Mẹ bầu bị tiểu dường thai kỳ: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Thống kê cho thấy, cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ. Vậy tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tiểu đường thai kỳ để biết tiểu đường thai kỳ nguy hiểm không.

Bị tiểu đường thai kỳ tiếng anh là gìNhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

I – Tiểu đường thai kỳ là như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ tiếng anh là gì? Tiểu đường thai kỳ tiếng Anh là Gestational Diabetes. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể không sản sinh đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng.

Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là bình thường? Chỉ số tiểu đường thai kỳ mức an toàn là lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l); sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l); sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l).

Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Đối với phụ nữ mang thai, mức đường huyết không bình thường là khi: lúc đói vượt quá 95mg glucose/100ml máu; sau khi ăn 1 tiếng đồng hồ vượt quá 180mg glucose 100ml máu; sau khi ăn 2-3 giờ vượt quá 140mg glucose/100 ml máu.

II – Nguyên nhân mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác khiến mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.  Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, khi mang thai sự bài tiết các hormone liên quan đến thai như Lactogen, Progesteron, Estrogen, Prolactin do nhau thai tiết ra gây kháng insulin gây tăng đường máu.

Khi nồng độ các hormone tăng dần theo trọng lượng của thai nhi dẫn đến  tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở tuần 24 – 28 của thai kỳ. 

Đường máu liên tục trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra các dị tật cho thai. Nếu đường máu tăng trong những tháng tiếp theo có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi, gây ra thai to tăng tỉ lệ tử vong khi sinh.

Nguyên nhân bà bầu bị tiểu đường thai kỳPhụ nữ bị tiểu đường thai kỳ khi chỉ số đường huyết lúc đói vượt quá 95mg glucose/100ml máu

III – Tiểu đường thai kỳ có dấu hiệu gì? Dấu hiệu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ hầu như không có triệu chứng gì đặc biệt. Do đó, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa và dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thường không rõ ràng và rất khó nhận biết.

Do đó, cách tốt nhất là các mẹ nên tiến hành làm xét nghiệm (xn) tiểu đường thai kỳ. Vậy tiểu đường thai kỳ xét nghiệm tuần bao nhiêu? Một số lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ các mẹ cần chú ý là:

– Nếu mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao thì nên tiến hành làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ngay khi chẩn đoán có thai.

– Nếu mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ thấp và trung bình thì nên tiến hành xét nghiệm tiểu đường vào khoảng tuần 24-28 của thai kỳ.

Thực tế vẫn còn rất nhiều mẹ chủ quan với tiểu đường thai kỳ và không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Vì không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nên các mẹ không biết mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Trong trường hợp  nếu không may bị tiểu đường thai kỳ mà không biết sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuốiPhụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng và dấu hiệu rõ ràng

IV – Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Tiểu đường thai kỳ sinh mổ hay sinh thường phụ thuộc vào việc mẹ bầu có duy trì được đường huyết ổn định trước khi sinh hay không cũng như mức độ tiểu đường thai kỳ của từng mẹ.

Nếu trước khi sinh, đường huyết của mẹ ở ngưỡng an toàn và cho phép, mẹ có thể hoàn toàn sinh thường. Nhưng nếu đường huyết quá cao, mẹ sẽ bắt buộc phải sinh mổ để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ngoài ra, nếu có bầu bị tiểu đường thai kỳ kèm theo thai nhi quá to, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc đẻ mổ để tránh tình trạng trẻ bị chấn thương hoặc trật khớp vai khi đẻ thường.

V – Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào? Có nguy hiểm không? Tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Cụ thể:

1. Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ với mẹ

Tiền sản giật, sản giật.

– Tăng huyết áp

– Sảy thai, thai lưu.

– Đẻ non.

– Nhiễm khuẩn tiết niệu.

– Đa ối.

– Khó sinh do thai to.

– Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.

– Tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai tiếp theo.

– Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thật sự trong tương lai.

Mang thai bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm khôngMang thai bị tiểu đường có sao không? Tiểu đường thai kỳ gây biến chứng đẻ non

2. Các biến chứng của tiểu đường thai kỳ với thai nhi và trẻ sơ sinh

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé và gây ra các biến chứng tới thai nhi như sau:  

– Thai to.

– Thai nhi chậm phát triển trong tử cung.

– Suy hô hấp cấp chu sinh.

– Tử vong chu sinh.

– Dị tật sơ sinh.

– Tăng nguy cơ hạ đường huyết khi sinh.

– Đa hồng cầu, hạ canxi máu, tăng Bilirubin máu gây vàng da sơ sinh…

– Trẻ dễ bị béo phì.

– Tăng nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai.

Do đó, nếu nghi ngờ bị tiểu đường thai kỳ tuần 32, tiểu đường thai kỳ tuần 34, tiểu đường thai kỳ tuần 36, tiểu đường thai kỳ tuần 37, tiểu đường thai kỳ tuần 38, tiểu đường thai kỳ tháng cuối hay bất kỳ ở giai đoạn nào, mẹ bầu cũng nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nhẹ cần theo dõi sát sao và tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của các sĩ.

Tiểu đường thai kỳ có khỏi không? Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể tự hết sau khi sinh con. Nhưng những chị em phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát tốt đường huyết trong máu khi mang thai sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh tiểu đường ở những  lần mang thai tiếp theo.

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ có khỏi khôngTiểu đường thai kỳ khi nào hết không? Tiểu đường thai kỳ có thể tự hết sau khi sinh

( → Xem chi tiết tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không TẠI ĐÂY)

VI – Bị tiểu đường thai kỳ ăn gì và kiêng ăn gì?

Bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao? Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý giúp ổn định đường huyết, từ đó làm giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra.

Vậy bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì bị tiểu đường thai kỳ ăn gì tốt? Dưới đây là các thực phẩm mẹ nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ:

1. Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? 

Mẹ bầu bị tiểu đường nên có chế độ uống giảm lượng đường đưa vào cơ thể nhưng vẫn đảm bảo đủ cung cấp năng lượng.

Ngoài 3 bữa chính, mẹ bầu nên ăn thêm từ 2-3 bữa phụ; tránh tình trạng ăn quá nhiều và ăn quá no gây tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết khi chưa ăn.

Tiểu đường thai kỳ ăn gì cho tốt? Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ gồm: tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt, thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua không đường, sữa không béo và không đường, các loại đậu, rau xanh, củ quả, cà chua, dầu oliu, các loại trái cây ít ngọt…

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì cho tốtCó bầu bị tiểu đường nên ăn gì? Các thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ ăn thịt bò được không? Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn thịt bò. Vì thịt bò có hàm lượng dinh dưỡng cao nên khi ăn vào rất dễ tăng cân và khó kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu muốn ăn thịt bò thì cần ăn với lượng vừa phải và hợp lý.

2. Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì? 

Bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì? Mẹ bầu nên hạn chế ăn các thực phẩm gây tăng đường huyết như: Bánh kẹo; hoa quả ngọt như mít, na; kem, chè; hạn chế ăn tinh bột; các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như mì gói, xúc xích, thịt khô, thức ăn đóng hộp…

Bên cạnh đó, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng cần hạn chế ăn mặn, hạn chế lượng natri đưa vào cơ thể <6g/ngày; giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo như lòng đỏ trứng, bơ, thực phẩm chiên xào, rán, bơ sữa trâu, mỡ động vật, nội tạng động vật; không sử dụng các đồ uống có chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê…

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng gìTiểu đường thai kỳ kiêng gì? Mẹ bầu nên hạn chế ăn bánh kẹo ngọt

Các mẹ có thể tìm hiểu bầu bị tiểu đường thai kỳ webtretho để biết nên ăn gì và kiêng gì. Tuy nhiên, tuyệt đối không tự ý áp dụng các biện pháp chữa tiểu đường theo mách bảo, chia sẻ hoặc sử dụng đơn thuốc của người khác. Việc tự ý điều trị và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ sẽ rất nguy hiểm.

Trên đây là những thông tin chúng tôi tổng hợp được về bệnh tiểu đường thai kỳ. Hy vọng khi đọc đến gây, các bạn đã biết tiểu đường thai kỳ là gì, nguyên nhân do đâu, tiểu đường thai kỳ triệu chứng ra sao và tiểu đường thai kỳ và cách điều trị thế nào. Chúc các mẹ có một thai kỳ vui vẻ và khỏe mạnh!

4.1/5 - (14 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Móng tay có vết trắng là bệnh gì? Có sao không? Bổ sung chất gì?

Móng tay có vết trắng là trình trạng không hiếm gặp, gây mất thẩm mỹ ở tay cho người gặp…

Chi tiết

Canxi NextG Cal giá bao nhiêu? Có “ĐẮT” Không?

PM NextG Cal là dòng sản phẩm canxi hữu cơ đang rất được quan tâm trong thời điểm hiện tại….

Chi tiết

Uống canxi có bị táo bón không? Cách xử lý hiệu quả!

Bổ sung canxi là việc làm cần thiết của mỗi người, tuy nhiên uống canxi có bị táo bón không…

Chi tiết

MCHA là gì? Công dụng của canxi MCHA với sức khỏe!

Mcha là một hợp chất hữu cơ tự nhiên có nguồn gốc từ xương với tỷ lệ canxi và phốt…

Chi tiết