Gãy xương sống có chữa được không? Có nguy hiểm không?

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Gãy xương sống là chấn thương nghiêm trọng, có thể làm tổn thương tủy sống khiến người bệnh mất khả năng vận động. Việc tìm hiểu và nắm rõ các thông tin về gãy xương cột sống sẽ giúp bạn biết cách xử lý đúng đắn nếu gặp các trường hợp bệnh.

Hình ảnh gãy cột sốngHình ảnh gãy cột sống.

I – Xương sống là xương gì?

Xương sống (xương cột sống) là một phần của bộ xương trục. Xương sống gồm nhiều các đốt sống xếp chồng lên nhau, có hai chức năng chính:

– Chức năng chịu tải, giữ cơ thể đứng thẳng và kết nối các bộ phận khác của bộ xương lại với nhau như ngực, đầu, xương chậu, cánh tay, vai và chân.

– Chức năng thần kinh của tủy sống, chi phối toàn bộ các chức năng vận động, cảm giác của cơ thể từ cổ trở xuống.

Gãy xương sống ở đâuXương sống là một phần của bộ xương trục, có hai chức năng chính là chịu tải và chức năng thần kinh. 

Gãy xương sống là tình trạng xương sống bị gãy. Gãy xương sống ở đâu? Chấn thương gãy xương cột sống có thể xảy ra ở tất cả các vị trí trên cột sống. Nhưng thường gặp nhất là ở đoạn lưng- thắt lưng và đoạn cổ – thắt lưng.

Gãy xương cột sống được phân thành nhiều loại gồm: Gãy xương cột sống làm nhiều mảng (gãy cột sống mất vững), gãy xẹp đốt sống, gãy xương và trật khớp gây thương tổn ở tủy sống.

II – Nguyên nhân gãy xương sống

Nguyên nhân gãy xương sống là do các chấn thương như: tai nạn giao thông, tai nạn khi chơi thể thao, mang vác nặng bị ngã, ngã từ trên cao xuống, hành vi bạo lực như bị bắn.

Có hai cơ chế gây chấn thương là trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, ở cơ chế trực tiếp, xương cột sống bị gãy do vật cứng đập trực tiếp vào hoặc bị ngã ngửa làm ưỡn và gập quá mức. Còn ở cơ chế gián tiếp, xương cột sống gã là do bị ép theo trục dọc từ dưới lên hoặc từ trên xuống. 

Gãy cột sống mất vữngGãy xương sống chủ yếu là do các chấn thương như: tai nạn giao thông, tai nạn khi chơi thể thao, mang vác nặng bị ngã, ngã từ trên cao xuống.

( → Xem thêm: Gãy xương đùi bao lâu thì lành? Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị)

III – Triệu chứng gãy xương cột sống thắt lưng

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ gãy xương mà các triệu chứng gãy xương cột sống sẽ khác nhau. Nhưng thông thường người bị gãy xương cột sống sẽ có các triệu chứng sau:

– Đau nhức lưng dữ dội và đột ngột. Cơn đau tăng lên khi đi bộ hoặc đứng.

– Đau cổ.

– Cột sống bị cong.

– Tê, ngứa ran ở vùng cột sống.

– Co thắt cơ, yếu cơ.

– Bất thường ở ruột/bàng quang.

Triệu chứng gãy xương cột sống thắt lưngGãy xương cột sống gây đau nhức lưng dữ dội và đột ngột.

– Tay và chân mất khả năng vận động.

– Gặp khó khăn khi thực hiện các động tác vặn mình, uốn cong.

– Chiều cao giảm.

– Khó thở.

Triệu chứng gãy cột sống thắt lưng ở mỗi người là khác nhau. Do đó, nếu thấy xuất hiện triệu chứng bị đau lưng hoặc bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến xương cột sống, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để xác định nguyên nhân và có phác đồ điều trị sớm, tránh gây nguy hiểm.

IV – Gãy cột sống lưng có nguy hiểm không ? 

Gãy cột sống thắt lưng là một chấn thương nghiêm trọng, có thể gây tổn thương tủy sống khiến bệnh nhân mất khả năng vận động. Dưới đây là các biến chứng gãy xương cột sống thường gặp khi gãy xương sống làm tổn thương tủy:

Rối loạn hoặc mất vận động: Người bệnh có thể bị giảm hoặc mất khả năng vận động ở 2 chân (khi tổn thương tủy ở đoạn ngực và thắt lưng); cả hai tay và hai chân (khi tổn thương ở đoạn cổ). Người bệnh còn bị rối trương lực cơ gây co cứng, co rút, teo cơ hay cứng khớp, loãng xương, cốt hóa lạc chỗ, rỗng tủy sau chấn thương.

Bị gãy cột sống lưng có nguy hiểm khôngGãy xương sống là một chấn thương nghiêm trọng, có thể gây tổn thương tủy sống khiến bệnh nhân mất khả năng vận động.

Rối loạn cảm giác: Người bệnh bị giảm hoặc mất cảm giác ở dưới vùng tủy sống bị tổn thương. Tê và đau là các triệu chứng của rối loạn cảm giác. Biến chứng này còn dẫn tới thương tật thứ phát như là bị loét do tỳ đè,…

Các rối loạn thần kinh thực vật: Đây là rối loạn phản xạ tự động, hạ huyết áp tư thế, tăng tiết mồ hôi, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn điều nhiệt, các biến chứng về hô hấp, biến chứng viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối, biến chứng về tiết niệu,…

V – Bị gãy xương sống có chữa được không? 

Gãy cột sống có chữa được không? Việc phục hồi chức năng và khả năng vận động của xương cột sống trở về trạng thái như ban đầu là điều không thể.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, sơ cứu đúng cách kết hợp với sự tiến bộ của y học, thì gãy xương cột sống có thể chữa khỏi được bằng phương pháp bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống qua da.

Vậy gãy xương sống bao lâu thì lành? Thời gian hồi phục xương sống bị gãy phụ thuộc nhiều vào mức độ và vị trí chấn thương.

Thông thường, nếu điều trị gãy xương sống bằng phương pháp bảo tồn thì thời gian để xương hồi phục hoàn toàn là khoảng 3 tháng; nếu điều trị phẫu thuật gãy xương sống sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Vì gãy xương sống là chấn thương nghiêm trọng nên rất nhiều người bệnh lo lắng không biết gãy xương sống có chết không.

Bệnh nhân có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu không được sơ cứu, xử trí và di chuyển đúng cách. Do đó, bạn cần nắm rõ cách sơ cứu gãy cột sống và di chuyển người bệnh bị gãy xương sống:

– Cách sơ cứu gãy xương cột sống: Giữ bệnh nhân nằm cố định để tránh gây tổn thương thêm cho tủy sống. Không cúi gập hay quay cổ, lưng và đầu của người bệnh. Giữ ấm toàn thân để tránh bị sốc. Lập tức gọi cấp cứu đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Bị gãy xương sống có chữa được khôngCách sơ cứu bệnh nhân bị gãy xương cột sống.

Di chuyển: Di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất bằng ô tô hoặc xe cứu thương, không đi bằng xe máy. Trong quá trình di chuyển luôn giữ đầu bệnh nhân thẳng với trực cơ thể. 

VI – Cách chữa gãy xương cột sống

Gãy cột sống và cách điều trị thế nào? Việc điều trị gãy xương cột sống phụ thuộc vào vị trí cũng như mức độ tổn thương. Bác sĩ sẽ căn cứ vào bệnh án gãy cột sống thắt lưng của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

– Với các trường hợp gãy xương cột sống lưng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn để cố định gãy xương cột sống, sử dụng các loại thuốc, vật lý trị liệu kết hợp với phương pháp trị liệu thần kinh cột sống.

– Với các trường hợp gãy xương cột sống nặng hoặc không đáp án phương pháp điều trị bảo tồn, bệnh nhân sẽ cần thực hiện phẫu thuật điều trị gãy cột sống. Tuy nhiên, khi phẫu thuật gãy cột sống cần phải thật thận trọng vì: 

   + Tình trạng bệnh nhân có thể xấu hơn nếu cơ thể không thích ứng với những dị vật lắp ghép vào cơ thể.

   + Thời gian xương phục hồi lâu.

   + Nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng cao.

   + Riêng với các vận động viên thể thao, sau khi phẫu thuật gãy xương cột sống  có thể phải từ sự nghiệp thể thao chuyên nghiệp. Vì rất khó để xương sống hồi phục lại chức năng và khả năng vận động như ban đầu.

Cách điều trị gãy xuong cột sốngHình gãy phẫu thuật gãy xương sống.

VII – Cách chăm sóc người bị gãy xương cột sống

Khi chăm sóc người bị gãy xương cột sống, các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây: 

– Theo dõi sát sao người bệnh sau khi điều trị bằng phương pháp phẫu thuật và bảo tồn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần thông báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

– Đưa bệnh nhân tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện các dấu hiệu bất thường nếu có, đồng thời theo dõi quá trình phục hồi xương.

– Hỗ trợ người bệnh tập luyện các bài tập phục hồi sau gãy xương theo tư vấn của bác sĩ. 

– Hạn chế cho bệnh nhân ăn thức ăn và uống đồ uống có hàm lượng đường cao. Tuyệt đối không uống nước lạnh, uống bia rượu, cà phê, hút thuốc lá. 

– Tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, chất đạm trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bị gãy xương. 

– Nên đưa bệnh nhân ra ngoài phơi nắng vào sáng sớm để tăng khả năng hấp thu vitamin D.

Để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho cơ thể, giúp xương sống bị gãy mau chóng phục hồi, ngoài việc bổ sung canxi qua chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh có thể nhờ bác sĩ tư vấn về việc sử dụng thuốc bổ sung canxi.

Viên uống canxi NextG Cal là thuốc bổ sung canxi, được bác sĩ chỉ định dùng cho các trường hợp người bị loãng xương và người thiếu canxi. Là canxi hữu cơ úc dạng MCHA nên NextG Cal rất dễ hấp thu vào cơ thể. 

Sản phẩm được chiết xuất từ xương bò non của Úc giàu canxi và photpho, kết hợp với vitamin D3, vitamin K1 giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển canxi tới tận mô xương.

Cách chữa gãy xương sống lưngViên uống canxi NextG Cal giúp bổ sung canxi cho quá trình phục hồi xương cột sống bị gãy.

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc gãy xương sống hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm viên uống canxi NextG Cal, hãy nhanh chóng gọi điện tới tổng đài 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết
tại sao gãy xương kiêng ăn thịt gà

Bị gãy xương ăn thịt gà được không? Lời khuyên từ chuyên gia

Thịt gà giàu đạm và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì những người…

Chi tiết
bị gãy xương quan hệ có sao khôngị gãy xương quan hệ có sao không

Bị gãy xương có nên quan hệ không? Quan hệ có sao không? Giải đáp

Bị gãy xương có nên quan hệ không là thắc mắc của không ít người vì thời gian cần thiết…

Chi tiết