Bầu ăn được mẻ không? Nên ăn thế nào trong thai kỳ?

Nếu các mẹ đang băn khoăn không biết bà bầu ăn được mẻ không thì câu trả lời là có nhưng cần chú ý không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Việc ăn quá nhiều mẻ có thể khiến cơ thể bị axit lactic dẫn đến đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, nếu ăn phải cơm mẻ sản xuất không đúng cách và không đảm bảo vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây cùng Canxi hữu cơ Úc NextG Cal.

I. Lợi ích của cơm mẻ

Mẻ có tên gọi khác là cơm mẻ, đây là một trong các loại gia vị truyền thống ở Việt Nam.

Với vị chua thanh dịu nhẹ cùng mùi thơm đặc trưng, mẻ được sử dụng để chế biến nhiều món ăn như: canh chua, các món om, nấu lẩu, bún riêu…

Các dinh dưỡng trong cơm mẻ có thể kể đến gồm: Axit amin, vi khuẩn lactic, chất đạm, vitamin và nhiều dưỡng chất khác.

Ăn cơm mẻ đúng cách với lượng vừa phải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe gồm:

– Các axit amin trong cơm mẻ giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường hệ thống cơ xương, điều hòa tiêu hóa, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, duy trì mức độ hormone lành mạnh…

bà bầu ăn mẻ chua có được khôngMẻ hay cơm mẹ có vị chua thanh dịu nhẹ, được sử dụng như một gia vị trong các món ăn

– Nấm men trong cơm mẻ cung cấp nhiều vitamin và đạm, giúp chống nhiễm trùng, chữa lành vết thương, giúp xương chắc khỏe và điều hòa hormone.

– Vi khuẩn lactic có lợi cho tiêu hóa: Vi khuẩn lactic chính là yếu tố tạo ra vị chua cho cơm mẻ, giúp kích thích hệ tiêu hóa. Đồng thời tạo môi trường tiêu hóa có độ pH thấp, từ đó ức chế các vi khuẩn gây hại cho đường ruột.

– Kích thích ăn ngon miệng: Vi khuẩn lactic có lợi cho hệ tiêu hóa, kích thích tăng tiết dịch và tăng cảm giác ăn ngon miệng.

bà bầu có ăn được riềng mẻ khôngCơm mẻ giàu axit amin và vi khuẩn lactic có lợi cho tiêu hóa.

Mặc dù mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng do cách chế biến mẻ phải ủ và nuôi mẻ trong nhiều ngày nên nhiều mẹ bầu rất đắn đo trước khi tiêu thụ thực phẩm này.

Muốn biết bà bầu ăn mẻ chua được không, các mẹ hãy tiếp tục đọc phần II để có câu trả lời chính xác nhất.

II. Bà bầu ăn được mẻ không?

Về thắc mắc bầu ăn cơm mẻ được không, các chuyên gia sức khỏe cho biết, các mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn mẻ với lượng vừa phải và tần suất hợp lý ngay cả trong thời điểm 3 tháng đầu.

Tránh lạm dụng ăn quá nhiều và thường xuyên vì có thể gây hại cho sức khỏe, khiến mẹ bầu mệt mỏi, đau bụng.

có bầu ăn cơm mẻ được khôngCó bầu ăn cơm mẻ được không?

Tiêu thụ quá nhiều axit lactic cùng lúc trong mẻ làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày, loét dạ dày, tiêu chảy và suy giảm chức năng tiêu hoá.

Thậm chí, nếu mẹ bầu ăn nhiều mẻ chua bị nấm mốc, có thể dẫn đến ung thư và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Do đó, nếu muốn ăn mẻ khi mang thai, các mẹ bầu cần chú ý về lượng ăn, kiểm tra mẻ trước khi sử dụng và mua mẻ ở địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn.

Đọc thêm: Bầu uống C sủi được không?

III. Một số lưu ý nếu ăn cơm mẻ khi mang thai

Nếu vẫn không chắc chắn về việc bà bầu ăn được mẻ không, các mẹ có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

Để ăn mẻ tốt cho sức khỏe thai kỳ, các mẹ cần chú ý những vấn đề dưới đây:

1. Ăn với số lượng vừa phải

Ăn mẻ với số lượng vừa phải giúp bổ sung dinh dưỡng vừa tốt cho hệ tiêu hóa.

Các mẹ nên sử dụng cơm mẻ chua như một gia vị trong các món ăn, đồng thời nên ăn với tần suất khoảng 1-2 lần/tuần.

Việc tiêu thụ quá nhiều mẻ trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng cơ thể bị thừa axit lactic gây tác dụng ngược, khiến cơ thể mệt mỏi, đau bụng và tiêu chảy.

2. Kiểm tra kỹ cơm mẻ trước khi sử dụng

Mẹ bầu cần kiểm tra kỹ cơm mẻ trước khi ăn. Chỉ ăn khi cơm mẻ có mùi thơm đặc trưng cùng vị chua thanh nhẹ, không xuất hiện mùi lạ.

bầu có được ăn mẻ không

Màu của cơm mẻ thường là trắng sữa, nếu xuất hiện màu sắc khác thường hoặc bị nấm mốc thì các mẹ cũng không nên ăn.

3. Tìm nguồn cung cấp đáng tin cậy

Nếu không thể tự làm và mẹ bầu phải mua cơm mẻ, cần chọn lựa sản phẩm mẻ cả thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tránh mua cơm mẻ  có nguồn gốc trôi nổi, kém chất lượng, khi ăn có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

4. Nên tự làm cơm mẻ tại nhà

Nếu có thể, các mẹ hãy tự làm cơm mẻ tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cách làm cơm mẻ khá đơn giản như sau:

bà bầu có được ăn mẻ khôngNếu có thể, mẹ bầu nên tự làm cơm mẻ tại nhà

– Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ gồm: chum, bình sành sứ, hũ thủy tinh; cơm nguội và nước cơm

– Bước 2: Nấu cơm như bình thường ăn hàng ngày nhưng cần chú đổ nhiều nước hơn.

– Bước 3: Chắt bớt nước cơm khi cơm sôi sau đó để nguội.

– Bước 4: Cơm chín các mẹ lấy ra cho nguội hẳn.

– Bước 5: Tiến hành làm cơm mẻ bằng cách lấy phần cơm đã để nguội cho vào bình hoặc hũ thủy tinh. Đổ nước cơm lên cơm sao cho sấp mặt là được. Nếu nước cơm ít và không đủ, có thể đổ thêm nước ấm.

– Bước 6: Đậy nắp bình thật kỹ và ủ trong 2 tuần. Nếu cơm mẻ thành công sẽ có mùi thơm và chua đặc trưng. Ngược lại, nếu bị hỏng sẽ có mùi chua và nồng.

IV. Một số món ngon từ mẻ cho bà bầu

Khi bước vào quá trình mang thai, các mẹ có thể chế biến mẻ thành một số món ăn như:

1. Lẩu thịt bò nhúng mẻ

Lẩu thịt bò nhúng mẻ là món ăn rất phù hợp cho mẹ bầu vào những giai đoạn giao mùa, hương vị thanh ngọt của thịt bò, kết hợp với vị chua chua của mẻ, chắc chắn sẽ giúp các mẹ thấy vô cùng ngon miệng.

Để chế biến món ăn này, bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

bầu ăn mẻLẩu thịt bò nhúng mẻ

– Chuẩn bị: 500g thịt bò, 500g bún, 1/2 chén mẻ, 1/2 quả dứa, 1 củ hành tây, 1 củ sả, 3 tép tỏi, 2 quả ớt, 1/2 quả chanh, 2 quả dưa leo, rau ăn kèm (diếp cá, tía tô, xà lách…), hành tím phi, gia vị.

– Sơ chế và ướp thịt bò:

+ Thịt bò rửa sạch rồi để cho ráo nước sau đó thái thành từng miếng mỏng vừa ăn.

+ Ướp thịt bò với chút đường, hạt nên, dầu ăn, hành tím phi trong khoảng 30 phút.

– Sơ chế các nguyên liệu khác:

+ Dứa làm sạch sau đó cắt miếng nhỏ vừa ăn.

+ Sả làm sạch, tỏi bóc vỏ, sau đó rồi băm nhỏ.

+ Hành tây bóc vỏ rồi rửa sạch và cắt múi cau.

+ Dưa chuột thái thành từng khúc dài bằng ngón tay út.

+ Các loại rau rửa sạch.

– Nấu nước mẻ nhúng bò:

+ Cho dầu ăn vào nồi đun nóng rồi cho tỏi và sả phi thơm lên.

+ Đổ khoảng 1 lít nước lọc vào nồi rồi đun sôi.

+ Lọc lấy nước cơm mẻ cho vào nồi. Khi nước lẩu sôi lại, mẹ hãy thêm đường, hạt nêm theo khẩu vị rồi khuấy đều lên.

+ Thêm hành tây, ớt vào là hoàn thành nước lẩu.

2. Rau lang om mẻ

Rau lang om mẻ cũng được xem là món ăn rất ngon miệng, dễ làm. Rất phù hợp để các mẹ giải nhiệt trong thời điểm mang thai.

Với món rau lang om mẻ, mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:

bầu có được ăn riềng mẻ khôngRau lang om mẻ

– Chuẩn bị: 1 bó rau lang, 2 củ tỏi, 4 muỗng canh nước cốt mẻ, gia vị.

– Sơ chế nguyên liệu:

+ Rau lang nhặt sạch lá già và úa, chỉ lấy phần non rồi rửa sạch.

+ Tỏi bóc sạch vỏ rồi đập dập.

– Chần sơ rau lang:

+ Đun sôi nước lọc cùng chút muối rồi cho rau lang vào chần sơ qua.

+ Để rau lang có mướt và căng bóng hơn, các mẹ có thể pha 1 ít dầu ăn vào nước khi chần sơ rau.

– Cách om:

+ Cho dầu ăn và tỏi vào chảo rồi phi thơm lên.

+ Tiếp tục cho rau lang vào đảo trên lửa lớn.

+ Cho nước cốt cơm mẻ chua vào rau lang om trong khoảng vài phút.

+ Nêm nếm gia vị theo khẩu vị là hoàn thành món ăn.

3. Ốc nấu mẻ chuối đậu

Ốc nấu mẻ chuối đậu cũng là món được rất nhiều mẹ bầu yêu thích trong quá trình mang thai.

Với món ăn này, các mẹ có thể thực hiện theo các bước sau đây:

– Chuẩn bị: 300g thịt ốc bươu, 100g tía tô, 300g lá lốt, 2 quả chuối xanh, 1 miếng đậu hũ chiên, 2 muỗng canh bột bắp, 6 muỗng canh mẻ, 1 củ nghệ, 1 củ hành tím, giấm, gia vị.

bầu có được ăn mẻ chua khôngỐc nấu mẻ chuối đậu

– Sơ chế và ướp ốc:

+ Làm sạch ốc bằng cách bóp muối 2 – 3 lần cho sạch nhớt.

+ Đun nước sôi rồi cho ốc vào trụng sơ trong khoảng 2 phút để đảm bảo hết sạch nhớt.

+ Ướp ốc cùng với hành tím băm, nghệ băm, đường, hạt nêm, nước mắm theo khẩu vị.

– Sơ chế các nguyên liệu khác:

+ Nghệ tươi rửa sạch rồi đập dập và chia làm 2 phần.

+ Một phần nghệ dùng để luộc chuối, phần nghệ ướp ốc thì băm nhỏ.

+ Chuối xanh gọt vỏ rồi cắt miếng vừa ăn.

+ Cho chuối vào ngâm với giấm loãng cho sạch nhựa.

+ Cho chuối vào luộc với nghệ đã đập dập.

+ Đậu hũ cắt thành từng miếng nhỏ rồi đem chiên vàng.

+ Hành tím bóc vỏ rồi băm nhuyễn.

+ Lá lốt, tía tô rửa sạch sau đó cắt khúc nhỏ.

+ Cơm mẻ dùng rây lọc bỏ phần xác, chỉ lấy nước.

– Cách nấu:

+ Phi thơm hành tím rồi cho ốc vào xào nhanh nước mẻ chua đã lọc, xào với lửa vừa đến khi sệt nước.

+ Thêm khoảng 500ml nước lọc vào ốc  nấu nhỏ lửa trong 15 phút, tiếp tục cho chuối, đậu hũ đã rán vào nấu cho tới khi các nguyên liệu chín hết.

+ Thêm lá tía tô, lá lốt là hoàn thành món ăn.

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc bà bầu ăn được mẻ không.

Mẹ bầu có thể ăn mẻ trong thời gian mang thai nhưng cần lưu ý chỉ nên ăn 1 lần/tuần với lượng vừa phải.

Tránh lạm dụng ăn cơm mẻ quá nhiều vì có thể gây ra một số tình trạng sức khỏe như đau bụng, tiêu chảy, chảy máu dạ dày, loét dạ dày… do dưa thừa axit lactic.

Để yên tâm hơn, các mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách ăn đúng và an toàn cho sức khỏe thai kỳ.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí