Trẻ chậm đi: 8 nguyên nhân – 6 Mẹo chữa trị hiệu quả!

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Trẻ chậm đi so với mốc phát triển khiến nhiều bố mẹ lo lắng không biết con có sao không? Hãy cùng canxi hữu cơ từ Úc Nextgcal.vn tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này thông qua qua bài viết sau dưới đây! 

I. Tìm hiểu tình trạng trẻ chậm biết đi

Trẻ nhỏ thường bắt đầu tập đi khi được 12 – 14 tháng tuổi.

Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể thay đổi khoảng từ 10 đến 18 tháng tùy theo thể trạng của trẻ.

trẻ chậm đi

Chậm biết đi là tình trạng trẻ được 18 tháng tuổi nhưng chưa biết đi hoặc phải có sự trợ giúp của người lớn khi đi.

II. Vì sao trẻ chậm đi?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi, có thể kể tới như:

1. Do trẻ gặp phải các vấn đề về xương khớp

Các yếu tố bất thường liên quan đến cơ bắp hoặc cấu trúc cơ thể ảnh hưởng đến chức năng vận động, khiến trương lực cơ yếu được xem là 1 trong những lý do khiến trẻ chậm biết đi.

Những vấn đề này có thể kể tới như:

trẻ chậm biết đi

– Chứng loạn dưỡng cơ.

– Dị tật một đoạn xương chân nào đó, nhất là đoạn khớp với xương hông.

– Chứng teo cơ bắp chân.

– Suy nhược cơ.

– Còi xương.

– Xương thủy tinh. 

Đây là những rối loạn thường hay xảy ra ở chân và tay.

Khi mắc các rối loạn này, trẻ thường có biểu hiện như: Chân và tay yếu ớt, rất bé; không có vận động tự phát và phản xạ liên tục; không biết đi đúng thời điểm…

→ Xem thêm: Thai nhi chân ngắn mẹ nên ăn gì? Giải pháp khi xương đùi thai nhi ngắn

2. Trẻ chưa muốn đi

Trong nhiều trường hợp, trẻ em chậm biết đi chỉ đơn thuần là do bé chưa muốn đi.

Một số trẻ thích nằm, thích ngồi hơn thích đi nên ngay cả khi đã biết đi trẻ vẫn rất lười đi.

Vì vậy, rất nhiều bố mẹ cho rằng con chậm biết đi, chậm phát triển và chậm nói.

3. Do bé chậm đi bẩm sinh

Bé chậm đi đôi khi có thể xuất phát từ yếu tố di truyền.

Nếu mẹ hoặc bố của bé lúc nhỏ chậm đi thì khả năng cao trẻ cũng bị chậm đi.

bé chậm biết đi

Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý trẻ sợ ngã, sợ đau, nhút nhát khiến thời gian tập đi kéo dài.

Đọc ngay: Cách khắc phục tình trạng chậm biết ngồi

4. Bé bị sinh non

Một trong các nguyên nhân hay gặp khiến bé chậm biết đi là do sinh non.

So với trẻ sinh đủ tháng đủ ngày, các cơ quan bộ phận của trẻ sinh non chưa phát triển toàn diện, trong đó có hệ vận động.

Vì hệ xương và cơ thể yếu ớt nên việc trẻ sinh non biết đi đúng thời gian như trẻ sinh đủ tháng đủ ngày là rất khó.

Tuy nhiên trong thực tế, không phải tất cả trẻ sinh non đều bị chậm biết đi.

5. Trẻ gặp phải các vấn đề về não bộ

Nguyên nhân tiếp theo khiến bé chậm biết đi là do trẻ có vấn đề ở não bộ như:

– Bại não. 

– Trẻ bị rối loạn chức năng não bộ bẩm sinh.

– Đột biến gen từ trong bào thai.

trẻ chậm biết đi có phải thiếu canxi

– Rối loạn nhiễm sắc thể: Như các hội chứng Tay-Sachs, Down, Williams, Prader-Willi…

– Di chứng não do can thiệp lúc sinh: thủ thuật Forcep.

– Viêm não – màng não.

– Động kinh ở thời điểm trước khi biết đi.

– Bệnh não úng thủy.

Các nguyên nhân trên khiến não bộ của trẻ không thể phát triển đầy đủ.

Hậu quả là trẻ chậm biết đi, thậm chí là không đi được.

6. Do các bệnh lý nội tạng

Một số bệnh lý nội tạng gây ảnh hưởng đến thời gian biết đi của trẻ gồm:

– Bệnh tim bẩm sinh.

– Thông động tĩnh mạch bẩm sinh.

– Teo đường mật bẩm sinh.

– Viêm teo gan.

Những bệnh lý kể trên tuy không tác động trực tiếp đến hệ thần kinh vận động nhưng lại ảnh hưởng tới sức mạnh của cơ.

Do đó, em bé không đủ thể lực để tập đi và hậu quả là dẫn đến chậm đi.

7. Cách chăm sóc của cha mẹ

Các bé được bố mẹ chăm sóc và bao bọc quá mức, nằm và bế nhiều hơn vận động sẽ không có cơ hội tập đi, vì vậy nguy cơ bị chậm đi là rất cao.

trẻ chậm biết đi nên bổ sung gì

Bên cạnh đó, trẻ không được chăm sóc không đầy đủ khiến cơ thể còi cọc, suy dinh dưỡng, chân tay teo tóp, suy yếu, thiếu canxi, vitamin D.

Điều này khiến hệ xương và hệ cơ của bé yếu nên chậm biết đi.

8. Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác gây tình trạng trẻ chậm biết đi gồm:

– Thừa cân, trọng lượng cơ thể lớn khiến cơ chân của trẻ yếu, khó khăn khi di chuyển và tập đi.

– Trẻ đã từng bị chấn thương ở đầu.

– Mẹ của bé bị nhiễm độc tố hoặc nhiễm trùng trước sinh.

III. Dấu hiệu của trẻ chậm biết đi

Dấu hiệu kém vận động của trẻ cũng có thể là triệu chứng cảnh báo trẻ chậm đi. Một số dấu hiệu nhận biết bé chậm đi gồm:

1. Trẻ chậm biết lẫy, ngồi, bò

Bé đã được 4 tháng tuổi nhưng vẫn chưa cứng đầu, chưa biết lẫy, không thể tự ngóc đầu lên hoặc nghiêng đầu nhìn xung quanh thì bố mẹ nên chú ý theo dõi con.

mẹo chữa bé chậm biết đi

2. Không thể cầm nắm và lấy đồ vật

Trẻ 6 tháng tuổi không thể cầm đồ vật bằng tay hoặc lấy đồ vật mong muốn ở ngay trước mặt cũng là dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ chậm biết đi trong tương lai.

3. Không thể tự ngồi hoặc tự đứng một mình

Khi đã tròn 12 tháng tuổi hoặc hơn nhưng bé không thể tự ngồi hoặc đứng một mình thì cũng là biểu hiện cảnh báo trẻ có thể chậm biết đi.

bé chậm biết đi nên bổ sung gìTrẻ chậm biết đi không thể tự đứng và đi một mình

Theo các chuyên gia y tế, khi nhận thấy con có dấu hiệu cảnh báo chậm biết đi, bố mẹ không nên đợi đến khi con được 18 tháng tuổi mới đưa đi khám.

Nên chủ động đưa con đi thăm khám sớm nếu thấy trẻ quá gầy yếu, chậm chạp, suy dinh dưỡng.

IV. Trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không?

Theo các chuyên gia y tế, hầu hết các trường hợp bé chậm biết đi không đáng lo ngại, trừ trường hợp nguyên nhân do bệnh lý.

Bởi vì mỗi trẻ sẽ có sự phát triển cơ bắp khác nhau, nên sẽ có bé biết đi muộn nhưng cũng có trẻ biết đi sớm.

bé chậm biết đi phải làm saoHầu hết các trường hợp bé chậm biết đi không đáng lo ngại, trừ trường hợp nguyên nhân do bệnh lý

Vì vậy, để biết trẻ chậm biết đi có ảnh hưởng gì không và có sao không, bố mẹ cần quan sát tổng thể sự phát triển của con để đánh giá.

Trường hợp trẻ vẫn có thể tự vịn vào đồ vật để đứng lên, cầm nắm đồ vật bằng tay chắc chắn, biết lấy đồ, kéo bàn ghế, có kỹ năng nhận thức và ngôn ngữ…

Điều này chứng tỏ trẻ vẫn đang phát triển rất bình thường, bố mẹ không cần phải lo lắng.

V. Mẹo dạy trẻ chậm biết đi

Việc xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ chậm đi sẽ giúp bố mẹ có cách khắc phục hiệu quả, giúp con phát triển hệ vận động đúng tuổi.

Dưới đây là một số mẹo chữa bé chậm biết đi do thiếu vận động.

1. Vận động chân cho trẻ

Vận động tay chân cho trẻ thường xuyên giúp kích thích, khiến bàn chân của bé trở nên linh hoạt hơn. Cách thực hiện như sau:

bé bao nhiêu tháng chưa biết đi là chậmBố mẹ hãy kích thích con vận động nhiều hơn

– Co duỗi chân từ đùi xuống bàn chân.

– Co duỗi tay từ nách xuống tay rồi để trẻ tự vươn vai. 

– Thực hiện từ 3 – 5 lần/ngày.

Các động tác vận động tay chân trên có tác dụng tăng cường lượng máu đến các cơ, tăng khối lượng cơ chân, tăng độ phản xạ của gân cốt, tăng sức co bóp cơ chân. Từ đó giảm thiểu tình trạng chậm đi ở trẻ.

2. Tạo điều kiện để bé vận động nhiều hơn

Để kích thích trẻ vận động nhiều hơn, các mẹ hãy khơi gợi sự tò mò, sử dụng các món đồ chơi yêu thích của trẻ hoặc tạo ra các đồ chơi thu hút có âm thanh.

Tiếp đó, hãy đặt đồ chơi xa tầm tay của con. Khi muốn lấy món đồ chơi, trẻ sẽ cần di chuyển, vận động bằng bất kỳ cách nào để lấy.

Tuy nhiên, khi thực hiện cách này bố mẹ cần lưu ý:

– Tránh để đồ chơi quá xa con vì nếu không lấy được trẻ sẽ chán và bỏ cuộc. 

– Khi trẻ đã chạm được vào đồ chơi, bố mẹ hãy để đồ chơi xa hơn một chút.

– Chỉ nên lặp lại 2-3 lần, nếu quá nhiều lần trẻ sẽ bị chán.

3. Nâng đỡ trẻ nhiều hơn

Khi trẻ chưa biết đi, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian nhất có thể để nâng đỡ và kích thích con tập đi.

Nếu con đang cố gắng thực hiện một động tác nào đó nhưng không thể thành công, bố mẹ có thể hỗ trợ con giúp con thấy hứng thú.

nguyên nhân trẻ chậm biết đi

Trường hợp con đã muốn đi nhưng không thể tự đi, bố mẹ có thể hỗ trợ con bằng cách nâng nhẹ hai nách của bé.

Luyện tập mỗi ngày cùng con sẽ giúp trẻ thấy hứng thú, an toàn và tự tin làm các động tác khó hơn cho những lần sau.

4. Tạo không gian để trẻ tập đi

Trường hợp không gian nhà rộng, bố mẹ có thể bố trị một khu vực tập đi cho con để con tự tin hơn.

Trong đó, bố mẹ nên bố trí thêm các điểm tựa cho trẻ như thành ghế, thành giường hoặc tay vị gắn trên tường.

5. Cho trẻ đứng cạnh các bạn cùng trang lứa

Đứng cạnh các bạn cùng tuổi có khả năng vận động tốt sẽ kích thích trẻ làm theo.

vì sao trẻ chậm biết đi

Tuy nhiên, bố mẹ không nên để bế vào nhóm có chênh lệch vận động quá cao khiến trẻ dễ bị chán và không hứng thú.

6. Phục hồi chức năng cho trẻ có vấn đề về não bộ

Với trẻ bị chậm đi do nguyên nhân bại não và có vấn đề về não bộ thì cần tiến hành phục hồi chức năng cho bé.

Dưới đây là một số kỹ thuật giúp bé tập đứng và đi:

– Đặt bé đứng bám chân vào tường với 2 chân rộng hơn vai. Hướng dẫn bé co một chân lên sao cho trọng lượng dồn vào chân còn lại. Có thể trợ giúp 2 bên hông của bé khi cần. Đổi bên chân và thực hiện tương tự.

– Đặt trẻ đứng bàn đứng với 2 chân mở rộng hơn vai, sử dụng đai cố định gối, ngực và háng của bé. Đặt vài món đồ chơi lên bàn để kích thích trẻ đi về phía trước để lấy.

– Hai tay của trẻ bám vào 2 tay cầm của khung tập đi. Dạy bé cách co một chân lên sao cho trọng lượng dồn vào chân còn lại và bước đi. Bố mẹ hãy trợ giúp hai bên hông cho con nếu cần để con thấy yên tâm và tự tin hơn.

Trong quá trình dạy trẻ đi, bố mẹ nên theo dõi thường xuyên kỹ năng vận động của con. Nếu khả năng vận động của con không tiến bộ sau một thời gian áp dụng các  cách trên, bố mẹ hãy đưa con đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. 

VI. Cách bổ sung dưỡng chất cho trẻ chậm đi

Bên cạnh việc tập luyện vận động cùng con, bố mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng cho con. 

Đặc biệt, bố mẹ cần chú ý bổ sung các khoáng chất và vitamin thiết yếu như: Vitamin B1, vitamin D, canxi, sắt, selen, lysine, kẽm, crom… giúp trẻ phát triển tối đa hệ xương khớp và sức khỏe toàn diện.

trẻ chậm biết đi phải làm saoBổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, vitamin D hỗ trợ trẻ mau biết đi hơn.

Trường hợp trẻ chậm đi do thiếu chất và suy dinh dưỡng, bố mẹ nên bình tĩnh và kiên trì bổ sung dinh dưỡng cho con qua chế độ ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng thêm thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ kết hợp khuyến khích bé vận động phù hợp theo độ tuổi.

Trẻ chậm đi có thể do bệnh lý hoặc đơn thuần chỉ là do trẻ chưa muốn đi.

Vì vậy, nếu nghi ngờ con có dấu hiệu chậm biết đi, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám sớm để không còn lo lắng và có cách khắc phục kịp thời giúp con phát triển toàn diện và khỏe mạnh!

4.3/5 - (3 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Đau hông khi mang thai: 8 Nguyên nhân – 8 Cách chữa trị!

Đau hông khi mang thai là tình trạng không hề hiếm gặp ở các chị em khi đang trong giai…

Chi tiết

Bà bầu ăn bạch tuộc được không? Nên ăn thời điểm nào?

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm nên mẹ bầu vô cùng cẩn trọng trong việc ăn uống. Có…

Chi tiết

Bầu ăn bí đao được không? Có tốt cho phụ nữ mang thai?

Bí đao là thực phẩm thanh nhiệt, giải độc và tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu ăn bí đao…

Chi tiết

Bầu ăn cá thu được không? 8 công dụng khi mang thai!

Bầu ăn cá thu được không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ các mẹ đang trong…

Chi tiết