Rau đắng là món ăn thơm ngon, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên bà bầu ăn rau đắng được không lại là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Để làm rõ được vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây!
Nội dung:
I. Tìm hiểu chung về rau đắng
Rau đắng được biết đến với một số tên gọi khác như rau xương cá, cây ruột già, đây là loại thân thảo và sống lâu năm.
Hình ảnh rau đắng đất
Tại Việt Nam, rau đắng gồm có 2 loại là rau đắng đất và rau đắng biển. Loại rau có nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Màu sắc của cây rau đắng là đỏ tím, chiều dài khoảng 10cm; lá hình mác hẹp, nhỏ với 2 mặt nhẵn; hoa màu hồng tím và hạt màu nâu.
Rau đắng thường mọc hoang thành từng đám ở mương, ruộng, hai bên bờ suối.
II. Bà bầu ăn rau đắng được không?
Theo các tài liệu nghiên cứu, rau đắng có chữa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như chất xơ, flavonoid, saponin, vitamin C và nhiều khoáng chất thiết yếu khác.
Tuy nhiên, loại rau này không lành tính vì có chứa thành phần charatin có thể dẫn đến sảy thai, tình trạng này xảy ra khi các mẹ bầu ăn quá nhiều.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu tốt nhất không nên ăn rau đắng.
Bà bầu ăn rau đắng có được không?
Nếu quá thích ăn các mẹ có thể ăn với lượng rất nhỏ (khoảng 50g/tuần) và không nên ăn thường xuyên để hạn chế xảy ra các vấn đề về sức khỏe.
Không chỉ trong y học hiện đại, Đông y cũng khuyên thai phụ nên hạn chế một số loại rau củ có vị đắng, tính mát lạnh như rau đắng, khổ qua, rau má…
Vì các loại rau này thường có nguy cơ làm thai phụ bị co thắt tử cung, xuất huyết, nguy hiểm hơn là sảy thai.
III. Lý do khiến mẹ bầu không nên ăn rau đắng
Có hai lý do chính khiến mẹ bầu không nên ăn rau đắng trong thai kỳ, đó là ăn loại rau này dễ gây sảy thai và không tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ. Cụ thể:
1. Không tốt cho tiêu hóa mẹ bầu
Ăn rau đắng giúp phòng ngừa táo bón tốt nhưng nếu ăn với số lượng nhiều có thể khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, điển hình là tiêu chảy.
Vì vậy, mẹ bầu cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi ăn loại rau này nhé.
2. Dễ gây sảy thai
Phụ mang thai ăn rau đắng có nguy cơ gây kích thích sự co bóp của tử cung dẫn tới sảy thải, xuất huyết ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sống sót của thai nhi trong bụng rất nguy hiểm.
Bà bầu không nên ăn nhiều rau đắng vì dễ gây sảy thai
Sở dĩ như vậy là do trong rau đắng có chứa thành phần charatin.
IV. Một số loại rau có thể ăn khi mang thai
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ, các mẹ thay vì thắc mắc bầu ăn rau đắng được không các mẹ có thể tìm hiểu các loại rau khác tốt cho sức khỏe khi mang thai.
1. Rau cần
Rau cần có protein, vitamin, sắt, canxi, photpho và các axit hữu cơ tốt cho sức khỏe thai kỳ. Mẹ bầu ăn rau cần đúng cách giúp phòng tiền sản giật, ổn định huyết áp; bổ máu; hỗ trợ điều trị mất ngủ…
Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý không ăn quá nhiều rau cần, nếu vượt quá 500gr một ngày sẽ dễ dẫn đến co thắt tử cung và sảy thai.
Khi chế biến cần sạch sẽ và nấu chín kỹ trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn, sán bám vào rau.
2. Rau bắp cải
Trong 100g bắp cải có các thành phần dinh dưỡng như carbohydrate; protein; chất xơ;…
Với các thành phần kể trên, mẹ bầu ăn rau bắp cải đúng cách giúp giảm táo bón thai kỳ; giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh; kiểm soát cân nặng thai kỳ; cải thiện sức khỏe xương; tăng cường hệ miễn dịch; ổn định huyết áp,…
3. Bí xanh
Theo nghiên cứu y học hiện địa, 100g bí đao có chứa protid, canxi, 2.4g glucid, 12mg phốt pho, 0.3mg sắt, các vitamin A, nhóm B, C và E và nhiều khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe như kali, magie.
Những lợi ích của bí đao với sức khỏe mẹ bầu gồm: thanh nhiệt giải độc; giảm chứng phù nề; giảm chuột rút; bảo vệ hệ tiêu hóa; tốt cho đôi mắt; đẹp da…
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho thắc mắc bà bầu ăn rau đắng được không?
Với những thông tin và phân tích ở trên có thể thấy, rau đắng không phải là thực phẩm lý tưởng cho mẹ bầu ăn trong thai kỳ, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu.
Với các mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai, viêm loét dạ dày thì tuyệt đối không nên ăn rau đẳng.
Tuy nhiên, với các mẹ bầu có sức khỏe bình thường thì nếu quá yêu thích rau đắng có thể ăn với lượng ít (tối đa 50g/tuần), không ăn liên tục để đảm bảo cho sức khỏe thai kỳ.