Bà bầu ăn nấm được không? Các loại nấm nên/không nên ăn!

Sở hữu hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, vì vậy nấm được xem là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên bầu ăn nấm được không lại là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ các mẹ đang mang thai. Để trả lời cho câu hỏi này một cách chính xác nhất, bạn đọc có thể tìm hiểu vấn đề này ngay tại bài viết dưới đây!

I. Bà bầu ăn nấm được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn có thể được ăn nấm trong suốt cả thai kỳ.

Nấm được đánh giá là thực phẩm tốt cho thai kỳ bởi chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết với sức khỏe con người.

bầu ăn nấm được không

Bà bầu có được ăn nấm không?

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa được tác dụng với sức khỏe, các mẹ bầu cần lưu ý mua nấm có xuất xứ rõ ràng ở các địa chỉ uy tín kết hợp ăn với lượng vừa phải.

Riêng với chị em phụ nữ có tiền sử bị dị ứng với nấm thì không nên ăn.

II. Lợi ích của nấm với sức khỏe mẹ bầu

Nấm cực kỳ giàu dinh dưỡng quý giá đối với cơ thể và sức khỏe con người, phụ nữ có thai cũng không phải ngoại lệ. Cụ thể, những công dụng tuyệt vời mà nấm đem lại cho mẹ bầu bao gồm:

1. Bổ sung 1 số loại vitamin cho cơ thể

Nấm chứa hàm lượng vitamin B rất cao gồm B1, B2, B3, B5.

Trong đó, Thiamine và niacin (B3) không chỉ giúp giảm mệt mỏi và cung cấp năng lượng cho mẹ bầu mà còn tham gia vào quá trình phát triển não bộ của thai nhi.

bà bầu ăn nấm được không

Riboflavin (B2) có công dụng cải thiện thị lực và bảo vệ da của bà bầu. Mặt khác B2 còn giúp cơ bắp, xương và dây thần kinh của thai nhi phát triển toàn diện.

Axit pantothenic (B5) hỗ trợ phòng ngừa đầy hơi, táo bón, ợ nóng và đau bao tử ở thai phụ. 

Phụ nữ mang thai ăn nấm còn bổ sung vitamin D giúp điều hòa sự hấp thu của canxi trong cơ thể, tham gia vào quá trình hình thành xương và răng cho thai nhi.

2. Cung cấp thêm protein

Chất lượng protein trong nấm được đánh giá tốt cho cơ thể.

Vì vậy, việc mẹ bầu ăn thực phẩm này với lượng vừa phải sẽ giúp hỗ trợ hình thành khối cơ và sự phát triển của thai nhi.

3. Thêm chất xơ và chất oxy hóa

Ăn nấm trong thai kỳ còn giúp cơ thể người mẹ được cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa.

bà bầu ăn nấm được không

Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nấm như selen và ergothionein có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự phá hủy của các gốc tự do trong cơ thể, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

Chất xơ trong nấm không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón thai kỳ mà còn hỗ trợ mẹ bầu xua tan mệt mỏi để sẵn sàng cho quá trình sinh nở.

4. Giúp cung cấp thêm sắt

Trong thai kỳ, cơ thể người mẹ cần nhiều huyết sắc tố hơn do thể tích máu tăng lên.

Thật may mắn khi nấm là thực phẩm chứa nhiều sắt, rất hữu ích cho quá trình sản xuất huyết sắc tố và hồng cầu.

Nhờ vậy mẹ bầu có thể yên tâm về việc thai nhi được cung cấp đủ lượng máu cần thiết.

Đọc thêm: Bầu ăn cá ngừ được không?

III. Các loại nấm nên và không nên ăn khi mang thai

Nấm có nhiều loại khác nhau, nên việc nên ăn loại nấm nào khi mang thai cũng là vấn đề được nhiều mẹ bầu tìm hiểu để yên tâm khi ăn thực phẩm này.

Các loại nấm nên và không nên ăn khi mang thai cụ thể như sau:

1. Các loại nấm nên ăn

Với các mẹ bầu đã từng ăn nấm trước đó và không bị dị ứng thì vẫn có thể tiếp tục ăn, không phải kiêng cữ. Các loại nấm nên ăn khi có thai các mẹ có thể tham khảo gồm:

mẹ bầu ăn nấm được không

Một số loại nấm mẹ bầu có thể yên tâm ăn trong thai kỳ

– Nấm rơm. 

– Nấm hương (đông cô)

– Nấm mèo.

– Nấm kim châm.

– Nấm tuyết.

– Nấm sò.

– Nấm mỡ.

– Nấm đùi gà. 

– Nấm khiêu vũ. 

– Nấm đông trùng hạ thảo.

– Nấm bào ngư.

– Nấm mối. 

– Nấm tràm.

– Một số loại nấm khác như: Nấm porcini, nấm đuôi gà tây, nấm hạt dẻ, nấm nút trắng…

2. Các loại nấm bà bầu không nên ăn

Một số loại nấm có thể gây ngộ độc nên các mẹ tuyệt đối không nên ăn trong thai kỳ gồm:

– Nấm ma: Psilocybin trong nấm ma có thể làm thay đổi hoạt động của não và ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cũng không nên ăn loại nấm này.

bầu 3 tháng ăn nấm được không

Tuyệt đối không ăn các loại nấm độc, nấm ma

– Nấm parasol: Loại nấm này có hình dáng như chiếc ô với màu trắng sữa và một số đốm có màu sắc rực rỡ. Bà bầu ăn loại nấm có thể bị ngộ độc nguy hiểm.

– Nấm sai morels: Độc tố trong nấm sai morels khi đi vào cơ thể gây hại cả mẹ và bé nên mẹ cần tuyệt đối không nên ăn.

– Một số loại nấm gây độc khác các mẹ không nên ăn như: Puffballs amanitas, crimini, portable, death cap,…

Khi ăn phải nấm độc sẽ có các biểu hiện như nôn, buồn nôn, yếu cơ, hưng phấn, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Thông thường, sau khoảng 6 giờ ăn nấm, các triệu chứng vừa kể trên sẽ xuất hiện.

IV. Bà bầu ăn nấm cần lưu ý gì?

Để đảm bảo ăn nấm mang lại những giá trị tốt và tránh gây hại cho sức khỏe thai kỳ, khi ăn nấm các mẹ cần đặc biệt chú ý:

– Nếu có triệu chứng bị dị ứng sau khi ăn nấm cần lập tức đến gặp bác sĩ.

– Chọn mua nấm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín và đảm bảo chất lượng.

– Nên mua nấm tươi, không có vết thâm và đốm.

– Không nên ăn nấm khi đã bị nát, hư hỏng. 

– Không ăn nấm khi còn sống, chưa nấu chín kỹ. 

– Hạn chế ăn nấm chế biến sẵn.

– Tránh ăn quá nhiều nấm vì dễ bị lạnh bụng và khó tiêu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người trưởng thành có thể tiêu thụ 100gr nấm tươi/ngày.

có thai ăn nấm được không

Lượng nấm rơm mẹ bầu có thể ăn là 100g/ngày

– Không nên ăn các loại nấm lạ, nấm dại vì có thể ăn phải nấm độc, nấm gây ảo giác, dị tật bẩm sinh, sảy thai, hôn mê, thậm chí là tử vong…

– Trường hợp sử dụng các nấm dược liệu như đông trùng hạ thảo hay linh chi, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đồng thời theo dõi sức khỏe sau khi ăn.

Việc mẹ bầu lo lắng và tìm hiểu bà bầu ăn nấm được không là điều cần thiết nhưng các mẹ có thể yên tâm vì không phải mọi loại nấm đều nguy hại.

Nếu ăn đúng loại nấm và biết chế biến, bảo quản đúng cách thì nấm được xem là thực phẩm an toàn với thai kỳ. 

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Đăng kí để được tư vấn miễn phí