay đổi trong quá trình mang thai, một trong số đó là táo bón thai kỳ.
Thật may mắn khi uống nước rau có thể cải thiện hiệu quả tình trạng này nhờ thành phần nước và chất xơ dồi dào, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
3. Hạ sốt
Theo Đông y, rau má có tính hàn nên giúp hạ sốt, giải nhiệt và thanh nhiệt tốt.
Ngoài ra, uống nước rau má còn bổ sung các vi chất và nước cho cơ thể, tránh tình trạng bị thiếu nước.
4. Xóa mờ các vết sẹo xấu
Hai hợp chất Axit Asiatic và Axit Brahmic trong rau má có khả năng tái tạo và phục hồi tế bào da.
Do vậy nên thai phụ ăn hoặc uống nước rau má có thể giúp xóa mờ các vết sẹo xấu.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu uống trà sữa được không?
III. Phụ nữ mang thai dùng rau má cần lưu ý gì?
Uống hoặc ăn rau má đúng cách và hợp lý tốt cho sức khỏe thai phụ. Vì vậy, ngoài thắc mắc về vấn đề có bầu uống rau má được không, để có một thai kỳ khỏe mạnh, khi ăn hoặc uống rau má các mẹ cần lưu ý:
1. Không uống quá nhiều nước rau má
Mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên uống khoảng 250ml nước rau má, cách 4 – 6 tuần uống 1 lần.
Không nên uống hoặc ăn quá nhiều ram má dù là bất kỳ lý do gì.
Việc lạm dụng ăn liên tục và ăn nhiều khiến mẹ bầu dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy.
2. Ngâm và rửa kỹ trước khi sử dụng
Thai phụ trước khi sử dụng rau má cần ngâm và rửa kỹ với nước muối pha loãng để loại bỏ hết chất bẩn, cũng như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Không nên ăn rau má sống, hãy nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn.
3. Chọn loại rau má có nguồn gốc rõ ràng
Mẹ có thể dễ dàng mua rau má ở các khu chợ, cửa hàng thực phẩm nhưng cần lưu ý chọn nơi mua uy tín và chỉ mua rau má khi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để có thể yên tâm về chất lượng và độ an toàn.
4. Thời điểm ăn rau má của bà bầu
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, phụ nữ mang thai không nên uống nước ép rau má tron giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ vì dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy thậm chí là sảy thai nếu ăn nhiều.
Thời điểm mẹ có thể ăn rau má là sau 3 tháng đầu, tức là từ tháng thứ 4 trở đi.
IV. Những ai tuyệt đối không ăn rau má khi mang thai
Ngoài các mẹ đang trong giai đoạn 3 tháng đầu thì các bà bầu có tiền sử sảy thai, động thai, đái tháo đường thai kỳ, tiêu chảy, ngộ độc, rối loạn tiêu hóa tuyệt đối không được ăn rau má trong cả thai kỳ.
Tóm lại có bầu uống rau má được không? Rau má tuy tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách và ăn quá nhiều có thể gây hại cho cả mẹ và bé.
Vì vậy các mẹ nên kiêng hoàn toàn trong 3 tháng đầu, sau đó có thể ăn từ tháng thứ 4 trở đi nhưng cũng cần hạn chế ăn thường xuyên và ăn nhiều.
Để đảm bảo an toàn, tốt nhất các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn rau má để được tư vấn cụ thể.