Gãy xương cụt (xương cùng cụt): Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Xương cụt chỉ là một đoạn xương nhỏ nằm ở phía dưới cùng của cột sống nhưng lại có vai trò điều phối trọng lượng cơ thể khi ngồi. Vậy gãy xương cụt có nguy hiểm không, bao giờ đi được và bao lâu thì lành? Bài viết sau của NextG Cal sẽ trả lời giúp bạn!

Hình ảnh gãy xương cụtHình ảnh gãy xương cụt.

I – Xương cụt nằm ở đâu

Xương cụt hay còn được gọi là xương cùng, là xương nhỏ nằm ở dưới cùng của xương cột sống. Loại xương này sẽ phải chịu trọng lượng của cơ thể khi bạn ngồi. Chình vì vậy, khi bị gãy xương cùng cụt bạn sẽ rất đau đớn khi ngồi.

Gãy xương cụt là tình trạng rạn, nứt, vỡ hoặc chấn thương 1 trong 4 đốt sống hoặc cả 4 đốt sống xương cụt. Chấn thương này gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại và di chuyển của người bệnh.

Xương cụt nằm ở đâuXương cụt là xương nhỏ nằm ở dưới cùng của xương cột sống.

II – Nguyên nhân gãy xương cụt

Có khá nhiều nguyên nhân khiến xương cụt bị gãy, nhưng chủ yếu là do trật khớp, té ngã hoặc va chạm mạnh. Thậm chí, đôi khi bạn ngồi ở trên ghế cứng quá lâu cũng có thể làm tổn thương xương cùng.

Bất kỳ ai cũng có thể bị gãy xương cụt. Nhưng phụ nữ có nguy cơ gặp chấn thương gãy xương cùng cụt cao hơn nam giới gấp 5 lần do phải mang thai và sinh con.

Ngoài ra, những người thừa cân và béo phì cũng có nguy cơ bị gãy xương cụt cao hơn do phải chịu trọng lượng lớn từ cơ thể.

Bị gãy xương cụt số 5Chấn thương gãy xương cụt chủ yếu là do trật khớp, té ngã hoặc va chạm mạnh.

III – Triệu chứng gãy xương cụt

Các biểu hiện gãy xương cụt phổ biến và thường gặp gồm:

– Đau tại vị trí xương cụt: Dấu hiệu bị gãy xương cùng cụt này sẽ nặng hơn khi bệnh nhân ngồi trong thời gian dài; ngả người ra sau khi ngồi; đứng dậy sau khi ngồi; đứng trong thời gian dài.

– Trong một số trường hợp hiếm, bệnh nhân có thể gặp dấu hiệu gãy xương cụt là đau thắt lưng hoặc đau lan xuống chân; muốn đi đại tiện thường xuyên.

Dấu hiệu gãy xương cụt cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay: Đau nghiêm trọng, yếu và ngứa ở hai hoặc một chân.

triệu chứng gãy xương cụtĐau tại vị trí xương cụt bị gãy là triệu chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân. 

IV – Gãy xương cụt có nguy hiểm không? 

Chấn thương gãy xương cụt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Các biến chứng của chấn thương gãy cùng xương cụt bao gồm:

Đau đầu mãn tính: Do các tế bào tủy sống, cụ thể là não tủy bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu xương cụt gãy làm nhiều mảnh sẽ gây áp lực lên vỏ cột sống, chèn ép các mạch máu ở vỏ não gây đau đầu.

Tổn thương hệ thần kinh.

Chấn thương tủy sống.

Bệnh loãng xương.

Dẫn tới các bệnh lý về xương như thoát vị đĩa đệm các đốt sống xương cùng, thoái hóa đốt sống xương cùng.

Hình hành các mô sẹo gây cứng cột sống.

Các biến chứng sau phẫu thuật gãy xương cụt: áp xe xương cụt, u nang xương cụt.

Bị gãy xương cụt có nguy hiểm khôngGãy xương cùng cụt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau đầu mãn tính, tổn thương hệ thần kinh hay chấn thương tủy sống…

V – Gãy xương cụt bao giờ đi được? Bao lâu thì lành?

Gãy xương cụt bao lâu thì lành và phục hồi? Thời gian xương cụt bị gãy phục hồi và lành phụ thuộc nhiều vào mức độ chấn thương và độ tuổi của bệnh nhân. Trẻ em thường phục hồi nhanh hơn người lớn và người trẻ sẽ phục hồi nhanh hơn người cao tuổi.

Thông thường, thời gian trung bình để xương cụt bị gãy liền là từ 8-12 tuần. Sau khi xương phục hồi, bạn có thể đi lại nhưng cần tránh vận động mạnh.

gãy xương cụt bao giờ đi đươcThời gian trung bình để xương cụt bị gãy liền là từ 8-12 tuần, tùy theo mức độ gãy xương và độ tuổi của bệnh nhân. 

( → Xem thêm: Bị gãy xương mắt cá chân bao lâu đi được? Biểu hiện và điều trị)

VI – Cách điều trị gãy xương cụt hiệu quả và an toàn

Sau khi chẩn đoán mức độ gãy xương cùng cụt, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Có hai cách điều trị gãy xương cụt thường dùng hiện nay gồm:

1. Điều trị không phẫu thuật

Phương pháp điều trị không phẫu thuật được sử dụng trong trường hợp bị gãy xương cùng cụt nhẹ, không hoặc ít di lệch. Các phương pháp điều trị không phẫu thuật phổ biến gồm:

Vật lý trị liệu.

Dùng gối kê.

Phục hồi chức năng sàn chậu.

Nắn xương bằng tay và massage.

Kích thích thần kinh bằng điện.

Phong bế thần kinh.

Tiêm steroid.

Kích thích tủy sống.

2. Điều trị phẫu thuật

Khoảng 90% trường hợp bệnh nhân bị gãy xương cụt gãy không cần phải thực hiện phẫu thuật.

Nhưng đối với các trường hợp gãy xương cùng cụt nặng đe dọa gây ra các biến chứng nguy hiểm hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị không phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn xương cụt.

cách điều trị gãy xương cụtKhoảng 90% trường hợp bệnh nhân bị gãy xương cụt gãy không cần phải thực hiện phẫu thuật.

VII – Cách chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương cụt

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bị gãy xương cùng cụt, để đẩy nhanh quá trình phục hồi và liền xương cho người bệnh, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Theo dõi sát sao bệnh nhân sau khi phẫu thuật gãy xương cụt để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Cho người bệnh uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, thời gian và liều lượng.

Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình liền xương.

Chỉ cho bệnh nhân ngồi khi bác sĩ cho phép. Khi ngồi, nên để bệnh nhân ngồi trên một chiếc vòng cao su lớn hoặc đặt một chiếc gối lên trước ghế khi ngồi để làm giảm lực tác động lên xương cụt.

Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng, tăng cường ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi, phosphat, kẽm, magie và axit folic. Tránh hoặc hạn chế để bệnh nhân ăn đồ ăn chiên xào, mỡ động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga…

Không để người bệnh làm các công việc nặng tác động đến xương cụt khi xương chưa lành hẳn.

Để xương cụt bị gãy nhanh chóng liền xương và phục hồi, người bệnh cần bổ sung một lượng canxi lớn cho cơ thể. Lúc này, chế độ ăn uống thường khó đáp ứng được nhu cầu, vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm canxi cho phù hợp.

Cách xử trí gãy xương cụtViên uống canxi NextG Cal của Úc

NextG Cal là thuốc bổ sung canxi có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non của Úc rất giàu canxi và photpho. Khi kết hợp với vitamin K1 và D3 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển tới tận các mô xương.

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nếu cần tìm hiểu thêm về gãy xương cụt hoặc thông tin về sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ tư vấn.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết
tại sao gãy xương kiêng ăn thịt gà

Bị gãy xương ăn thịt gà được không? Lời khuyên từ chuyên gia

Thịt gà giàu đạm và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì những người…

Chi tiết
bị gãy xương quan hệ có sao khôngị gãy xương quan hệ có sao không

Bị gãy xương có nên quan hệ không? Quan hệ có sao không? Giải đáp

Bị gãy xương có nên quan hệ không là thắc mắc của không ít người vì thời gian cần thiết…

Chi tiết