Bị viêm khớp cổ tay là gì? Nguyên nhân và cách điều trị viêm khớp cổ tay

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Viêm đau khớp ở cổ tay là triệu chứng khá phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nhiều người cho rằng đó chỉ là hậu quả do va đập hay chấn thương ngoài da. Nhưng trên thực tế, viêm khớp cổ tay có thể là biểu hiện của bệnh lý xương khớp nguy hiểm không thể chủ quan.

I – Viêm khớp cổ tay là gì?

Viêm khớp ở cổ tay là tình trạng phần sụn ở giữa khớp cổ tay bị tổn thương hoặc bị bào mòn khiến các xương cọ xát vào nhau, làm cho các khớp cổ tay bị sưng, viêm, đau và cứng lại.

Những biểu hiện này có thể xuất hiện tùy lúc hoặc liên tục khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và gây hạn chế trong hoạt động thường ngày. 

bệnh viêm khớp cổ tay là gìViêm, sưng đau tại khớp cổ tay

Hầu hết mọi người đều có nguy cơ gặp tình trạng viêm khớp cổ tay, đặc biệt là những đối tượng sau:

– Đau khớp cổ tay sau sinh

– Nhân viên văn phòng thường xuyên sử dụng máy tính trong thời gian dài và liên tục

– Vận động viên thể thao đặc thù: bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, tennis,..

– Người mắc những chứng liên quan đến xương khớp như: viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, loạn dưỡng cơ,…

( → Xem thêm: Viêm khớp vai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị viêm khớp vai phải, trái)

II –  Nguyên nhân viêm khớp cổ tay

Theo các bác sĩ nhận định, viêm khớp cổ tay có thể đến từ các nguyên nhân chính sau:

– Do tuổi tác: Hầu hết các cơ quan trên cơ thể đều trải qua quá trình thoái hóa, trong đó có hệ thống xương khớp. Theo đó, tuổi càng cao các sụn khớp sẽ bị bào mòn, xương yếu đi, dễ tổn thương, đệm khớp xẹp xuống,… khiến khớp cổ tay rất dễ bị viêm, sưng, đau nhức.

– Do di truyền: Nếu những trong gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm khớp cổ tay thì người cùng huyết thống có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.

– Chấn thương: Chấn thương có thể đến từ việc cầm nắm vật nặng hàng ngày, lái xe, khuân vác,… Ban đầu khớp cổ tay bị chấn thương sẽ không bị viêm ngay mà sau một thời gian mới xảy ra phản ứng viêm.

Nguyên nhân viêm khớp cổ tay phảiMột số chấn thương cổ tay dẫn đến viêm

Thói quen công việc, sinh hoạt: Những người có thói quen hoặc tính chất công việc phải sử dụng khớp cổ tay một cách liên tục, khớp cổ tay phải chịu một tác động trong thời gian dài có thể bị quá sức gia tăng nguy cơ viêm khớp cổ tay phải, viêm khớp cổ tay trái.

Vi khuẩn tấn công: Phản ứng viêm trong cơ thể, rất có khả năng là do các vi khuẩn có hại tấn công. Các vi khuẩn này có thể di chuyển từ dịch máu, qua màng khớp và gây viêm cả khớp cổ tay và khớp ngón tay.

Do thiếu chất

Thiếu hụt một số dưỡng chất quan trọng giúp cho xương khớp luôn khỏe mạnh như canxi, magie, kali, vitamin A-C- B1, Omega 3… cũng làm tăng nguy cơ bị viêm đau khớp.

Ngoài các nguyên nhân trên, các bệnh lý khác liên quan đến xương khớp, cổ tay cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm khớp tay phải, viêm khớp tay trái như viêm khớp vảy nến, viêm khớp nhiễm khuẩn, hội chứng ống cổ tay, viêm khớp dạng thấp,…

III – Dấu hiệu viêm khớp cổ tay

Không quá khó để nhận biết biểu hiện của viêm khớp cổ tay, một số dấu hiệu điển hình bao gồm:

– Đau nhức: Cơn đau do viêm khớp cổ tay triệu chứng ban đầu chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, sau khi xoa bóp và vận động cổ tay sẽ hết. Tuy nhiên, càng lâu, cơn đau âm ỉ kéo dài không dứt, nhất là vào buổi đêm và sáng sớm.

Dấu hiệu viêm khớp tay phảiBiểu hiện đau nhức thường rõ rệt vào buổi sáng và ban đêm

Cứng khớp: Thông thường khớp cổ tay có thể xoay tròn, nhưng khi bị viêm lại bị giới hạn, cố xoay thêm sẽ rất đau.

– Sưng khớp cổ tay: Biểu hiện viêm khớp cổ tay có thể kèm theo bầm tím, ửng đỏ tùy trường hợp. Vị trí cổ tay sẽ có dấu hiệu sưng nhô lên, sờ vào thấy khớp tay bị cứng.

Nóng ran: Một số trường hợp khớp cổ tay bị đau kèm cảm giác nóng ran xung quanh. Đây là biểu hiện của viêm nhiễm mức độ nặng.

Ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi…

IV – Bị viêm khớp cổ tay có nguy hiểm không?

Chứng viêm khớp có thể là biểu hiện của những chứng bệnh nguy hiểm như viêm khớp nhiễm khuẩn bên trong ổ khớp, viêm khớp cổ tay có dịch, hội chứng ống cổ tay,… Những bệnh lý này sẽ làm gia tăng nguy cơ tàn tật và mất khả năng vận động vĩnh viễn.

( Xem thêm: Các cách giảm đau khớp cổ tay)

V – Viêm khớp cổ tay kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Các thực phẩm dùng trong thời gian chữa bệnh viêm khớp cổ tay thường dựa trên nguyên tắc: Cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng nhưng không gây kích thích phản ứng viêm. Chính vì thế người bị viêm khớp cổ tay cần lưu ý:

1. Những thực phẩm người bệnh viêm khớp cổ tay nên ăn

  • Thực phẩm tốt cho sụn khớp

Có nhiều thực phẩm tốt cho phần sụn khớp mà bệnh nhân có thể bổ sung như:

– Các loại cá hoặc dầu cá: Trong loại thực phẩm này có chứa nhiều acid béo như omega 3 hỗ trợ bảo vệ và nuôi dưỡng sụn và khớp.

Bệnh viêm khớp tay kiêng ăn gìNên ăn các thực phẩm tốt cho sụn khớp 

– Nước hầm từ xương sụn hải sản, động vật: Có chứa rất nhiều canxi rất tốt cho xương sụn, đặc biệt cung cấp nhiều chất chondroitin và glucosamine giúp tái tạo, bôi trơn sụn khớp.

– Hạt ngũ cốc: Một số loại hạt ngũ cốc như gạo lứt, lúa mạch, lúa mì, đậu nành,… đều là những thực phẩm giúp kích thích sinh ra nhiều collagen hơn cho tế bào sụn khớp phát triển tốt hơn.

– Các loại trái cây và rau củ: Các loại thực phẩm từ rau và trái cây sẽ giúp cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng mật độ xương, cung cấp và sản sinh nhiều collagen giúp xương sụn khớp khỏe hơn.

  • Nhóm thực phẩm giúp bôi trơn khớp xương

– Chuối: Trong chuối có một hàm lượng serotonin, tryptophan và đặc biệt là chất kali hỗ trợ giúp ngăn ngừa khô dịch khớp xương rất tốt.

– Cà chua: Trong cà chua có rất nhiều thành phần vitamin giúp hỗ trợ cung cấp chất nhờn cho khớp xương phòng ngừa tình trạng thoái hóa khớp hiệu quả.

  • Nhóm thực phẩm dành cho những người bị viêm khớp

Bao gồm các thực phẩm có khả năng hỗ trợ giảm viêm khớp, xoa dịu cơn đau nhức như quả dứa, cam quýt, dầu ô liu, táo, dưa vàng, các loại gia vị như nghệ, tiêu, bột quế, ớt chuông đỏ, tỏi, cải bó xôi, sữa chua,…

Bị viêm khớp cổ tay kiêng ăn gìCác loại gia vị hỗ trợ giảm viêm khớp

2. Bệnh viêm khớp tay kiêng ăn gì?

– Thực phẩm nhiều photpho như các loại thịt màu đỏ, nội tạng động vật.

– Thực phẩm bơ sữa, phô mai có nhiều chất béo bão hòa sẽ dễ làm cho tình trạng thêm viêm nặng hơn.

– Các loại thực phẩm giàu axit oxalic như việt quất, mận, củ cải,…

– Các thực phẩm nhiều lipit như bơ, bánh kẹo, thịt hun khói, dăm bông, xúc xích,…

– Các loại thực phẩm muối như dưa, cà muối,…

– Các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao.

– Các loại chất kích thích, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga,…

VI – Viêm khớp cổ tay uống thuốc gì? Thuốc điều trị viêm khớp cổ tay 

Có rất nhiều cách điều trị viêm khớp cổ tay tùy từng trường hợp cụ thể. Do đó, bệnh nhân cần xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh là gì bằng cách thăm khám tại các chuyên khoa xương khớp.

Một số phương pháp điều trị, cải thiện triệu chứng như:

1. Sử dụng thuốc chữa viêm khớp cổ tay

Thông thường, bác sỹ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc có tác dụng kháng viêm và hỗ trợ giảm đau:

– Thuốc kháng viêm: Các thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid (NSAID) là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến để điều trị tình trạng này.

– Tiêm cortisone: Cortisone là một loại thuốc kháng viêm mạnh.

Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sỹ trong việc sử dụng thuốc chữa viêm khớp cổ tay.

Thuốc điều trị viêm khớp cổ tay có dịchDùng thuốc giảm đau, kháng viêm 

2. Phẫu thuật chữa viêm khớp ở cổ tay

Với một số trường hợp nghiêm trọng hoặc các phương pháp khác không có hiệu quả thì người bệnh sẽ cân nhắc hình thức phẫu thuật.

Các phẫu thuật trong phác đồ điều trị viêm khớp cổ tay như:

– Cố định cổ tay (wrist fusion)

– Phẫu thuật cắt bỏ hàng thứ nhất cổ tay (proximal row carpectomy)

– Thay thế cổ tay: Phẫu thuật thay thế cổ tay được thực hiện để loại bỏ xương bị tổn thương và thay thế bằng cách cấy ghép kim loại và plastic.

3. Một số biện pháp cải thiện tại nhà

– Thay đổi thói quen: Khi bị viêm khớp cổ tay cần tránh một số hoạt động như nâng hay mang vác đồ nặng để tình trạng viêm không trở nên nặng hơn.

– Nẹp cổ tay: Sử dụng dụng cụ nẹp hỗ trợ nhẹ nhàng cho những hoạt động cổ tay cũng là một hướng xử lý giải đáp cho câu hỏi viêm khớp cổ tay phải làm sao.

Cách điều trị viêm khớp cổ tayNẹp cổ tay để hỗ trợ hoạt động cổ tay

– Chườm nóng: Đây là một trong những phương pháp điều trị viêm khớp tay chân theo kinh nghiệm dân gian rất phổ biến. Có thể sử dụng gừng hoặc ngải cứu sao nóng lên, gói vào khăn mềm rồi chườm lên cổ tay. Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được kiểm chứng.

– Bổ sung dưỡng chất

Để giúp cơ xương khớp mềm dẻo, linh hoạt và vững chắc, người bệnh đặc biệt là các đối tượng như người già, phụ nữ mang thai và sau sinh cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Trong đó, thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều bệnh lý xương khớp. Việc duy trì khẩu phần ăn đầy đủ lượng canxi theo khuyến cáo là rất cần thiết.

Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi, chúng ta nên cân nhắc việc sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung canxi và  tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Cách chữa viêm khớp tay chânBổ sung canxi giúp xương khớp luôn khỏe mạnh

NextG Cal là canxi có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi.

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng thiếu canxi gây viêm khớp cổ tay hay tìm hiểu về thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết

Bầu ăn lạp xưởng được không? Rủi khi mẹ bầu ăn lạp xưởng!

Lạp xưởng là món ăn được rất nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy. Tuy nhiên…

Chi tiết