Gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được? Biểu hiện và cách xử lý

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Gãy xương cẳng chân ảnh hưởng tới khả năng đi lại khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, khi gặp phải chấn thương này, rất nhiều người bệnh muốn biết gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được và bao lâu thì lành hẳn? Cùng NextG Cal tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây!

Gãy xương cẳng chân đóng đinh nội tuỷHình ảnh gãy xương cẳng chân.

I – Xương cẳng chân là xương gì?

Xương cẳng chân gồm 2 xương là xương mác và xương chày. Loại xương này nằm ở phía trong cẳng chân, hơi cong hình chữ S. Thân xương có hình lăng trụ tam giác trên to, dưới nhỏ, có ba mặt trong, ngoài và sau.

Gãy xương cẳng chân là gì? Bị gãy xương cẳng chân là tình trạng gãy một hoặc hai xương cẳng chân, bao gồm tất cả các loại gãy đi từ mâm chày tới mắt cá chân.

Gãy 2 xương cẳng chân bao lâu thì lànhGãy xương cẳng chân là tình trạng gãy một hoặc hai xương cẳng chân, bao gồm tất cả các loại gãy đi từ mâm chày tới mắt cá chân.

Có rất nhiều cách phân loại kiểu gãy xương cẳng chân, cụ thể:

– Theo cơ chế gãy xương cẳng chân: Trực tiếp, gián tiếp, gãy mệt, gãy do di căn, do bướu xương.

– Theo vị trí gãy: Gãy 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới.

– Theo đường gãy: Đường gãy ngang, gãy xoắn, gãy chéo, gãy có mảnh thứ 3, gãy phức tạp 2 tầng hoặc nhiều tầng.

– Theo tính chất di lệch: Chồng ngắn, di lệch xa, gập góc.

II – Nguyên nhân bị gãy 2 xương cẳng chân

Các nguyên nhân chủ yếu có thể gây gãy xương cẳng chân gồm:

– Tai nạn giao thông: Xe máy, xe ô tô.

– Chấn thương thể thao: Bóng chuyền, bóng đá, trượt ván.

– Các chấn thương với lực tác động mạnh đến chân dưới.

Bị gãy xương cẳng chân tuổi trẻGãy xương chẳng chân chủ yếu do các chấn thương với lực tác động mạnh đến chân dưới, tai nạn giao thông hoặc gặp chấn thương trong thể thao. 

– Té ngã.

– Luyện tập quá mức.

– Thực hiện động tác xoắn chân không đúng cách.

( →  Xem thêm: Gãy xương cánh tay bao lâu thì lành? Biểu hiện và cách điều trị)

III – Biểu hiện gãy xương cẳng chân

Bệnh nhân gãy xương cẳng chân thường có các triệu chứng phổ biến sau:

– Lồi xương: Triệu chứng gãy xương cẳng chân nghiêm trọng là xương bị gãy có thể lồi ra ngoài.

– Biến dạng chân: Dấu hiệu gãy xương cẳng chân tiếp theo là biến dạng cẳng chân. Nếu sau khi xảy ra chấn thương, bạn nhận thấy hình dáng chân có bất thường như ngắn hoặc cong hơn chân còn lại thì rất có thể bạn đã bị gãy xương.

Triệu chứng gãy xương cẳng chânBiến dạng chân, lồi xương ra ngoài, đau dữ dội là triệu chứng khi bị gãy xương cẳng chân.

– Đau dữ dội: Cơn đau sẽ tăng lên khi bạn di chuyển và giảm xuống khi bạn nghỉ  ngơi.

– Sưng và bầm tím: Sưng và bầm tím xuất hiện quanh vùng bị thương ở chân là dấu hiệu có thể bạn đã bị gãy xương.

IV – Gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi được? Bao lâu thì lành hẳn?

Gãy 2 xương cẳng chân bao lâu thì lành? Quá trình liền xương cẳng chân bị gãy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kiểu gãy, mức độ gãy, phương pháp điều trị và tình trạng sức khỏe của người bệnh. 

Do đó, mỗi bệnh nhân sẽ có thời gian liền xương khác nhau và không có thời gian chính xác cho việc gãy xương cẳng chân bao lâu thì lành.

Nhưng thông thường, thời gian xương cẳng chân bị gãy liền vững là khoảng từ 4-6 tháng, trường hợp nặng có thể mất 1 năm hoặc lâu hơn. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi gãy xương cẳng chân bao lâu thì khỏi.

Bị gãy xương cẳng chân bao lâu thì đi đượcThông thường, thời gian xương cẳng chân bị gãy liền vững là khoảng từ 4-6 tháng, trường hợp nặng có thể mất 1 năm hoặc lâu hơn.

Vậy gãy xương cẳng chân bao lâu đi được? Sau khi xương liền vững thì người bệnh có thể đi được nhưng cần tránh vận động mạnh, mang vác nặng hoặc tập luyện quá sức. 

Gãy xương cẳng chân bao lâu tập đi? Theo các bác sĩ chỉnh hình xương khớp, khoảng 2 – 4 tuần sau khi bó bột hoặc phẫu thuật là thời gian tốt nhất cho bệnh nhân bắt đầu tập đi sau gãy xương cẳng chân.

V – Cách điều trị gãy xương cẳng chân hiệu quả

Xử trí gãy xương cẳng chân sơ cứu gãy xương cẳng chân đúng cách giúp mức độ tổn thương không nghiêm trọng hơn. Do đó khi gặp nạn nhân bị gãy xương chẳng chân, bạn cần thực hiện theo đúng kỹ thuật sơ cứu gãy xương cẳng chân như sau: 

– Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân.

– Dùng nẹp để đặt ở trong và mặt ngoài vùng xương cẳng chân bị gãy.

– Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, phía ngoài của đầu xương.

– Cố định hai nẹp với nhau và băng cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân.

– Lưu ý không buộc quá chặt để máu được lưu thông.

– Lập tức đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất.

Kỹ thuật sơ cứu gãy xương cẳng chânHình ảnh sơ cứu bệnh nhân gãy xương cẳng chân.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ khám khám gãy xương cẳng chân, chỉ định chụp X quang gãy xương cẳng chân để chẩn đoán gãy xương cẳng chân ở mức độ nào.

Sau đó, căn cứ vào loại gãy xương, mức độ gãy xương và tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị gãy xương cẳng chân hiệu quả, phù hợp nhất. 

Có hai phương pháp điều trị gãy xương cẳng chân phổ biến hiện nay là phẫu thuật gãy xương cẳng chân và điều trị không phẫu thuật. Cụ thể:

1. Điều trị không phẫu thuật

– Phương pháp điều trị không phẫu thuật phổ biến nhất là bó bột cố định gãy xương cẳng chân bằng thạch cao hoặc nẹp gãy xương cẳng chân. Điều này sẽ giúp xương không bị dịch chuyển và có thể phục hồi nhanh.

Vậy gãy xương cẳng chân bó bột bao lâu và gãy xương cẳng chân bao lâu thì tháo bột? Thời gian bó bột gãy xương cẳng chân thường kéo dài từ 3 – 4 tuần tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân.

– Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cần phải sắp xếp lại các xương dịch chuyển trước khi cố định lại. Trước khi thực hiện, người bệnh sẽ được uống thuốc giãn cơ bắp và thuốc giảm đau để tránh tình trạng phải chịu đau đớn khi nắn chỉnh xương.

2. Điều trị phẫu thuật

Nếu phương pháp cố định xương không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật gãy xương cẳng chân. Trong trường hợp này, xương cẳng chân bị gãy sẽ được cố định bằng thanh sắt, ốc vít, dây kim loại hoặc gãy xương cẳng chân đóng đinh nội tủy.

Sau một khoảng thời gian bó bột và phẫu thuật, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân tập vật lý trị liệu gãy xương cẳng chân để phục hồi chức năng gãy xương cẳng chân và tăng cường sức mạnh cho chân.

Phẫu thuật gãy xương cẳng chânPhẫu thuật gãy xương cẳng chân. 

VI – Cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương cẳng chân

Bệnh nhân gãy xương cẳng chân được chăm sóc tốt sẽ giúp xương mau liền và nhanh chóng đi lại được. Do đó, khi chăm sóc người bệnh bị gãy xương cẳng chân, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Theo dõi sát sao bệnh nhân sau khi bó bột và phẫu thuật gãy xương cẳng chân. Nếu thấy tình trạng đau nghiêm trọng hơn dù bệnh nhân đã uống thuốc giảm đau, cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Vì đây có thể là triệu chứng cảnh báo tình trạng sưng đang chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu ở cẳng chân, gây ra các tổn thương lâu dài và biến chứng của gãy xương cẳng chân nếu không được điều trị.

Gãy xương cẳng chân uống thuốc gì? Người bệnh cần sử dụng thuốc giảm đau theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn. Không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc kháng viêm, như ibuprofen, vì có thể làm chậm quá trình xương hồi phục.

Nâng chân bị thương cao hơn hoặc ngang mức tim để giảm sưng.

– Khi chăm sóc gãy xương cẳng chân cần lưu ý không để khu vực nẹp hoặc băng bột bị ướt.

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi tĩnh dưỡng.

Không cố gắng nâng đồ nặng khi xương bị gãy chưa lành.

Gãy xương cẳng chân kiêng ăn gì? Bệnh nhân nên kiêng ăn mỡ động vật; c thuốc lá, bia, rượu, đồ uống chứa caffeine; trà đặc; nước ngọt; đồ uống có ga; socola…

Gãy xương cẳng chân nên ăn gì? Nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi (nước hầm xương, sữa, cá hồi, cá mòi, vừng, rau cải bắp); nhóm thực phẩm giàu magie (các loại rau xanh, cá trích, tôm, chuối, cá thu, ngũ cốc nguyên hạt, sữa); nhóm thực phẩm giàu kém (cá biển, hạt đậu đỗ, các loại hải sản, nấm); nhóm thực phẩm giàu photpho (trứng, thịt nạc, cá); nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B và axit folic (chuối, giăm bông, cá hồi, khoai tây, tôm cua, thịt bò, thịt gà, trứng, sữa).

Người bị gãy xương cẳng chân cần bổ sung một lượng canxi lớn để quá trình phục hồi xương diễn ra nhanh chóng hơn. Trường hợp chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo cung cấp đủ canxi nên người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc bổ sung canxi.

NextG Cal là thuốc bổ sung canxi có nguồn gốc hữu cơ tự nhiên, được chiết xuất từ xương bò non của Úc rất giàu canxi và photpho. Khi kết hợp với vitamin K1 và D3 sẽ giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, đưa canxi vận chuyển tới tận các mô xương.

Cách chăm sóc bênh nhân gãy xương cẳng chânViên uống canxi NextG Cal của Úc

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Nếu cần tìm hiểu thêm về gãy xương cẳng chân hoặc thông tin về sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sĩ tư vấn.

4/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết
tại sao gãy xương kiêng ăn thịt gà

Bị gãy xương ăn thịt gà được không? Lời khuyên từ chuyên gia

Thịt gà giàu đạm và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì những người…

Chi tiết
bị gãy xương quan hệ có sao khôngị gãy xương quan hệ có sao không

Bị gãy xương có nên quan hệ không? Quan hệ có sao không? Giải đáp

Bị gãy xương có nên quan hệ không là thắc mắc của không ít người vì thời gian cần thiết…

Chi tiết