Tuy giàu dinh dưỡng tốt cho thai kỳ nhưng lươn lại là loại thức ăn có tính hàn, nguy cơ gây dị ứng. Vì vậy, đã có rất nhiều mẹ băn khoăn không biết khi bầu ăn lươn được không? Để trả lời câu hỏi này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây!
Nội dung:
I. Giá trị dinh dưỡng của thịt lươn
Thịt lươn có giá trị dinh dưỡng cao, để hiểu rõ hơn hãy cùng theo dõi bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g thịt lươn dưới đây:
Thịt lươn giàu năng lượng, proten, các vitamin và khoáng chất
II. Bầu ăn lươn được không?
Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn lươn trong 3 tháng đầu và cả thai kỳ.
Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo chế biến vệ sinh, nấu chín kỹ để tiêu diệt hết vi khuẩn, ký sinh trùng bên trong lươn gây ngộ độc.
Có thai ăn lươn được không?
Thịt lươn rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm, protein, canxi, photpho – đây đều là các dưỡng chất tốt cho thai phụ và thai nhi.
Bà bầu nên bổ sung lươn vào các bữa ăn hàng ngày và ăn đúng cách giúp giảm nguy cơ chuột rút, béo phì, mắc ung thư vú…
Bạn có quan tâm: Bầu ăn rau răm được không
III. Tác dụng của thịt lươn với sức khỏe mẹ bầu
Thịt lươn có nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như canxi, protein, vitamin B12… rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
Có thể kể đến một vài lợi ích tuyệt vời như:
1. Hỗ trợ xương chắc khỏe
Theo bảng thành phần dinh dưỡng ở trên, lươn rất giàu canxi và photpho với tỷ lệ lần lượt là 35mg canxi và 164mg photpho/100g thịt.
Cả hai khoáng chất này đều rất quan trọng trong cấu tạo và phát triển của xương và răng.
Bà bầu ăn lươn cung cấp canxi hỗ trợ xương chắc khỏe
Bổ sung canxi và photpho đầy đủ giúp thai phụ tránh bị chuột rút, đau lưng, tê tay chân do thiếu canxi.
Đối với thai nhi, canxi và photpho giúp chế nguy cơ bị còi xương bẩm sinh sau sinh.
NextG Cal là canxi hữu cơ được chiết xuất từ xương bò non của Úc.
Ngoài canxi, phốt pho, sản phẩm còn có thêm các chất khoáng như magie, mangan, kẽm, sắt, kali… tham gia vào quá trình khoáng hoá của xương.
2. Bổ sung sắt cho mẹ
Trung bình 100 gram lươn cung cấp khoảng 1 mg sắt.
Sắt là khoáng chất quan trọng và cần thiết cho quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu, cung cấp oxy đi khắp cơ thể.
Mẹ bầu bổ sung đủ sắt giúp tránh được tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, sinh non, thiếu tháng.
3. Bổ sung năng lượng cho mẹ bầu
Nhu cầu năng lượng của mẹ khi có em bé tăng lên đáng kể, ăn lươn giúp bổ sung năng lượng cho mẹ nhờ hàm lượng calo cao (180 Kcal/100g).
Mẹ bầu ăn lươn vừa đảm bảo năng lượng cho thai nhi phát triển vừa giúp mẹ bầu chống lại tình trạng mệt mỏi, chóng mặt.
4. Cải thiện cơ bắp khi có thai
Arginin- một loại axit amino kích thích hormone tăng trưởng trong cơ thể được tìm thấy trong thịt lươn.
Các mẹ đừng quên bổ sung lươn trong thai kỳ để giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe cơ bắp, giảm tích tụ mỡ và kiểm soát cân nặng.
5. Cung cấp Protein cho mẹ và bé
Vai trò của Protein (đạm) là xây dựng các khối tế bào trong cơ thể, đồng thời duy trì năng lượng, sức sống.
Hàm lượng đạm trong 100g thịt lươn là 18.4g, nên khi mẹ ăn thịt lươn giúp bổ sung nguồn đạm cho cơ thể và cho bé yêu phát triển.
6. Giàu Vitamin
Lươn giàu vitamin A (1800 mmg/100g lươn) và vitamin B12 (3mmg/100g thịt lươn).
Bà bầu bổ sung vitamin A đầy đủ trong thai kỳ giúp phòng ngừa thoái hóa điểm vàng; vitamin B12 hạn chế nguy cơ sinh non ở mẹ và các dị tật ống thần kinh ở trẻ.
IV. Đối tượng không nên ăn lươn khi mang thai
Mặc dù đã có câu trả lời cho vấn đề bầu ăn lươn được không, tuy nhiên, với các mẹ bầu có sức khỏe bình thường thì có thể ăn lươn trong cả thai kỳ.
Bà bầu có cơ địa dị ứng, đề kháng kém, đầy bụng khó tiêu không nên ăn lươn
Nhưng lươn lại là thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao, nên một số mẹ bầu dưới đây cần cẩn trọng khi ăn lươn:
– Bà bầu có cơ địa yếu, đề kháng kém, dễ dị ứng.
– Mẹ bầu bị đầy bụng, khó tiêu, sốt rét không nên lươn vì lươn có tính hàn, có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
V. Hướng dẫn mẹ bầu ăn lươn đúng cách
Phụ nữ mang thai có thể ăn lươn nhưng để có thể tận dụng tối đa các dưỡng chất có trong thịt lươn, các mẹ cần biết cách chế biến và ăn lươn đúng.
1. Cách chế biến
– Lươn có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng cao nên mẹ cần chế biến sạch nấu thật kỹ trước khi ăn.
– Khi làm lươn, các mẹ hãy dùng muối để loại bỏ chất nhầy của lươn và để lươn tự động chết khoảng 5 phút mới mổ lấy ruột và cắt khúc.
– Nên xào lươn trước khi nấu cháo hoặc nấu cùng thực phẩm khác để giảm độ tanh.
Một số món ăn từ thịt lươn mẹ bầu có thể tham khảo như: cháo lươn hạt sen, miến lươn, lươn nướng ống tre, lươn om nước dừa, lươn cuốn lá lốt, lẩu lươn hoa chuối, lươn hầm.
2. Liều lượng và tần suất ăn
Bà bầu có nên ăn lươn nhưng chỉ nên ăn lươn khoảng 2 – 3 bữa/tuần, lượng ăn mỗi bữa tối đa 300g.
Việc lạm dụng ăn quá nhiều lươn gây dư thừa các chất dinh dưỡng có thể gây hại cho sức khỏe.
3. Cách chọn lươn
Nên chọn mua lươn còn tươi sống, không mua lươn đã chết.
Vì khi lươn chết, thịt lươn sẽ sản sinh ra Histamin gây nguy hiểm cho thai phụ.
VI. Lưu ý khi mẹ bầu ăn lươn
Một số lưu ý quan trọng khác mẹ bầu cần nắm được khi ăn lươn:
– Tránh ăn cùng thực phẩm có tính hàn: Những thực phẩm có tính hàn như mướp đắng, dưa hấu khi ăn cùng thịt lươn có thể gây đau bụng, ngộ độc, tiêu chảy vì thịt lươn cũng có tính hàn. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bầu mất nước rất nguy hiểm cho thai nhi.
Bà bầu nên ăn lươn với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều
– Không nên sử dụng giấm để làm sạch lươn vì thịt lươn kỵ giấm, làm giảm mùi vị đặc trưng của lươn.
Như vậy, các mẹ có thể ăn thịt lươn trong cả thai kỳ nhưng cần chú ý chế biến và ăn lươn đúng cách để đảm bảo sức khỏe.
Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên đã giúp mẹ bầu trả lời được câu hỏi bầu ăn lươn được không đồng thời biết cách ăn đúng.